Friday, March 6, 2009

CÂN BẰNG BẮC KINH

The National Interest
Cân bằng Bắc Kinh

Balancing Beijing
Doug Bandow
Ngày 24-2-2009
http://www.nationalinterest.org/Article.aspx?id=20906
Sau một cú khởi đầu không vui bằng cuộc đối đầu máy bay gián điệp EP-3 *, chính quyền Bush đã tiến tới một mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Washington đã nhận ra rằng họ cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc đương đầu với Bắc Triều Tiên, nhận được sự chuẩn thuận của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cho những mục tiêu của Hoa Kỳ, và tiến tới một mối quan hệ thương mại có lợi.
Chính phủ của ông Obama đang có cơ thoát khỏi một sự khởi đầu khó khăn tương tự, mặc dù do những lý do khác. Ngoại trưởng Hillary Clinton ủng hộ “một cuộc đối thoại toàn diện với Trung Quốc” và chuyến viếng thăm của bà tới Bắc Kinh đã diễn ra một cách êm thấm, nhưng ngoại trừ sự cần thiết, ít có chuyện gì đã được quyết định.
Với những mối lo ngại về kinh tế đang dâng lên và giao thương quốc tế đang giảm xuống, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ) là một mục tiêu thuận lợi cho một chính phủ có khuynh hướng nhắm tới bảo hộ nền công nghiệp trong nước. Thêm vào đó, các đảng viên Đảng Dân chủ thường nhấn mạnh tới vấn đề nhân quyền hơn trong hoạt động ngoại giao của Mỹ, là một điểm khác nữa trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc. Cùng lúc ấy, giới bảo thủ quan ngại trước những tham vọng địa chính trị đang gia tăng của Bắc Kinh vẫn tiếp tục không giảm sút, trong khi cộng đồng kinh doanh, lực lượng điển hình ủng hộ cho các mối quan hệ kinh tế rộng mở, đã và đang mất đi ảnh hưởng. Khả năng nầy đang hiện hữu dành cho một cơn bão chính trị thật sự đối với Trung Quốc.
Trong trường hợp các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc, chính phủ Obama cần giữ Lời thề Hippocratic như là mục tiêu cơ bản của mình: điều trước nhất là không gây ra sự tổn hại. Bất luận khi nào có những hành động sai lầm hàng ngày trong mối liên hệ song phương, cũng không có gì quan trọng hơn là mối quan hệ lâu dài.
Hoa Kỳ tiếp tục thống trị các vấn đề quốc tế như một siêu cường độc nhất trên thế giới, song Trung Quốc lại là cường quốc đang nổi lên đáng kể nhất, với tầm ảnh hưởng đang tăng lên trong khu vực và bắt đầu trên toàn cầu. Sự giàu có ngày càng tăng của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh trợ giúp thêm cho những mối quan hệ thương mại trong Thế giới Thứ ba và nâng cao sức mạnh quân sự của họ ở trong nước.
Những hậu quả của sự biến đổi này là nhiều. Có thể điều quan trọng nhất là Washington đang mất đi khả năng chỉ huy Trung Quốc của họ.
Ví dụ, Bộ trưởng Tài chính Tim Geithner đã buộc tội Trung Quốc có “hành động thao túng” đồng nhân dân tệ của họ. Dù cho chuyện đó có xảy ra hay không thì trường hợp nầy vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên cả hai nước đều đang có nhiều sự may- rủi trong mối quan hệ kinh tế song phương và đang phải đối diện với những thách thức kinh tế đáng kể.
Chính quyền Obama hiện nay không ở trong vị thế để có được những đòi hỏi đơn phương, đặc biệt kể từ khi nước này đang trông đợi Trung Quốc, Trung Quốc đang làm chủ 700 tỉ đô la trong trái phiếu chính phủ Mỹ - gần bằng một phần tư tổng số tài sản do các nước ngoài nắm giữ - để thu hút nhiều hơn những khoản vay mượn mới bởi bộ Tài chính Hoa Kỳ trong năm nay. Những hành động trừng phạt sẽ làm gia tăng thêm sự phá hoại lẫn nhau về kinh tế, làm tổn hại cả hai quốc gia trong một vòng trả đũa luẩn quẩn rồi kéo nhau xuống dốc.
Cũng như thế, với vấn đề nhân quyền. Trên những vấn đề như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và các cuộc bầu cử tự do, hố ngăn cách giữa Mỹ và Trung Quốc là rộng lớn.
Một số nhóm nhân quyền mới đây đã gửi thư cho Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải nói cho Bắc Kinh biết rằng mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ “sẽ phụ thuộc phần nào vào việc nước này có sống theo những tiêu chuẩn nhân quyền được chấp nhận rộng rãi hay không.”
Lòng khao khát để khăng khăng phải có sự thay đổi là mạnh mẽ, song vô ích. Hoa Kỳ có quyền lợi tinh thần về phần họ và nên chứng tỏ sự cam kết của họ về vấn đề nhân quyền.
Thực vậy, lúc còn là Thượng nghị sĩ bà Clinton đã khuyên Tổng thống George W. Bush đừng tham dự Thế vận hội (Olympic) Bắc Kinh để phản đối những hành động vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Tuy nhiên, Washington không ở trong cái vị thế ép buộc một chính quyền kiêu ngạo của một quốc gia đang lớn dậy đại diện cho một nền văn hóa cổ xưa phải thay đổi chính mình. Trong lúc hành động mà không cần sử dụng sự bắt nạt, Washington sẽ tự thấy mình đơn độc, bị bỏ rơi bởi những bạn bè châu Á và châu Âu. Và điều gì sẽ là những thứ vũ khí của Hoa Kỳ, ngoài đường lối ngoại giao giận dữ thở phì phò? Những trừng phạt cấm vận về thương mại và đe doạ quân sự? Đối với Hoa Kỳ việc đưa ra một tối hậu thư, đặc biệt theo lối công khai, chắc chắn sẽ đem tới kết quả là Trung Quốc sẽ đáp trả. Trung Quốc hiện nay đang thay đổi: những cải cách đã và đang bắt đầu và hiện nay chắc chắc là đang có khả năng tiếp tục, song những cải cách sẽ phải được lèo lái bởi những lực lượng bên trong nước. Tóm lại, không liên hệ gì tới sức ép của Mỹ, những rối loạn xã hội ở Trung Quốc hiện nay là rất dữ dội và đang gia tăng.
Vì thế Washington cần phải biểu lộ thái độ nhún nhường về khả năng của mình để thúc đẩy sự thay đổi. Như Ngoại trưởng Clinton đã nhận xét, “Chúng tôi phải tiếp tục thúc giục họ. Thế nhưng sức ép của chúng ta lên những vấn đề đó không thể là ngăn cấm hay đối đầu” với sự hợp tác trên những vấn đề khác.
Rốt cục thì một mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh chắc chắn là dẫn tới một Trung Quốc tự do hơn. Kết quả không thể đoán định được, nhưng đường lối tham dự luôn luôn đưa tới những cơ hội tốt đẹp hơn. Hoa Kỳ không nên do dự để cổ vũ những lý tưởng của mình, song Hoa kỳ nên nhận ra những giới hạn của mình trong việc thực thi những lý tưởng đó.
Washington cũng cần phải tỏ ra chịu đựng trong khi Trung Quốc mở rộng các mối quan hệ thương mại và ngoại giao của mình ra khắp thế giới. Ngay cả khi một nhà phân tích quân sự nghiêm chỉnh như Tom Ricks của tờ Washington Post mới đây đã cảnh báo: “Tôi không chắc chắn những gì mà Trung Quốc làm ở Phi châu. Thế nhưng tôi có suy nghĩ khó chịu mà chúng ta sẽ đoán ra trong vòng 15 năm tới và sẽ phải thấy hối tiếc.”
Vậy mà Hoa Kỳ và Liên Xô đã trải qua phần lớn thời gian trong cuộc chiến tranh lạnh bằng việc tranh chấp nhau để có được ảnh hưởng trong các nước thuộc Thế Giới thứ Ba mà hiệu quả chỉ có chút ít. Nhiều tiền bạc được tiêu pha và nhiều sinh mạng đã mất đi, song kết cục chẳng có khác biệt gì nhiều về chuyện nước nào là kẻ có nhiều thế lực nhất ở Vientiane, Kinshasa, Luanda hoặc Managua.
Ngày nay điều này ít có ý nghĩa hơn. Như người đồng nghiệp Ben Friedman ở[Viện] Cato của tôi diễn giải, “Ít có cơ may rằng Trung Quốc có thể làm (gì) ở Phi châu để giúp họ mạnh hơn hoặc gây thiệt hại cho những lợi ích của Hoa Kỳ.” Nếu như Bắc Kinh thèm muốn đầu tư nhiều vào khu vực này với sức nặng của chút ít vị thế địa chính trị, thì tại sao Hoa Kỳ lại cần phải chống lại?
Thậm chí quan trọng hơn, Washington cần tránh khỏi bất cứ hình thức chạy đua vũ trang nào với Trung Quốc.
Tài liệu có tên Joint Operating Environment 2008 của Ngũ Giác Đài mới đây nhất đã tuyên bố rằng trong khi Bắc Kinh không “nhấn mạnh về tương lai một cách chính xác bằng những danh từ quân sự,” người Trung Quốc tính toán “rằng rốt cuộc sức mạnh đang gia tăng của họ sẽ cho phép họ thống trị Á châu và Tây Thái Bình Dương.”
Đánh giá thường niên của Ngũ Giác Đài về chi tiêu quân sự của Trung Quốc xem ra cho thấy nỗ lực có ý thức của Bắc Kinh là để xây dựng một lực lượng có khả năng ngăn cản sự can thiệp của Mỹ chống lại Trung Quốc ở Đông Á. Như một hệ quả, theo Aaron Friedberg, cho tới gần đây, cố vấn trưởng về chính sách đối ngoại của Phó Tổng thống Cheney, đã tỏ ra lo ngại là cân bằng sức mạnh “đang bắt đầu xoay chuyển, dưới một số các tình thế sai lạc, có thể tăng thêm nguy cơ của việc tính toán sai lầm và xung đột.”
Tuy nhiên câu hỏi là, cái gì cân bằng sức mạnh? Bắc Kinh không đặt ra một sự đe doạ gì tới lãnh thổ của Mỹ hoặc thậm chí cả các quyền sở hữu (các đảo) ở Thái Bình Dương và sẽ không làm như vậy trong vài thập kỷ tới, nếu như chuyện đe dọa có xảy ra.
Hoa Kỳ sở hữu một đội quân hùng mạnh hơn nhiều để bắt đầu - ví dụ như mười một hàng không mẫu hạm so với TQ chưa có chiếc nào hết - chi tiêu gấp năm lần hoặc nhiều hơn so với chi phí phòng thủ của Trung Quốc (chưa kể đến những chi phí ở Afghanistan và Iraq) và Hoa kỳ đang liên minh với hầu hết các quốc gia công nghiệp quan trọng nhất ở Á châu và Âu châu. Không có mối đe doạ hoặc đe doạ tiềm tàng của Trung Quốc đối với Mỹ.
Vấn đề ở đây là sự ảnh hưởng tương đối ở Đông Á và an ninh của bạn bè của Washington tại khu vực này. Tuy Trung Quốc cho tới lúc này đã và đang tỏ ra quả quyết hơn là thái độ hiếu chiến và các quốc gia châu Á này, đặc biệt là Nhật và Hàn Quốc, có thể làm được một cách riêng lẻ và hợp tác nhiều hơn cho an ninh khu vực.
Washington không nên do dự trong việc bán vũ khí cho các quốc gia bạn bè, bao gồm Đài Loan, bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc, song nên để yên cho họ có trách nhiệm trong vấn đề tự phòng thủ. Tất nhiên, một chính sách kềm hãm được tiếp tục bởi Bắc Kinh sẽ làm cho điều ấy dễ dàng hơn nhiều để Hoa Kỳ rút lui.
Trong bất cứ trường hợp nào, sẽ có ít việc để Washington có thể thực hiện, ít nhất là với cái giá có thể chấp nhận được, để duy trì cái ưu thế vượt trội của Hoa Kỳ dọc theo tuyến biên giới của Trung Quốc, trong lúc Trung Quốc - nền kinh tế của họ đã xếp vào hàng thứ hai hoặc ba trên thế giới, tùy vào tiêu chuẩn đánh giá - vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.
Washington sẽ phải dành hết số lượng tài nguyên lớn chưa từng có của mình cho quân sự, giữa cơn khủng hoảng kinh tế, để đảm bảo cho khả năng của mình vượt qua những khả năng còn hạn chế rất nhiều của Trung Quốc. Dù vậy, Bắc Kinh vẫn không chắc chấp nhận mãi mãi quyền bá chủ của Hoa Kỳ. Sự đối đầu nếu như không phải là xung đột chắc chắn sẽ xảy ra.
Giải pháp chọn lựa tốt hơn sẽ là làm dịu những căng thẳng về địa chính trị của Mỹ và chấp nhận một nước Trung Quốc có ảnh hưởng nhiều hơn trong khu vực riêng của họ . Trung Quốc sẽ phát triển quyền lực, bất chấp những ý muốn của Washington. Mục tiêu chính của Mỹ là cần phải đảm bảo rằng sự lớn mạnh này có tính chất hòa bình, như Bắc Kinh đã và đang hứa hẹn.
Các mối quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ-Trung Quốc đã trải qua ba mươi năm vào mùa thu năm ngoái. Mối quan hệ này đã tồn tại sau những thách thức lớn và chắc chắn là đối diện với nhiều thách thức lớn hơn trong tương lai. Thế nhưng bất chấp những khác biệt không thể nào tránh được giữa hai quốc gia, mối quan hệ ấy phụ thuộc nhiều vào việc củng cố các mối quan hệ của họ. Thế kỷ hai mốt sẽ xoay chuyển rất khác - và tích cực - nếu như Mỹ và Trung Quốc chứng tỏ ước muốn giúp đỡ cho những tham vọng về kinh tế và địa chính trị của nhau.

*Vụ phi cơ do thám EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ rớt xuống đảo Hải Nam của Trung Quốc năm 2001 (
xem thêm trên wikipedia)

Doug Bandow là một thành viên cao cấp của Viện Cato. Một cựu phụ tá đặc biệt cho Tổng thống Reagan, ông là tác giả của cuốn Foreign Follies: America’s New Global Empire (Nhà xuất bản Xulon) và đồng tác giả của cuốn The Korean Conundrum: America’s Troubled Relations with North and South Korea (Nhà xuất bản Palgrave/Macmilan).
-----------------------
Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
06/03/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/03/06/1776/
———————————————-

The National Interest
Balancing Beijing
by Doug Bandow
02.24.2009
http://www.nationalinterest.org/Article.aspx?id=20906



No comments: