Tuesday, September 29, 2009

YẾU TỐ TRUNG QUỐC trong LỄ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG


Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Có hay không yếu tố Trung Quốc?
Thăng Long
Thứ Ba, 29/09/2009
http://danluan.org/node/2798
Ngày khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được tổ chức trọng thể vào sáng 1/10/2010 tại Vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ và đường Đinh Tiên Hoàng, xung quanh hồ Hoàn Kiếm...
Từ ngày 2 - 9/10/2009 sẽ có các hoạt động văn hóa nghệ thuật; thể dục thể thao; liên hoan du lịch, hành trình di sản và lễ hội làng nghề, phố nghề...
Ngày 10/10/2010, Đại lễ kỷ niệm sẽ diễn ra với lễ mít tinh trọng thể cấp Nhà nước tại Quảng trường Ba Đình. Tại khu vực Hồ Tây sẽ có Đêm hội Văn hóa Nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Nguồn:
Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội: Đại lễ trong 10 ngày

Chỉ một năm nữa thôi là đến đại lễ Thăng Long một ngàn năm tuổi. Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sẽ diễn ra vào tháng 10/2010, ngày khai mạc là 1/10/2010, và ngày bế mạc là 10/10/2010 [1].
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu ngày khai mạc của đại lễ này lại không đặc biệt đến vậy: Ngày đó cũng chính là ngày Quốc khánh Trung Quốc!
Không rõ những người tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long dựa vào đâu để chọn thời khoảng cho đại lễ? Sau nhiều lần lục lọi trên mạng, tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng (nếu không muốn nói là chưa tìm được câu trả lời - chưa nói gì đến câu trả lời thỏa đáng) cho thắc mắc của mình.

Nếu ai đó giải thích rằng người ta chọn thời khoảng 1/10 - 10/10/2010 cho đại lễ bởi những lý do:
Toàn thời gian cho đại lễ tròn 10 ngày
Ngày diễn ra đại lễ là ngày giải phóng thủ đô
Ngày khai mạc và ngày bế mạc là ngày số đẹp (ngày 1, ngày 10)
thì sẽ lý giải thế nào trước những câu hỏi sau:

Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào tháng 7 âm lịch năm Canh Tuất (1010) [2]. Vậy tại sao không tổ chức đại lễ 1000 năm Thăng Long vào tháng 7 âm lịch năm 2010?

Ngày 1/10 là ngày Quốc khánh Trung Quốc. Để tránh bất cứ một sự nhạy cảm chính trị nào, tại sao người ta không chọn một ngày khác làm ngày khai mạc? Nếu ưu tiên ngày số đẹp, và có tính tới ngày giải phóng thủ đô, người ta có thể chọn thời khoảng 10/10/2010 - 20/10/2010 cho lễ kỷ niệm.
Thường trong các lễ hội hay lễ kỷ niệm, ngày khai mạc (chứ không phải là ngày bế mạc) là ngày hoành tráng và đáng mong đợi nhất. Tại sao ngày chính thức của đại lễ này [3] lại là ngày bế mạc? Do đó, tôi nghĩ sẽ càng hợp lý nếu người ta chọn thời khoảng cho lễ kỷ niệm bắt đầu từ ngày 10/10, và ngày này sẽ là ngày đại lễ chính thức.

Tuy mối quan hệ Việt - Trung vẫn mang tiếng là 4 tốt, nhưng thực tế - ai cũng hiểu - không phải vậy. Thời gian gần đây, nhiều vấn đề về quan hệ Việt - Trung lại càng nổi lên, mà trong mọi vấn đề, phía thua thiệt luôn là Việt Nam. Trong nhiều chuyện, Việt Nam phải nhượng bộ và có thể thỏa hiệp hay kùi bước trước sự lấn lướt của Trung Quốc.

Tôi còn nhớ, một người bạn của một người am hiểu thời sự Việt Nam, từng kể lại cho tôi lời của người am hiểu thời sự đó, rằng có một lễ hội hay lễ kỷ niệm thường niên (hay định kỳ) tại Đà Nẵng, trong đó có các xe diễu hành biểu trưng cho Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến một năm (và từ đó trở đi), người ta không còn thấy các xe biểu trưng cho Hoàng Sa nữa. Năm đó, tham dự lễ này có quan chức của Trung Quốc.

Mới đây thôi, người dân ở thành phố nào đó trên đất nước này còn có "cơ hội được ngắm nghĩa"
biểu ngữ chào mừng 60 năm ngày Quốc khánh của Trung Quốc. Dù cơ quan trưng biểu ngữ này không đại diện cho nhà nước Việt Nam, nhưng nếu không có sự "chỉ đạo" hay "gợi ý" từ trên, liệu cơ quan này có trưng ra một biểu ngữ chạm vào sự tự ái dân tộc như thế?

Tôi có cảm giác rằng, người dân Việt Nam đang ngày càng được học hay được huấn luyện một cách vô thức những gì thuộc về Trung Quốc.
Hôm nay, chúng ta có thể "Nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 60 năm Quốc Khánh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (1.10.1949 - 1.10.2009)". Một năm nữa, chúng ta có thể cũng nhiệt liệt chào mừng như vậy, đồng thời đón đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Sự trùng hợp, dù nếu là vô tình, vẫn sẽ tạo nên một sự cộng hưởng, để từ đó người dân Việt Nam đón đại lễ ký niệm này cùng ngày Quốc khánh Trung Quốc trong niềm vui chung???

Nhưng, tôi không thể nghĩ rằng sự trùng hợp đó là vô tình! Ngược lại, tôi hoài nghi, rất hoài nghi, rằng: Việc định đoạt thời khoảng cho lễ kỷ niệm này có yếu tố Trung Quốc.

Thăng Long

P/S: Nếu điều tôi hoài nghi là đúng, các công dân Việt Nam sẽ làm gì?
[1][3] Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội: Đại lễ trong 10 ngày

http://www.bacninh.gov.vn/Story/TinTuc-SuKien/TinNoiBat/2009/6/18479.html
[2] Có rất nhiều nguồn cho thấy thời điểm Lý Công Uẩn dời đô vào tháng Bảy âm lịch năm 1010. Sau đây là một nguồn như thế:Hoa Lư - kinh đô của Đại Cồ Việt
http://dongtac.net/spip.php?article821



No comments: