Wednesday, March 11, 2009

THUA THIỆT VỚI TRUNG QUỐC

THE WALL STREET JOURNAL
Thua thiệt với Trung Quốc
Một hiệp ước dở dẫn tới một cuộc cãi vã của hải quân.
Ngày 10-3-2009
http://online.wsj.com/article/SB123672918272489143.html
Thế là lại một lần nữa chúng ta được nhắc tới lý do vì sao ông Ronald Reagan đã bị sa lầy vào Luật về Hiệp ước trên Biển.
Cảm ơn một lối thể hiện vấn đề này bắt đầu từ Trung Quốc, nước mà tuần trước đã gửi vài chiến tàu tới theo dõi và quấy rối một chiếc tàu giám sát không trang bị vũ khí của Hải quân Hoa Kỳ, khi nó đang hoạt động trong vùng biển quốc tế cách Đảo Hải Nam 70 dặm về phía nam. Hàng động quấy rối đã lên đến tột đỉnh hôm Chủ nhật khi các tàu Trung Quốc “dùng kỹ xảo trong phạm vi gần một cách nguy hiểm” đối với chiếc Impeccable, theo như Ngũ Giác Đài cho biết, buộc các thuyền viên Mỹ phải dùng tới các vòi cứu hỏa xịt nước vào phía các tàu Trung Quốc. Không nao núng, hai chiếc tàu Trung Quốc đã dừng ngay trước mũi tàu Impeccable sau khi tàu này đã gửi tin qua sóng phát thanh thông báo ý định của mình đề nghị tàu Trung Quốc chừa một lối đi an toàn cho mình. Một vụ va chạm đã được ngăn ngừa kịp thời.
Người Trung Quốc có một mánh lới nghênh đón các Chính phủ Hoa Kỳ mới được thành lập với những dạng kích động kiểu như vậy. Vào tháng Tư năm 2001, một phi công lái phi cơ chiến đấu nhào lộn trình diễn của Trung Quốc đã va chạm với một phi cơ do thám bay chậm của Hải quân Hoa Kỳ, buộc chiếc máy bay Mỹ này phải thực hiện một cú đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam, nơi 24 thành viên phi hành đoàn của nó đã phải lưu lại 11 ngày. Họ chỉ được giải thoát sau khi phía Hoa Kỳ đưa ra một bức thư nói rằng “lấy làm tiếc” cho vụ xô xát chứ không hoàn toàn xin lỗi cho vụ việc này.
Sau đó, người Trung Quốc đã giữ khoảng cách trước những phi cơ do thám của Hoa Kỳ, và các mối quan hệ của Bắc Kinh với Chính quyền Bush nhìn chung là tích cực. Thế nhưng quân đội Trung Quốc vẫn duy trì cam kết chiến lược thống trị Biển Đông, và mới đây họ đã cho xây dựng một căn cứ tàu ngầm lớn trên đảo Hải Nam. Trung Quốc còn đưa ra một lời tuyên bố gây sự khẳng định chủ quyền đối với các Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giàu trữ lượng dầu lửa — một nguồn tài nguyên vô tận đang có xích mích với Philippines, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam, những nước có những yêu sách chủ quyền của mình. Tiếp theo sau vụ xô xát hôm Chủ nhật, người Trung Quốc đã buộc tội Hoa Kỳ vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật quốc tế.
Điều này đưa chúng ta tới với Luật của Liên hiệp quốc về Hiệp ước trên Biển — thứ mà Gipper [ám chỉ Tổng thống Ronald Regean] * đã tống xuống đáy đại dương [không chịu ký] nhưng người Trung Quốc đã ký kết hiệp ước này và Chính phủ Obama có ý định sẽ phê chuẩn, với sự ủng hộ rộng lớn của Hải quân Hoa Kỳ. Ưu điểm được cho là có của hiệp ước là nó hệ thống hóa các quy định mang tính tập quán từ lâu đã là những đặc quyền được đảm bảo trên biển và tạo lập một khuôn khổ pháp lý cho các quyền lợi hàng hải.
Vấn đề là, khi với bất cứ văn kiện nào chứa đựng 320 điều khoản và chín phụ lục, bản hiệp ước tạo ra nhiều chi tiết mơ hồ mà nó phải giải quyết. Trong trường hợp này, cuộc tranh cãi liên quan tới cái gọi là “”Những vùng Đặc quyền Kinh tế,”[EEZs] thứ đem đến cho các quốc gia ven biển một mảnh chắp vá từ những chủ quyền quốc gia và quyền phán xử đối với những nguồn tài nguyên kinh tế trên biển trong một phạm vi 200 hải lý bên ngoài lãnh hải của họ.
Theo cách đó, Hoa Kỳ cho rằng quyền của các tàu thuyền nước mình quá cảnh qua hoặc hoạt động trong những vùng EEZ (và với các phi cơ bay qua những vùng này) là không khác gì so với các quyền của họ trên biển khơi, bao gồm thu thập thông tin tình báo, và có thể chỉ rõ ra nhiều điều khoản trong bản hiệp ước rằng nó có vẻ nói lên nhiều điều tương tự. Thế nhưng một số bên ký kết bản hiệp ước, bao gồm Brazil, Malaysia, Pakistan và Trung Quốc, đã có quan điểm cho rằng hiệp ước ngăn cấm quân đội và hoạt động thu thập tin tức tình báo bởi các quốc gia nằm trong một vùng EEZ. Các vấn đề trở nên phức tạp hơn do những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc được đưa ra đối với vùng EEZ của riêng mình khi họ phê chuẩn Luật Biển vào những năm 1990.
Ở đây chúng ta đã không có một tầm nhìn trên những vấn đề nhỏ mang tính pháp lý, thứ đã đưa tới một cuộc tranh luận về thần học trong một niềm tin tôn giáo đối với những gì mà chúng ta không ký. Thế nhưng vụ việc với tàu Impeccable là sự nhắc nhở thêm nữa rằng những tham vọng về địa vị thống trị trong khu vực của Trung Quốc, và về ảnh hưởng đang bị thu nhỏ lại của Hoa Kỳ, vẫn là mối ác cảm không hề thay đổi đối với một Chính quyền mới ở Mỹ; và rằng Luật về Hiệp ước trên Biển, không khi nào kiềm chế được những tham vọng hay giải quyết được những khác biệt, mà chỉ làm cho cả hai gay gắt hơn.
Lần tới khi tàu Impeccable đến những vùng biển này — và cho mục đích đáp trả hành động khiêu khích của Trung Quốc có thể sớm xảy ra — Tổng thống Obama nên gửi đi một hoặc hai chiếc khu trục hạm trong vai trò hộ tống.

* Gripper:
mời xem trên wikipedia

Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
11/03/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/03/11/90thua-thi%e1%bb%87t-v%e1%bb%9bi-trung-qu%e1%bb%91c/

——————————–

The Wall Street Journal
LOST on China
A
bad treaty leads to a naval scrap
MARCH 10, 2009, 10:36 P.M. ET
http://online.wsj.com/article/SB123672918272489143.html
So once again we are reminded of why Ronald Reagan sank the Law of the Sea Treaty.
Thanks of a sort here go to China, which last week sent several ships to shadow and harass the USNS Impeccable, an unarmed U.S. Navy surveillance ship, as it was operating in international waters about 70 miles south of Hainan Island. The harassment culminated Sunday when the Chinese boats “maneuvered in dangerously close proximity” to the Impeccable, according to the Pentagon, forcing the American crew to turn fire hoses on the Chinese. Undeterred, two of the Chinese ships positioned themselves directly in front of the Impeccable after it had radioed its intention to leave and requested safe passage. A collision was barely averted.
The Chinese have a knack for welcoming incoming U.S. Administrations with these sorts of provocations. In April 2001, a hotdogging Chinese fighter pilot collided with a slow-moving U.S. Navy surveillance aircraft, forcing the American plane to make an emergency landing on Hainan, where its 24-member crew remained for 11 days. They were released only after the U.S. issued a letter saying it was “sorry” for the incident without quite apologizing for it.
Thereafter, the Chinese kept their distance from U.S. surveillance planes, and Beijing’s relations with the Bush Administration were generally positive. But the Chinese military remains strategically committed to dominating the South China Sea, and it has recently built a large submarine base on Hainan. China also makes a contentious claim to the oil-rich Spratly and Parcel Islands — an endless source of friction with the Philippines, Malaysia, Taiwan and Vietnam, which also have their claims. Following Sunday’s incident, the Chinese accused the U.S. of violating Chinese and international law.
Which brings us to the U.N.’s Law of the Sea Treaty — which the
Gipper sent to the bottom of the ocean, but the Chinese have signed and which the Obama Administration intends to ratify, with the broad support of the U.S. Navy. The supposed virtue of the treaty is that it codifies the customary laws that have long guaranteed freedom of the seas and creates a legal framework for navigational rights.
The problem is that, as with any document that contains 320 articles and nine annexes, the treaty creates as many ambiguities as it resolves. In this case, the dispute involves the so-called “Exclusive Economic Zones,” which give coastal states a patchwork of sovereign and jurisdictional rights over the economic resources of seas to a distance of 200 miles beyond their territorial waters.
Thus, the U.S. contends that the right of its ships to transit through or operate in the EEZs (and of planes to overfly them) is no different than their rights on the high seas, including intelligence gathering, and can point to various articles in the treaty that seem to say as much. But a number of signatories to the treaty, including Brazil, Malaysia, Pakistan and China, take the view that the treaty forbids military and intelligence-gathering work by foreign countries in an EEZ. Matters are further complicated by the claims China made for itself over its EEZ when it ratified the Law of the Sea in the 1990s.
We don’t have a view on the legal niceties here, which amounts to a theological dispute in a religion to which we don’t subscribe. But the incident with the Impeccable is another reminder that China’s ambitions for regional dominance, and for diminishing U.S. influence, remain unchanged despite a new American Administration; and that the Law of the Sea Treaty, far from curbing ambitions or resolving differences, has served only to sharpen both.
Next time the Impeccable sails these waters — and for the sake of responding to China’s provocation it should be soon — President Obama ought to dispatch a destroyer or two as escorts.



No comments: