Friday, September 18, 2009

ĐAN MẠCH : NGUYỄN TẤN DŨNG GO HOME !


Người Việt tại Đan Mạch : "Nguyễn Tấn Dũng Go Home!"
Quang Ân
Cập nhật ngày: 18/09/2009
http://www.viettan.org/spip.php?article8951
Đông đảo đồng bào người Việt đã biểu tình phản đối thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khi ông nầy viếng thăm Thủ tướng Đan Mạch sáng ngày 16/9/2009 tại thủ đô Copenhagen. Khí thế cuộc biểu tình rất sôi nổi, khiến Nguyễn Tấn Dũng tuy mang danh thủ tướng, đại diện Hà Nội, phải lũi chạy cửa hậu ra về.

Dù được biết tin rất trễ là một phái đoàn do Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu sẽ sang Đan Mạch trong hai ngày 16 và 17/9/2009, đại diện các hội đoàn đã cấp tốc triệu tập phiên họp và một ban tổ chức bao gồm 13 đoàn thể, hội đoàn đã được cấp tốc thành lập để hoạch định công tác và vận động đồng bào biểu tình phản đối thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời lên tiếng nói thay cho 85 triệu đồng bào trong nước.
Do thời gian chuẩn bị quá ngắn và lại rơi vào ngày giữa tuần, rất khó khăn cho đồng bào các địa phương sắp xếp công ăn việc làm về tham dự, nên Ban Tổ Chức quyết định chỉ tổ chức biểu tình bên ngoài Phủ Thủ Tướng ngay vào lúc diễn ra cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng hai nước để nhằm đánh thẳng vào tư thế đại diện không chính đáng và không xứng đáng của Nguyễn Tấn Dũng và đảng CSVN, và một cuộc biểu tình khác ngay sau đó tại tiền đình Tòa Thị Sảnh thủ đô Copenhagen (Raadhuspladsen, KBH), nơi rất đông đảo người bản xứ qua lại.
Thế nhưng, gần 150 đồng bào các nơi đã về tham dự, vượt ra ngoài dự liệu và mong đợi của Ban Tổ Chức. Nhiều đồng bào đã phải vượt gần 500 km như bà con ở Hjorring. Các nơi xa khác như Esbjerg, Horsens, Odense và phái đoàn hùng hậu nhất là ĐB Aarhus cũng đã vượt trên 300 km về cùng ĐB thủ đô Copenhagen và các vùng phụ cận lên tiếng nói thay cho ĐB quốc nội. Đặc biệt một số ĐB từ Na Uy cũng sang tham dự.
Cuộc biểu tình diễn ra thật sôi nổi và sinh động với tiếng hô vang dội cả vùng trời, vọng vào nơi Nguyễn Tấn Dũng đang gặp thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen như: "Nguyễn Tấn Dũng Go Home!", "Tự do cho Việt Nam", "Dân chủ Nhân Quyền cho Việt Nam", "Nhà cầm quyền Hà Nội phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho LM Nguyễn Văn Lý và Luật sư Lê Thị Công Nhân",…

Cùng với những hàng cờ vàng tung bay trước gió, các biểu ngữ, hình ảnh, băng-rôn với những dòng chữ, khẩu hiệu bằng cả 3 thứ tiếng Đan Mạch, Anh, Việt đã nói lên mục đích của cuộc biểu tình. Tiêu biểu như: ”Nguyễn Tấn Dũng một tay đại nói láo” (khiến liên tưởng đến câu của NTD nói: "… ghét nhất và giận nhất là sự giả dối" (sic!), "Khai thác Bô-xít là khai tử Tây Nguyên", ”Hà Nội, ngưng ngay việc khai thác Bô-xít”, "Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”, "Tự Do Internet & Báo Chí cho VN”, ”Nhân quyền cho VN”, "Hà Nội, trả tự do ngay cho nhà dân chủ Nguyễn Xuân Nghĩa", "Trả tự do ngay cho Blogger Điếu Cầy", v.v…
Ban Tổ Chức cho biết, đoàn biểu tình không chống những hoạt động kinh tế, thương mại nếu nó thực sự mang lại lợi ích cho dân chúng, thúc đẩy phát triển đất nước, mà nhằm phản đối tính không chính danh, không xứng đáng đại diện dân tộc VN của các lãnh đạo đảng CSVN, đồng thời tố cáo trước chính giới, dư luận Đan Mạch và thế giới về những vi phạm trầm trọng các quyền tự do căn bản và xem thường người dân.

Khí thế cuộc biểu tình rất sôi nổi ngay trước cổng chính vào Phủ Thủ Tướng. Lúc 10 giờ 35 phái đoàn Nguyễn Tấn Dũng phải hớt hãi, vội vã lên xe để thoát ra cửa hậu dưới sự bảo vệ của nhân viên công lực Đan Mạch. Nhưng tại đây, đoàn NTD phải đối diện với một số nhỏ bà con chặn đầu (vì qua kinh nghiệm các nơi, các phái đoàn CSVN thường phải chui cửa hậu, không dám đối diện với ĐB biểu tình), bà con tung hô những khẩu hiệu lên án các lãnh đạo đảng CSVN lúc nào cũng hung hãn với dân chúng trong nước nhưng lại vô cùng khiếp nhược trước kẻ thù ngoại bang.

Thỉnh nguyện thư của 13 đoàn thể hội đoàn đã được gởi đến Thủ Tướng Đan Mạch trước ngày Nguyễn Tấn Dũng đến xứ nầy, cũng được một em trai 15 tuổi, dõng dạc tuyên đọc vọng vào Phủ Thủ Tướng. Với nội dung yêu cầu Thủ Tướng Rasmussen khi tiếp NTD đặt thẳng vấn đề nhân quyền tại VN và áp lực NTD trả tự do cho 9 nhà đấu tranh dân chủ bị bắt và giam giữ từ tháng 9 năm ngoái đến nay, cùng các nhà đấu tranh khác, tiêu biểu như các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Túc, cô Phạm Thanh Nghiên, v.v… Và đặc biệt trả tự do cho LM Nguyễn Văn Lý và LS Lê Thị Công Nhân đang bị bệnh nặng trong lao tù VC.

Sau khi phái đoàn NTD đã chui cửa hậu rời Phủ Thủ Tướng, đồng bào được Ban Tổ Chức hướng dẫn sang tiền đình Quốc Hội rất gần đó, tiếp tục meeting và nói lên nguyện vọng của đoàn biểu tình và mong muốn dân biểu cùng chính giới Đan Mạch quan tâm hơn nữa đến tình trạng nhân quyền, quyền tự do internet, viết blog. Thỉnh nguyện thư cũng được tuyên đọc hướng vào Quốc Hội. Chắc hẵn phía sau những cánh cửa sổ, các dân biểu và nhân viên văn phòng cũng nhìn thấy và ghi nhận nguyện vọng của đồng bào biểu tình.
Khoảng 11 giờ 30, đoàn biểu tình tạm nghỉ ngơi và dùng bữa ăn gọn nhẹ do nhiều bà con yểm trợ trong tinh thần thật vui tươi và thân mật vì vừa nói lên nguyện vọng của mình với chính giới Đan Mạch, vừa chia xẻ được thành công như trông đợi, nhất là lại đuổi được Nguyễn Tấn Dũng chạy cửa hậu ra về.

Sau đó, Ban Tổ Chức tuyên bố quyết định không đi tới địa điểm biểu tình thứ hai là Toà Thị Chính, thay vào đó là cùng nhau quy tụ lại tại chỗ, để ban tổ chức tường trình diễn tiến tổ chức, đón nhận những chia xẻ, tâm tình từ một số đại diện các đoàn thể đứng chung trong buổi tổ chức hay của một vài nhân sĩ và chính bà con hiện diện trong cuộc biểu tình. Xen kẽ là những bài ca đấu tranh để hâm nóng và làm vui tươi cho phần sinh hoạt cuối này.

Chúng tôi ghi nhận được rất nhiều xe bus mang bảng số từ nhiều nước, chiếc nào cũng đầy ắp du khách, đỗ lại, đi vào tham quan quốc hội. Nhiều người trong các đoàn du khách đã chụp hình, quay video đoàn biểu tình. Có người chạy vào đứng chung trong đoàn biểu tình sau khi đưa máy ảnh nhờ người khác chụp dùm.
Buổi biểu tình chấm dứt vào lúc 12 giờ 45 cùng ngày. Bà con ra về trong tinh thần đầy phấn khởi và không quên chúc nhau thượng lộ bình an.
Quang Ân ghi lại


HÌNH ẢNH BIỂU TÌNH CHỐNG NGUYỄN TẤN DŨNG Ở ĐAN MẠCH...


No comments: