Thursday, March 5, 2009

HOA KỲ KHÔNG GIÚP ĐƯỢC GÌ Á CHÂU

Mỹ không giúp được gì Á Châu! Nhưng ngược lại…
Nguyễn Huy Đức
Đăng ngày 04/03/2009 lúc 13:36:46 EST
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3577
Trong thời gian tranh cử, Tổng Thống Obama thường bị chỉ trích là thiếu kinh nghiệm trên chính trường quốc tế và thiếu rành mạch trong đề tài bang giao. Có lẽ chuyến công du đầu tiên của tân Ngoại trưởng, bà Clinton, là một phản biện cho những nhân định trên. Nó phátc phác họaoạ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong bốn năm trước mắt. Đi xa hơn, có thể nói những định hướng ngoại giao Hoa Kỳ đã được phần nào phơi bày qua những thái độ và qua những đề tài mà tân Ngoại trưởng đã đề xướng hay lắng nghe trong lần công du tại Á Châu vừa qua.

Á Châu, mối quan tâm hàng đầu ?

Đầu tiên, điiều đáng nghi nhận chắc chắn không phải là khu vực đã được chọn lựa: Trái với những suy luận của đa số, người viết không quan niệm rằng Á Châu sẽ không là điểm quan tâm hàng đầu của Hoa Thịnh Đốn. Thật vậy, Hoa Kỳ hiện phải trực diện với quá nhiều vấn đề trên bình diện bang giao để có thể xem Á Châu, nhất là Á Châu Thái Bình Dương như là trọng điểm của mọi cố gắng ngoại giao.

Dĩ nhiên, Á Châu Thái Bình Dương là khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn, dĩ nhiên Hoa Kỳ có một bờ biển đủ dài để mở rộng tầm hoạt động đến khu vực này và dĩ nhiên những tranh chấp khu vực có thể gây tác hại đến lợi ích của Hoa Thịnh Đốn. Nhưng song song đó, Trung Đông vẫn là vùng đất chứa đựng quá nhiều thùng thuốc nổ. Đừng quên rằng, trên phương diện tâm lý, thành quả của những cố gắng cải thiện bộ mặt của ngoại giao Hoa Kỳ còn tùy thuộc vào thái độ tích cực của Hoa Thịnh Đốn trong việc giải quyết đề tài tranh chấp Palestine-Do Thái, trong vấn đề chấm dứt cuộc chiến tại Irak ‘‘trong danh dự’’. Ngoài ra, cũng không nên quên quyết tâm của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố và hậu cần của nó tại A Phú Hãn. Cuối cùng, đối với tân chính quyền Obama, các quốc gia Âu Châu vẫn là những đồng minh chiến lược quan trọng của Hoa Kỳ. Quan trọng vì Hoa Kỳ và Âu Châu chia sẻ chung những giá trị căn bản và tầm nhìn về tương lai. Địa vị này chắc chắn sẽ được củng cố trước viễn tượng một nước Nga ngang ngược và hung hãn hơn.
Vậy tại sao Ngoại trưởng Clinton lại chọn Á Châu làm nơi viếng thăm đầu tiên ?

Cần nhìn nhận rằng đây chỉ là một đền bù xứng đáng. Chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Bush đã gần như bỏ quên khu vực này và đã gây nhiều ngộ nhận hay hiểu lầm. Ngược dòng thời gian, phải trở về đến năm 1961 để chứng kiến việc Á Châu được Ngoại trưởng Dean Rusk chọn là nơi để thực hiện chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức. Từ thời điểm đó đến nay, sự chuyển hóaoá ‘‘từ chiến trường thành thương trường’’ của Á Châu đã biến khu vực này thành một đối tác có trọng lượng của Hoa Kỳ.

Đối tác cứng đầu

Có thể nói với sác xác xuất suất sai lầm rất thấp rằng, kể từ sau Đệ nhị Thế chiến, một thỏaoả thuận bất thành văn giữa Á Châu và Hoa Kỳ đã ra đời: Để thỏaoả mãn một thị trường tiêu thụ gần như không đáy, Hiệp Chủng Quốc đã mở cửa đón nhận những món hàng rẻ tiền mà Á Châu sản xuất. Nhờ vào đó, các quốc gia Á Châu có thể nhanh chóng kỹ nghệ hóaoá nền kinh tế và phát triển đất nước. Ngược lại, khi Hoa Kỳ cần hậu thuẫn, nhất là trên phương diện tài chánh, Á Châu đều ngoan ngoãn ủng hộ và bơm tiền vào nền kinh tế Hoa Kỳ (Cũng phải nhìn nhận rằng, đối với Á Châu, đây cũng là phương thước đầu tư an toàn nhất để bảo vệ những thành quả kinh tế gặt hái được).
Nhật, Đài Loan, Nam Hàn, Tân Gia Ba và rồi Trung Quốc đều đã đi qua giai đoạn này.

Nhưng với thời gian, đã xuất hiện một khác biệt rất lớn. Đông Kinh là kẻ bại trận và gần như đã chấp nhận những giá trị mà Tây Phương theo đuổi ;; Đài Bắc, Hán Thành và Tân Gia Ba đều là những quốc gia nhỏ bé cần đến sức mạnh quân sự Hoa Kỳ làm ô dù che chở để có thể yên tâm phát triển, nhất là vào thời điểm Chiến tranh lạnh. Ngày hôm nay, Bắc Kinh hoàn toàn không lệ thuộc vào Hoa Thịnh Đốn trên bất cứ phương diện nào. Hơn nữa, những định hướng của Trung Quốc còn đi ngược lại với nhiều giá trị căn bản của Hiệp Chủng Quốc. Mối quan hệ này này khiến Hoa Kỳ đang đứng trong một địa vị khó xử, nhất là trong cơn lốc khủng hoảng tín dụng hiện nay. Theo ước lượng của Center of Geoeconomics Studies thì Bắc Kinh có thể là chủ của một tài sản tại Hoa Kỳ có trị giá là 1700 tỉ Mỹ kim.

Tư thế này cho phép Bắc Kinh có thể câu cau mày, nhăn mặt khi Hoa Kỳ có những thái độ mâu thuẫn với lợi ích của họ. Kết quả là khi hầu chuyện với nhà cầm quyền Bắc Kinh, Ngoại trưởng Clinton đã thật sự nhượng bộ trên một số đề tài quan trọng: Những vấn đề bản quyền, thái độ bành trướng Đại Hán và nhất là tự Tự do, Nhân quyền đều đã được dẹp qua. Khi còn ở Hán Thành, Ngoại trưởng Clinton cũng đã bắn tin rằng: “Cho dù Nhân quyền là một đề tài quan trọng, nhưng sử dụng nó để tạo áp lực trên Bắc Kinh sẽ làm mất hòa khí và làm phai nhạt đi những vấn đề khác như khủng hoảng, môi trường và an ninh khu vực”. Ngay cả trên đề tài phát triển hạt nhân của Bắc Hàn, hình như bà Ngoại trưởng đã tỏ ra ít cường điệu hơn khi đến Bắc Kinh nói chuyện với Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hay Bộ trưởng bộ ngoại giao Dương Khiết Trì.

Đồng minh rã rượi

Thật ra, tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc không mấy thuận lợi cho Hoa Thịnh Đốn. Nhật, một đồng minh trung thành, đã mất dần đi địa vị trọc phú tài trợ Hoa Kỳ nhất là sau 10 năm khủng hoảng kinh tế, thời gian mà giới chuyên gia đã gọi là thập kỉ bỏ thí (a lost decade). Hơn nữa, làm sao Hoa Thịnh Đốn có thể nương tựa vào một chính quyền đã mất hết tính nhiệm như chính phủ Taro Aso hiện nay ? Có nhiều xác suất rằng đảng Dân chủ Tự do (LDP) của đương kim Thủ tướng Nhật sẽ thất bại nặng nề trong cuộc tổng tuyển cử sắp đến. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Nhật mà đảng Dân Chủ Tự do Do sẽ thua đậm và nhường chính quyền cho đảng Dân chủChủ. Vì vậy, mọi việc phải đợi đến kết quả của tổng tuyển cử trong năm nay mới có thể tiến hành những mối liên hệ lâu dài. Trong điều kiện này, chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ đến Đông Kinh chỉ có thể là lắng nghe và khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực để phòng tránh mọi bất trắc hoặc xung đột có thể xẩy ra.

Thật vậy, an ninh là một mối đe doạ lớn cho phồn vinh khu vực với những điểm nóng và những đề tài tranh chấp gây go. Chính vì vậy, tại Nhật, Nam Hàn và Nam Dương, mục đích của Ngoại trưởng Mỹ là huy động đồng minh bằng cách đánh tan mọi hiểu lầm mà quá khứ gần đây để lại. Khí cụ vô giá của Ngoại trưởng Hoa kỳ là vai trò ‘‘ông cò’’ mà Mỹ vẫn đảm nhận tại Á Châu. Nó chứng tỏ rằng Hoa Kỳ vẫn là một đối tác không có không được, nhất là khi Bình Nhưỡng đang ham he bắn thử tên lửa và khi những tổ chức khủng bố hồi giáo vẫn tồn tại hoặc manh nha tại một số vùng thuộc Đông Nam Á.

Song song đó, Hoa Kỳ cũng đã lên án thái độ bảo hộ mậu dịch và kêu gọi hợp tác để đồng hành vượt qua cơn bão tài chánh hiện nay. Qua thái độ này, Hoa Thịnh Đốn đã trấn an các quốc gia Á Châu, nhất là Trung Quốc và khối ASEAN. Một cách gián tiếp, Ngoại trưởng Mỹ đã bào đảm rằng thỏaoả hiệp bất thành văn giữa Hoa Kỳ và Á Châu vẫn còn hiệu lực. Trong điều kiện đó, Á Châu có thể tiếp tục xuất khẩu, dùng lợi nhuận để đầu tư vào trái phiếu Hoa Kỳ để… tài trợ chương trình kích cầu mà tân Tổng thống Obama chủ trương.

“Bà ơi bà vớt tôi nao! Tôi có lòng nào... ”

Tài trợ chính sách chấn hưng kinh tế Mỹ là một đề tài mà Hoa Thịnh Đốn hết sức quan tâm. Bằng mọi giá, phải thu hút những nguồn tư bản ngoại quốc vào công quỹ Mỹ để góp phần vào việc đẩy lùi suy thoái. Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng đây mới là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Obama trong giai đoạn hiện nay. Mọi đề tài khác có thể gác lại hoặc gạt ngang nếu tầm quan trọng của nó không gây thiệt hại cho lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ. Trong điều kiện đó, các hồ sơ liên quan đến nhân quyền, tự do và dân chủ đã chịu chung một số phận: Tạm thời vào ngăn kéo của quên lãng.

Với những khó khăn mà Hoa Kỳ đang vấp phải, có thể tóm tác tắt chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton như sau: Trong tình hình hiện nay, Mỹ không giúp được gì Á Châu. Không hiểu như vậy sẽ có những hy vọng hão huyền và những kết luận sai lầm về chính sách đối ngoại của Hoa Thịnh Đốn.

Qua chính sách ngoại giao mà Hoa Thịnh Đốn mệnh danh là mềm mỏng và khôn khéo vừa được phô trương qua chuyến công du của bà Clinton, các chính giới và chính khách Á Châu (nhất là Việt Nam) cần rút tỉa một số bài học:

- Một, không nên có xu hướng xem mình là “lỗ rốn của thiên hạ”. Đừng quan niệm rằng việc tân chính quyền Mỹ chọn Á Châu làm nơi xúc tiến chương trình ngoại giao là một bằng chứng của tầm quan trọng của Á Châu trong chính sách của Hoa Kỳ. Hoa Thịnh Đốn, như mọi chính quyền có trách nhiệm, lúc nào cũng đặt lợi ích ngắn và dài hạn của đất nước trên tất cả. Á Châu là khu vực có nhiều khả năng để giúp Hoa Kỳ bảo toàn được nền kinh tế Mỹ và ngăn chặn cơn suy thoái kinh tế. Hiện nay và trong hai năm trước mắt, chấn hưng kinh tế là ưu tư hàng đầu của tân chính quyền Mỹ. Vì vậy, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã chọn lựa Nhật, Nam Hàn, Nam Dương (qua đó, khối ASEAN) và nhất là Trung Quốc làm nơi thăm viếng. Nếu thật sự Á Châu là trọng điểm của Hoa Thịnh Đốn thì tại sao Ấn Độ không là địa điểm nằm trong chương trình của chuyến công du ?

- Hai, không nên “suy bụng ta ra bụng người” và cho rằng những mối lo âu của Á Châu sẽ là những quan ngại của Hoa Kỳ. Nếu thực tế là như vậy thì chắc chắn những đề tài được đem ra luận bàn giữa các phái đoàn ngoại giao đã không chỉ thuần túy là thương mại hoặc kinh tế. Chỗ đứng của Á Châu và các tổ chức Á Châu trong những cơ cấu quốc tế (Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Bảo An, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế…) là một đề tài đáng lẽ phải được đề cập đến. Tình trạng đô thị hóaoá khu vực và tương lai của nông thôn cũng là một vấn đề đáng được mổ xẻ khi nói đến môi trường và phát triển khu vực. Tê nạn buôn người và nô lệ cũng là một đề tài cần phải được bàn luận và đòi hỏi hợp tác của các quốc gia Thái Bình Dương.

- Cuối cùng cũng không nên tin tưởng vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong công cuộc dân chủ hoá khu vực. Chuyến công du của bà Clinton đã là một chứng minh đau thương nhưng hùng hồn cho nhận định trên. Đây là một đề tài có liên quan trực tiếp đến Trung Quốc, Miến Điện và nhất là Việt Nam.
Riêng với Việt Nam, có lẽ phải hiểu rằng, đối với Hoa Thịnh Đốn, chính quyền Hà Nội không còn là một mối nguy hại nữa. Cho dù không là đồng minh chiến lược, nhưng Việt Nam đã chấm dứt tư thế đối đầu với Hoa Kỳ. Trong trường hợp đôi bên có thể chia sẻ một vài lợi ích chung thì càng tốt. Bằng không, Hoa Thịnh Đốn có những điểm nóng khác trong khu vực cần chú tâm giải quyết: Việt Nam không là ưu tiên của Mỹ.

Nếu Việt nam Nam có được dân chủ! ? Mỹ sẽ rất hân hoan và sẽ hết mình giúp sức khi... thắng lợi đã trong tầm tay của người dân chủ Việt Nam. Nếu không ? Chính quyền độc tài cũng không tác hại gì đến lợi ích Mỹ. Không có lý do gì khiến Hoa Kỳ phải hưởng ứng lời kêu gọi dân chủ hóa Việt Nam, bằng bạo lực hay trong ôn hòa, nhất là vào lúc mà chẳng có biểu hiện nào cho thấy dân chủ tại Việt Nam đã lớn mạnh và có tổ chức.

Một lời cuối. Với sự kiện nhậm chức của tân Tổng thống Mỹ, hình như đang có một luồng gió lạc quan quá lố. Nhiều người đã dựa vào bài diễn văn của ông Obama để tin tưởng rằng Mỹ “... là bạn của mỗi quốc gia, là bạn của mọi cá nhân, nam phụ lão ấu, đang mong mõi mỏi một tương lai hoà bình và phẩm giá...” và Mỹ sẽ “sẵn sàng tiên phong dẫn đường”. Có lẽ họ đã quên rằng, trên phương diện chính trị, bài diễn văn nhậm chức nào cũng cố gắng làm vừa lòng mọi người. Vì vậy, không nhiều thì ít, nó mang tích tính cách mị dân.

Ngược lại, nó cũng không giấu giếm hết được những suy nghĩ sâu xa của người viết. Bài diễn văn của Tổng tống Obama không là ngoại lệ khi ông tuyên bố: “Đối với những kẻ đang bám víu vào quyền lực bằng tham nhũng, bằng mánh lới và bằng cách bóp nghẹt tiếng nói của những người bất đồng chính kiến, cần biết rằng quý vị đang đi ngược lại xu hướng của lịch sử; nhưng chúng tôi sẵn sàng đưa tay bắt nếu quý vị có thiện ý nới lỏng nắm đấm…”.

Lời lẽ như vậy đã quá rõ ràng. Đối chiếu với chuyến công du của bà Clinton thì càng rõ ràng hơn !

Nếu hiểu như vậy thì con cò không nên “đậu phải cành mềm” và kêu gọi “bà ơi bà vớt tôi nao” để rồi đau thương chấp nhận cho bà… “xáo măng”.

Nguyễn Huy Đức
(Paris)
© Thông Luận 2009


No comments: