Sunday, March 15, 2009

ỚI CÁI ÔNG TIẾN SĨ ĐỖ MINH KHÔI

Ới cái ông tiến sĩ Đỗ Minh Khôi ơi (!)
Lan Châu và Phan Hưng (SV sư phạm)
Posted on March 15, 2009 by admin
http://mangykien.wordpress.com/2009/03/15/%e1%bb%9bi-cai-ong-ti%e1%ba%bfn-si-d%e1%bb%97-minh-khoi-%c6%a1i/

Trình độ ông tiến sĩ Luật

Nghe ông trả lời BBC với tư cách “Tiến sĩ, chuyên gia về pháp luật nhân quyền công tác tại trung tâm nghiên cứu pháp luật về nhân quyền của Đại học Luật TP Hồ Chí Minh” mà chúng tôi thấy… “mệt” quá !!!.
Kính mời các bạn sinh viên đọc nguyên văn bài phỏng vấn của BBC, nhan đề
Khác biệt nhân quyền tại địa chỉ để thấy những hiểu biết về nhân quyền của vị “tiến sĩ, chuyên gia” này.
Mọi ý kiến bạn đọc ở diễn đàn BBC đã đánh giá rất đúng tâm địa đen tối của vị TS này, mong các bạn sinh viên tiếp tục cho ý kiến thêm trên diễn đàn này.

Một bài khác đã phản ứng kịp thời với vị “tiến sĩ, chuyên gia” này, nhan đề
Nói chuyện phải quấy với ông tiến sĩ Đỗ Minh Khôi

Điều thú vị là khi trả lời BBC với tư cách “tiến sĩ, chuyên gia về pháp luật nhân quyền” mà ông Khôi cứ hồn nhiên xác nhận rằng mình chưa đọc bản phúc trình thường niên về nhân quyền thế giới năm 2008, của Bộ ngoại giao Mỹ công bố ngày 25/2/09, trong đó, có đánh giá Việt Nam còn nhiều hạn chế, vẫn còn đàn áp bất đồng chính kiến, bắt người tham gia hoạt động chính trị, toà án không công bằng, lạm dụng giam giữ chính thức, ngoài ra còn những hạn chế về quyền tự do như ngăn chặn báo chí, hạn chế tụ tập, đi lại và hội họp, nhiều người hoạt động cho quyền lợi người lao động bị bắt giữ hoặc sách nhiễu…

Tại sao vậy ? Ông là “chuyên gia” kiểu gì vậy ? Hay là ông buộc lòng phải nói vậy để sau này ĐCSVN khỏi trị tội ông ? Hay là chính ông cũng bị ĐCS che tai, bịt mắt trước những tài liệu liên quan đến công việc “chuyên gia” của ông ?

Những tư liệu và hiểu biết sơ đẳng mà ông tiến sĩ Khôi phải có

Chúng tôi xin nhắc nhở ông về những tư liệu (rất dễ tìm kiếm trên interrnet) và những hiểu biết sơ đẳng có liên quan đển công việc của ông, mà ông có nghĩa vụ phải đọc, phải biết, dù quan điểm của ông ra sao.

1) Nhà nước Việt nam đã đặt bút ký cam kết thực hiện Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948 của LHQ. Như vậy, nhà nước này có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nó. Nghĩa vụ sơ đẳng đầu tiên là phải công bố rộng rãi Bản Tuyên Ngôn này cho toàn dân biết. Nếu ông tiến sĩ Khôi “chuyên gia về pháp luật nhân quyền” vẫn không biết thì đúng là nhà nước này rất mờ ám, đen tối trước toàn dân.
2) Nhân quyền là quyền bẩm sinh của từng cá nhân ngay từ khi mới sinh ra, để phân biệt con người với con vật, bất kể con người đó là ai, sống ở đâu, trình độ ra sao, làm nghề gì, tôn giáo, ý thức hệ và văn hoá thế nào.
3) Khi ông tiến sĩ Khôi “chuyên gia về pháp luật nhân quyền” chưa sinh ra thì điều 30 của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền đã đề phòng rồi: Cấm giải thích theo ý riêng để thoái thác không thực hiện những điều khoản của nó.
4) Triết lý nền tảng của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền phù hợp với cả phương Đông và phương Tây, không phân biệt đặc trưng văn hoá:
Xưa nay lẽ sống ở đời
Điều mình không muốn ắt người chẳng ưa.
Chả lẽ, tổ tiên ta đã đề phòng sự xuất hiện của những kẻ nhiễm độc CNCS cứ muốn triệt tiêu nhân quyền của chính dân tộc và đồng bào chúng ?
5) Đã có nhiều bài về Nhân Quyền, nhưng có lẽ bài dưới đây thích hợp với ông Đỗ Minh Khôi “tiến sĩ, chuyên gia về pháp luật nhân quyền”, để ông nâng cao trình độ:

Kỷ niệm 59 năm ngày Nhân Quyền quốc tế 10/12
http://www.doi-thoai.com/
http://www.ptdcvn.org/
http://www.thongluan.org/
http://mangykien.wordpress.com/
http://www.hahtncttg.org/

08.12.2007 14:39
Thưa các bạn sinh viên tham gia và tham quan diễn đàn
Thế giới sắp kỷ niệm 59 năm ngày ra đời của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền: 10-12-1948 – 10-12-2007, nhóm chúng tôi xin trình các bạn một số nhận thức liên quan nhờ tự tìm hiểu. Những chế độ phi nhân quyền dù chai lì đến đâu cũng phải lo lắng đối phó với lễ kỷ niệm 60 năm ngày này của nhân loại vào năm tới.

Con người khác con vật, dù phương Tây hay phương Đông
Tuyên ngôn Nhân quyền là văn bản quan trọng bậc nhất của Liên Hợp Quốc đã được dịch ra mọi thứ tiếng trên thế giới với mong mỏi nó được phổ cập rộng rãi.
Nhân quyền hay Quyền con người đều là chuyển ngữ từ Human Rights mà ra. Phải hiểu “quyền con người” là những quyền cụ thể của từng con người riêng lẻ, chớ không phải là quyền tự quyết và quyền độc lập của cả một dân tộc - như người ta muốn đánh tráo khái niệm. Nhiều nước đã độc lập nhưng dân nước đó chưa được hưởng nhân quyền. Ở nước Việt Nam chúng ta hiện nay, điều này nhắc lại mãi vẫn không thừa.
Đã là con người, thử hỏi có ai lại không quan tâm tới những quyền đương nhiên của mình để phân biệt mình với con vật ?

Câu hỏi đơn giản không thể thoái thác trả lời
Bởi vì, càng lần lữa trả lời càng lộ bản chất và càng bất lợi cho chính mình.
Nhà Nước Việt Nam do đảng Cộng Sản Việt Nam lập ra đã đặt bút ký cam kết thực hiện bản tuyên ngôn này từ năm 1982, đến nay đã là 25 năm. Như vậy, ngay từ khi chúng ta chưa sinh ra, đảng CS và nhà nước Việt Nam đã có nghĩa vụ thực hiện các quyền con người cho chính nhân dân nước mình. Không lúc nào nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam không nhấn mạnh là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Do vậy, câu hỏi chúng tôi đặt ra cho ĐCS và nhà nước Việt Nam là: Tại sao trong ngần ấy năm, chưa lần nào nhân dân ta được đọc nguyên văn Bản Tuyên Ngôn này trên báo chí trong nước. Học lý luận Mác-Lênin thì được biết CNXH dân chủ gấp triệu lần, nhưng chưa lần nào các thầy nói đến bản Tuyên ngôn nhân quyền. Tại sao chúng ta, những sinh viên, muốn đọc bản Tuyên ngôn Nhân quyền - mà nhà nước ta đã nghiêm trang cam kết thực hiện - lại phải vượt tường lửa do chính nhà nước ta dựng lên ?Chúng tôi đòi hỏi và kiên nhẫn chờ đợi bác Mạnh, bác Triết, bác Trọng, bác Dũng, và nhưng người kế nhiệm các bác, hãy thay mặt nhà nước CHXHCNVN trả lời câu hỏi này trong thời gian từ nay cho tới lần thế giới kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của bản tuyên ngôn. Cách trả lời đơn giản nhất, dễ nhất, là các bác hãy cho phép một tờ báo đăng nguyên văn bản Tuyên ngôn nhân quyền vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày 10-12-2008.
Dựa vào đó, chúng ta sẽ cân nhắc thêm để “chọn con đường”.

Hãy tự tìm hiểu những gì bị cố ý che giấu

Vào hộp search của yahoo hay google, hay bất kỳ, gõ hai chữ wikipedia và “nhân quyền” (trong ngoặc kép), chúng ta có thể tiếp cận vô số tư liệu xác thực và quý giá về nhân quyền, kể cả bản tiếng Tuyên Ngôn đã được dịch sang tiếng Việt dưới dạng PDF để không ai có thể tự ý sửa chữa và xuyên tạc.

Eleanor Roosevelt cầm bản dịch tiếng Tây Ban Nha của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
http://i226.photobucket.com/albums/dd85/mangykien/200712/bt_EleanorRoosevelt_TNNQ.jpg

Human Right Day 10-12
(không bao giờ gặp trên báo chí VN)
http://i226.photobucket.com/albums/dd85/mangykien/200712/bt_HumanRightDay.jpg

Hoàn cảnh ra đời

Ngay trước 1945, các nước phe Đồng Minh là Anh, Mỹ, Nga (khi biết sẽ thắng phe phát xít gây chiến) liền có dự định xây dựng một nền hoà bình lâu dài cho một thế giới có tổ chức. Hiến chương Liên Hiệp Quốc được chẩn bị hình thành.
Muốn hết hẳn hoạ chiến tranh, một trong những điều phải thực hiện là tôn trọng phẩm giá của con người và do đó cần phải bảo vệ và phát huy nhân quyền. Do đó đã nảy sinh nhu cầu có một bản tuyên ngôn phổ quát về nhân quyền.
Vấn đề được đặt ra khi đó là bản Tuyên ngôn này phải có một chỗ đứng cao cả và trưởng tồn trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và hình thức của nó phải xứng với thiên chức. Cộng đồng quốc tế thời hậu chiến do còn non trẻ đã mất tới ba năm (đầu 1945 đến cuối 1948) để khai sinh ra văn kiện lịch sử này mà hàng năm, vào ngày 10-12, nhân loại đã long trọng kỷ niệm việc công bố.
Thực tế cho thấy, những nước càng có thành tích nhân quyền, càng hào hứng và sôi nổi với ngày kỷ niệm. Mỗi người dân nước đó có cơ sở để tin rằng quyền con người của mình sẽ ngày càng được đảm bảo và mở rộng. Ngược lại, có những nước chỉ miễn cưỡng nhắc tới ngày này, thậm chí có nước còn lờ đi.

Quá trình soạn thảo và thông qua

Một tập hợp gồm 50 luật gia giỏi nhất khi soạn thảo ra văn bản đầu tiên này đã phải tham khảo kỹ càng và sâu sắc triết lý Đông và Tây, coi thử có chỗ nào gần gũi nhau nhất. Họ đã chọn được hai câu châm ngôn phổ biến nhất, lâu đời và rất đồng nhất của cả phương Đông lẫn phương Tây đểlàm kim chỉ nam. Đó là:
«Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân» của đạo Khổng ở phương Đông; và
«Ne fais pas à un autre ce que tu ne veux pas quil soit te fait» rất phổ cập từ cổ xưa tới nay ở phương Tây.
Điều thú vị là hai câu châm ngôn về ững xử của hai phương trời xa nhau nhưng vẫn có cùng một ý: Điều gì mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Không muốn ai tước đoạt quyền của mình thì chớ tước đoạt quyền của người khác.
Đó phải là nền tảng triết lý của bản Tuyên ngôn trong tương lai. Và quả là nó đã thể hiện rất sâu sắc và trung thành điều đó. Xin các bạn hãy đọc và suy ngẫm nội dung của bản Tuyên ngôn có giá trị vĩnh hằng này.
Rõ ràng, những người chủ trương bảo vệ Nhân Quyền muốn bản Tuyên Ngôn phảicó giá trị phổ quát. Dường như họ biết trước sẽ có những người viện ra sự «khác biệt» văn hoá Đông – Tây để thoái thác thi hành các quyền con người. Thật quái đản. Chả lẽ chỉ có người dân phương Tây mới cần có tự do ngôn luận, còn người dân phương Đông thì thích câm lặng ?
Văn bản ban đầu của nhóm soạn thảo đã được trao đổi không chính thức tại LHQ nhiều lần, về mọi mặt, trong hàng năm trời, cuối cùng (giữa 1946) được giao cho một uỷ ban đặc biệt 9 thành viên do LHQ cử ra xem xét tiếp.
Chín vị thành viên này thuộc nhiều quốc tịch (Mỹ, Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ, Liban v.v…) với nhiều dị biệt văn hóa, và cộng với với sự đóng góp độc đáo và xuất sắc của nhiều nhân vật xuất chúng như bà quả phụ Eleanor Roosevelt (phu nhân của cố Tổng thống Mỹ FD Roosevelt), giáo sư đại học luật khoa người Pháp René Cassin, tiến sĩ giáo dục học người Trung Hoa P.C. Chang rất am hiểu về Khổng học, giáo sư triết học người Liban Charles H. Malik v.v…) đồng thời đã tiếp thu nhiều ý kiến của các tổ chức phi chính phủ để dung hòa và tổng hợp thành một văn bản khiến mọi người đều dễ chấp nhận.
Qua nhiều lần họp, văn bản đã thảo luận sôi nổi, để đối chiếu rộng rãi nhiều quan điểm triết học, chính tri, văn hóa phương đông lẫn phương tây và cho đến tận khuya ngày 10-12-1948 thì công trình của nó đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.
Trong phiên họp toàn thể lần thứ 183 ngày 10-12-1948 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại điện Chaillot ở Paris, chỉ có 2 trong số 50 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc vắng mặt nên không bỏ phiếu; còn lại không có phiếu chống mà tất cả đều “thuận”, gồm 40 phiếu tán thành và 8 phiếu trắng. Bản Tuyên ngôn nhân quyền ra đời đánh dấu thời đại dân chủ toàn cầu của nhân loại.
Trần Hiền Thảo, Hà Thị Đông Xuân và nhóm sinh viên
Kỳ sau: Thực trạng nhân quyền ở nước ta


Thực trạng nhân quyền ở nước ta


Ba ý tưởng chủ đạo mang tính nguyên lý trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền đã được nêu minh bạch ngay trong Lời mở đầu
- Một thế giới lý tưởng là thế giới tự do, công lý và hòa bình. Muốn vậy, nền tảng của thế giới này phải là sự thừa nhận nhân phẩm và quyền bình đẳng của mỗi con người là bẩm sinh.
- Ước vọng cao đẹp nhất của nhân loại là một thế giới ai cũng được tự do ngôn luận, tín ngưỡng và no đủ. Do vậy, thiếu quan tâm, coi rẻ, thậm chí chà đạp những quyền căn bản của con người là hành vi man rợ, ngược với lương tri và lương tâm nhân loại.
- Chức năng của nhà nước là bảo vệ các quyền tự do căn bản của con người, để không ai bị bóc lột, áp bức. Nếu không thế, con người có quyền chống lại độc tài và áp bức.

Vài liên hệ với Việt Nam
- Nếu nhân phẩm và quyền bình đẳng là bẩm sinh của con người – cũng như mỗi con người bẩm sinh đã có sẵn khối óc và trái tim, mà bất cần ai ban cho - thì lý do tồn tại của một nhà nước pháp quyền là bảo vệ nhân phẩm và quyền bình đẳng của từng công dân, chớ không phải tự vỗ ngực coi mình là người ban bố chúng.
Đã đành, không có chuyện nhà nước «ban bố» nhân phẩm và nhân quyền cho dân; mà tuyên bố như bác Nguyễn Minh Triết – nhân danh chủ tịch nước - rằng «chúng tôi không nỡ đối xử không tốt với nhân quyền», cũng là vô lối, đáng xấu hổ về nhận thức cũng như trách nhiệm, nhất là khi nhà nước XHCN Việt Nam đã cam kết thực thi bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền từ 1982, cách đây 25 năm.
- Nếu chứng minh được một nhà nước là độc tài, áp bức, đương nhiên mỗi con người đều có quyền chống lại. Như vậy, phản đối để một nhà nước phải thay đổi theo chiều hướng bảo vệ nhân quyền là quyền đương nhiên của công dân. Cấm đoán công dân làm điều đó là hành vi của một nhà nước vi phạm nhân quyền. Coi đó là tội hình sự thì quả là nhà nước độc tài. Việc nhà nước XHCN Việt Nam ban hành điều 88 trong bộ luật hình sự là điều đáng xấu hổ, thậm chí nhục nhã với thế giới vì đã trâng tráo chống nhân quyền.
- Nếu thật sự tôn trọng chữ ký, nhà nước XHCN Việt Nam không được ban hành hiến pháp và luật pháp trái với Tuyên Ngôn Nhân Quyền và các công ước về quyền dân sự. Thủ tướng nước ta nói với phái đoàn điều tra tự do tôn giáo Hoa Kỳ (2007) rằng chúng tôi hiểu đầy đủ nội dung các văn bản trên, nhưng Việt Nam có luật pháp riêng… quả là không thể hiểu nổi về sự vi phạm có chủ tâm khi ban hành luật.
- Nếu nhân phẩm và nhân quyền được tôn trọng khắp nơi, chúng ta sẽ có một thế giới tự do, công lý và hoà bình; nếu ngược lại, chiến tranh vẫn ấp ủ. Bản chất cuộc nội chiến 1954-1975 ở Việt Nam phải được đánh giá theo tiêu chuẩn nhân quyền có được bên chiến thắng thực thi hay không.(Cảm ơn các bậc lão thành đã gợi ý, chỉ dẫn).

II. Nội dung chính của Tuyên Ngôn Nhân Quyền

Gồm cả thảy 30 điều.
- Nền tảng tự do, bình đẳng và bác ái của văn bản được nêu ở 2 điều đầu tiên. Nó khẳng định bất cứ con người nào, ở bất cứ nước nào, thời điểm nào, cũng đương nhiên được hưởng mọi quyền ghi trong bản tuyên ngôn này. Đó là cái nền chung cho các điều tiếp theo.
- Quyền và tự do nhân thân là hàng đầu: gồm 9 điều, từ điều 3 đến điều 11.
- Quyền cá nhân trong quan hệ của đời sống xã hội: điều 12 đến điều 17.
- Quyền tự do tinh thần: gói trong 4 điều, từ điều 18 đến điều 21.
- Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa: gồm 6 điều, từ điều 22 đến điếu 27.
- Tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc và nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng: được ghi ở điều 28 và 29.
- Cấm tuỳ tiện giải thích nhằm mục đích không thực hiện nhân quyền: gói trọn trong điều 30. Nó có tầm quan trọng đặc biệt, khi thế giới vẫn còn những chế độ độc tài. Điều này cấm mọi thế lực giải thích tuỳ tiện về nhân quyền nhằm hạn chế hay huỷ bỏ các quyền con người ghi trong bản Tuyên Ngôn này.Ngược lại, một hiến pháp tuy có ghi nhận các quyền con người nhưng nhà nước cố ý trì hoãn sự luật-hoá chúng để thực thi, thì người dân có quyền tự thi hành chúng theo cách hiểu phổ quát.

Điều 30 rất liên quan tới Việt Nam. Do vậy, xin được nêu nguyên văn.
Điều 30: Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.

III. Nguyên văn (bản tiếng Việt)
http://www.unhchr.ch/udhr/lang/vie.htm
Ở trên là địa chỉ bản dịch chính thức của LHQ ra tiếng Việt, nhưng ĐCSVN chưa lần nào công bố cho dân biết.

Filed under:
Con đường cho đất nước



No comments: