Friday, March 20, 2009

TRUNG QUỐC MỜI NGUYỄN MINH TRIẾT

TQ mời Chủ tịch Triết sang thăm
Cập nhật :16:39 GMT - Thứ Năm, 19 Tháng 3, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/03/090319_daibingguo_visit.shtml
Trung Quốc tìm cách tác động đến lãnh đạo Việt Nam bằng các chuyến thăm cao cấp trong lúc không khí về vấn đề biển đảo ở Việt Nam đã chuyển hướng.

Đến Việt Nam tuần này, ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc gửi lời của ông Hồ Cẩm Đào mời Chủ tịch Nguyễn Minh Triết "sang thăm Trung Quốc vào thời gian thích hợp".
Ông đã hội kiến với các cấp cao nhất của lãnh đạo Việt Nam, cho dù về mặt cấp bậc ông thuộc hàm bộ trưởng và mới một năm trước còn là thứ trưởng ngoại giao.
Cũng chỉ cách đây mấy ngày, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị có chuyến thăm sang Bắc Kinh và hội đàm với các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.
Các chuyến thăm cao cấp dồn dập diễn ra vào lúc căng thẳng ngoài Biển Đông gia tăng.
Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, sau vụ va chạm tàu hôm 08/03 ở điểm cách đảo Hải Nam 200 km về phía Nam và cũng không xa bờ biển Việt Nam đều tuyên bố sẽ bảo vệ "quyền lợi của mình".
Trong cuộc gặp ở Bắc Kinh hôm 16/03 với ông Phạm Quang Nghị, nhân vật cao cấp nhất của Việt Nam sang thăm Trung Quốc sau vụ 08/03, lãnh đạo nước chủ nhà, ông Giả Khánh Lâm chỉ nhắc đến chuyến thăm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang Trung Quốc hồi tháng 6/2008 như một nền tảng của quan hệ hai bên.
Nhưng lần này, ông Đới Bỉnh Quốc đưa ra thông điệp từ cấp cao nhất là Chủ tịch đảng, chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào "mong muốn Chủ tịch nước Việt Nam thu xếp thời gian sang thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong thời gian thích hợp."
Cũng vẫn theo nguồn tin từ trang web chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tiếp ông Đới Bỉnh Quốc.
Các nguồn chính thống của hai nước không nói vị khách Trung Quốc có nêu vấn đề Biển Đông hay không mà chỉ nói đến các đề tài "khu vực và quốc tế".
Ông Nguyễn Tấn Dũng được trích lời nói với ông Đới Bỉnh Quốc rằng Việt Nam và Trung Quốc "đang cùng nhau nỗ lực giải quyết những vấn đề tồn tại cùng quan tâm."

Chính giới và dư luận

Một nhà quan sát tình hình Trung Quốc tại London nói với BBC Tiếng Việt rằng vụ tàu Imppeccable hôm 08/03 đương đầu với các tàu Trung Quốc là một tín hiệu Hoa Kỳ muốn nói với các nước trong vùng rằng về quyết tâm của Mỹ muốn duy trì Biển Đông là vùng biển mở.
Tuy vậy, sự quan tâm tăng lên của Trung Quốc đối với Biển Đông còn có nguyên nhân từ quan hệ với Đài Loan.
Theo bài của Ellis Joffe trên tạp chí Far Eastern Economic Review 18/03, vì giao lưu qua eo biển Đài Loan cải thiện nhiều từ khi Tổng thống Mã Anh Cửu lên cầm quyền ở đảo quốc, "sự chú ý của Trung Quốc về mặt quân sự chuyển khỏi Đài Loan".
Từ trước tới nay, vẫn theo Ellis Joffe, chính căng thẳng với Đài Loan là lý do phe quân đội Trung Quốc tăng cường vũ trang.
Chính sách quân sự mới buộc Trung Quốc "phải liên tục báo động chống lại điều họ cho là thách thức và chiến thuật nắn gân của Hoa Kỳ như trong vụ tàu do thám Mỹ vừa qua".
Tuy vậy, các nhà quan sát cũng đồng ý rằng Trung Quốc phải cân bằng hai xu thế.
Một là duy trì đà tăng cường vũ trang vốn đã khởi động từ vài năm trước, đi cùng với tâm lý dân tộc chủ nghĩa dâng cao.
Mặt khác, Trung Quốc cũng biết năng lực quốc phòng, nhất là hải quân còn xa mới đương đầu được với Hoa Kỳ trên đại dương.
Chính sách "bảo vệ Đài Loan" cũng chỉ chuẩn bị cho khả năng ngăn cản không cho Hải quân Hoa Kỳ vào bảo vệ đảo quốc một khi Bắc Kinh muốn tiến chiếm.
Bởi thế, sẽ không là chuyện ngạc nhiên nếu Trung Quốc muốn duy trì tình trạng hiện hữu, ít ra là về ngắn hạn.

Status quo

Một khi tất cả các nước trong vùng, nhất là Việt Nam, công nhận quyền lưu thông tự do tại Biển Đông, được hiểu là cho mọi nước, trong đó Hoa Kỳ là vị khách mạnh nhất, thì chiến lược "ngăn ngừa xâm phạm" của Trung Quốc sẽ sụp đổ.
Như thế, rất có thể vì sau khi Philippines tăng cường sức ép lên Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ vào cuộc thì Trung Quốc đã ngưng các chuyến thăm cao cấp sang Philippines nên cần phải chú ý hơn đến Việt Nam nhằm không để Việt Nam đi theo con đường của Philippines.
Nhưng có vẻ như tác động ngoại giao của Trung Quốc hơi muộn sau khi hội thảo tuần này do Học viện Quan hệ Quốc tế tại Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức đã nói Biển Đông phải đặt trong tổng thể chính sách đối ngoại toàn diện, bao gồm cả an ninh, phát triển và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam.
Kiến nghị nói cần xây dựng được hồ sơ pháp lý đầy đủ về vấn đề này dùng để đấu tranh chính trị, tuyên truyền, đàm phán và lúc cần cho việc phân xử tại tòa án quốc tế.
Đặc biệt, kiến nghị yêu cầu Quốc hội Việt Nam cần thông qua luật về chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa và chính phủ cần có chiến lược biển toàn diện và đồng bộ, liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó chú ý đến việc hiện đại hóa quân đội nhằm tăng cường sức mạnh răn đe.
Có vẻ như chính giới Việt Nam đã tự tin hơn sau khi hoàn tất công cuộc đàm phán biên giới trên bộ với Trung Quốc nên có thể xoay sang tập trung vào chủ đề lãnh hải.
Mặt khác, sự tự tin cũng đến từ chỗ các giới quyết định chính sách trong nước có thể dựa được vào dư luận trong nước và khu vực vốn e ngại bấy lâu nay sự vươn ra đại dương của Trung Quốc về quân sự.


BP chính thức rút khỏi dự án ở Trường Sa

Cập nhật :04:26 GMT - Thứ Sáu, 20 Tháng 3, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/03/090320_bp_withdrawal.shtml
Tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) sẽ chính thức rút khỏi dự án thăm dò dầu khí tại hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam, sau một thời gian tạm hoãn.
Nhân viên phụ trách quan hệ báo chí của BP tại Hà Nội, Nguyễn Thị Minh Huyền, xác nhận tin này trong email gửi tới bbcvietnamese.com: "Sau khi rà soát lại các dự án đầu tư dựa trên các yếu tố thương mại và kỹ thuật, Công ty thăm dò khai thác dầu khí BP tại Việt Nam đã quyết định rút khỏi dự án thăm dò tại lô 5.2 và 5.3".
"BP đang trong quá trình đàm phán với PetroVietnam và các đối tác nhằm hoàn tất việc rút khỏi dự án trong năm 2009. Hiện giờ Công ty chưa có thêm thông tin hay bình luận gì khác."

Hồi tháng Sáu 2007, BP đã ngừng việc thăm dò tại lô ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 vì áp lực từ tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Quyết định tạm ngừng lúc đó được BP giải thích là "để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề".
Hai lô 5.2 và 5.3, tại hai mỏ khí Hải Thạch và Mộc Tinh được phát hiện từ năm 1996, nằm ở giữa Việt Nam và quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Việt Nam khoảng 370 km.
Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối Việt Nam cho các đối tác nước ngoài khai thác dầu khí tại đây.
BP nắm 55,5% cổ phần ở lô 5.2 và 75% cổ phần ở lô 5.3. Các đối tác khác trong dự án là PetroVietnam và ConocoPhillips của Hoa Kỳ.
Được biết nay tập đoàn này tập trung vào hoạt động khai thác khí tại lô 06.1 ở Nam Côn Sơn.

Giải pháp cùng chấp nhận được

Tin ngưng thăm dò của BP được đưa ra đúng lúc Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đang có chuyến thăm Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, hai bên thống nhất đẩy mạnh đàm phán về các vấn đề trên biển để "đạt giải pháp cơ bản, lâu dài, cùng chấp nhận được".
Hai nước cũng sẽ lấy năm 2010 là Năm Hữu nghị Việt-Trung nhằm kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Quan hệ này đã từng có thời gian ngắt quãng vì cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979.
Khu biển xung quanh quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa đang được sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên Bắc Kinh luôn coi phần lớn khu vực này là 'lãnh thổ ḷịch sử' của Trung Quốc.
Hai trận đụng độ gây thương vong nhiều nhất tại đây đều là giữa Trung Quốc và Việt Nam Cộng hòa (1974) và CHXHCN Việt Nam (1988).
Trung Quốc đã lớn tiếng phản đối khi Việt Nam có các động thái như mở tour du ḷịch, tổ chức bầu cử Quốc hội hay cùng đối tác nước ngoài thăm d̀o - khai thác dầu khí tại Trường Sa.
Tập đoàn BP bắt đầu vào hoạt động tại Việt Nam năm 1989 trong các lĩnh vực chính là thăm dò sản xuất dầu khí cũng như phân phối khí gas lỏng LPG và dầu nhờn.
BP đầu tư 1,3 tỷ đôla vào dự án khai thác khí Nam Côn Sơn. Dự án khổng lồ này bao gồm việc khai thác khí đốt từ hai mỏ khí Lan Tây và Lan Đô; công trình đường ống dẫn khí từ biển vào đất liền, cùng dự án xây dựng nhà máy điện Phú Mỹ 3 công suất trên 716 MW ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
BP cho hay hiện đang cung cấp khí gas phục vụ tới 40% nhu cầu điện năng của Việt Nam.

Hình :
Đường đỏ là vùng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; Đường xanh là các khu vực kinh tế EEZ theo Công ước LHQ về Luật biển; Các đảo xám là nơi có tranh chấp.
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/03/090311025602_map_southchinasea.jpg


VN, TQ đồng ý thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước
20/03/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-03-20-voa10.cfm

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý thiết lập một đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo hai nước và tái khẳng định cam kết giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình.

Bản tin ngày thứ Sáu của Reuters cho hay thỏa thuận về đường dây nóng này đã đạt được trong chuyến thăm Hà Nội của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đái Bỉnh Quốc hôm thứ Năm, cùng ngày mà một tờ báo Trung Quốc trích lời một giới chức hàng hải cao cấp nói rằng Bắc Kinh sẽ đẩy mạnh tuần tra xung quanh khu vực các quần đảo đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Theo tin của DPA thì hai bên đã thỏa thuận rằng hai nước nhất định sẽ tìm ra giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển.

Trong khi đó thì cũng vào ngày thứ Năm, nhật báo Trung Quốc trích lời Cơ quan Giám sát Hải cảng và các Hoạt động Đánh bắt Hải sản của Trung Quốc nói rằng Trung Quốc có thể sẽ chuyển thêm nhiều tàu hải quân thành những tàu tuần tra việc đánh bắt hải sản trươc tình hình ngày càng có nhiều vụ đánh bắt cá bất hợp pháp cũng như 'những tranh chấp chủ quyền không có cơ sở'.
Tuy nhiên, tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao không đề cập đến vấn đề này và cũng không có nhận định trực tiếp nào trong ngày Thứ Năm vừa qua.

Năm ngoái, Trung Quốc và Việt Nam đã hoàn thành một thỏa thuận về việc cắm mốc biên giới trên bộ, tuy nhiên lãnh hải vẫn đang còn đang là vấn đề gây tranh chấp.



No comments: