Tiến
sĩ Jonathan London
Gửi
cho BBC Tiếng Việt từ Hong Kong
06/10/2015
Sau
nhiều nỗ lực và không biết bao nhiều vòng đàm phán, Hiệp định thương mại TPP,
là Hiệp định thương mại lớn nhất trong lịch sử, gồm 40% của tổng GDP toàn cầu,
cuối cùng đã được cả 12 nước thành viên đồng ý.
Dù vẫn còn một số trở ngại trong Quốc hội Hoa Kỳ...dường
như TPP đã được đàm phán thành công.
Việc này sẽ có những tác động đáng kể đối với sự
phát triển của nền kinh tế Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Vậy, dân Việt
Nam nên mừng về kết quả này? Hay mừng bao nhiêu %? Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ấn
tượng đơn giản, chưa sâu.
Thứ nhất, gần như tất cả những nhà quan sát đều đồng
ý “Việt Nam” sẽ là một trong những “người” thắng – tức là sẽ là một “big
winner,” chủ yếu vì TPP sẽ (1) mở rộng và nâng cao khả năng của các công ty sản
xuất tại Việt Nam để tiếp cận những thị trường lớn trong khối, trong đó có Hoa
Kỳ.
(2) Do đó, cũng sẽ khuyến kích FDI vào Việt Nam. Oh,
nhiều tiền hơn hả? Thế thì tốt quá! Phải không? Cũng tốt chứ, nhưng tiền đó sẽ
đi đâu, vào túi của ai? Các công ty (cả của Việt Nam lẫn ngoại quốc) sẽ ‘ăn’
bao nhiêu? Còn người dân? Những đồng tiền này sẽ tác động đến tài chính công cộng/ngân
sách nhà nước như thế nào? Nhiều câu hỏi lắm. Chính vì thế nói “Việt Nam” sẽ có
nhiều lợi ích là chưa được. Phải hỏi và nói cụ thể: Việt Nam là ai? Ai ở Việt
Nam sẽ được quyền lợi .v.v…
(3) Điểm được đề cập và nêu ít hơn nhưng tôi thấy
quan trọng hơn, liên quan đến khả năng của TPP để kích thích những bước phát
triển trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam.
Ở đây phải xin lỗi vì tiếng Việt của mình còn quá hạn
chế để nói/viết đúng. Theo Hiệp định TPP (cũng như hiệp định EU đã được ký cách
đây mấy tháng) để được miễn thuế v.v., những hàng hóa xuất khẩu ở Việt Nam phải
gồm những “đầu vào” (inputs) từ trong nước (hay các nước thành viên của TPP
khác).
Điều này có thể khuyến khích các nhà sản xuất tại Việt
Nam đầu tư nhiều hơn trong nước, và đồng thời giảm sự hấp dẫn của mô hình nhập
khẩu đầu vào từ Trung Quốc lắp ráp tại Việt Nam. Như nhiều người Việt Nam thấy,
kinh tế “lắp ráp” chưa thực sự là một nền kinh thế công nghiệp đúng nghĩa.
Khuyến
khích chất lượng
Như vậy, TPP có thể khuyến khích các ngành công nghiệp
ở Việt Nam có những bước đột phá đối với công nghệ, sáng tạo, v.v., đầu từ mạnh
hơn vào việc nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng...
Vậy, sao ở đầu bài tôi hàm ý chưa chắc nên mừng về
TPP? Tất nhiên, việc TPP sẽ mở rộng những cơ hội cho Việt Nam cũng như gia tăng
FDI vào Việt Nam là hai tác động hứa hẹn. Nhưng, cuối cùng, những lợi ích của
TPP đối với người dân Việt Nam sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của các thể chế chính
trị và kinh tế trong nước.
Với vị trí chiến lược và những lợi thế đó, chắc chắn
nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục có tăng trưởng từ 5% trở lên. Nhưng câu hỏi
đặt ra là không phải Việt Nam có thể có tăng trưởng kinh thế như thế nào mà là
chất lượng của sự phát triển của Việt Nam sẽ ra sao?
Nếu ở các nước tư bản có câu nói rằng chủ nghĩa tư bản
là quan trọng để cho những nhà tư bản quản lý, thì có lẽ ở Việt Nam có thể nói
kinh tế thị trường là quan trọng để thống trị bằng một hệ thống thiếu minh bạch.
Như vậy, đối với TPP tôi thấy nếu cải cách thể chế
theo hướng minh bạch bao nhiều, số người dân Việt Nam có lý do để mừng về Hiệp
định TPP sẽ tăng bấy nhiêu.
Tóm lại: TPP sẽ mang lại những cơ hội tốt cho Việt
Nam. Nhưng những tác động của TPP tới sự phát triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc
nhiều vào sự phát triển của các thể chế chính trị, kinh tế ở Việt Nam trong những
năm tới. Còn sớm là đúng.
---------------------------------
Bài đã đăng trên trang web cá nhân, thể hiện quan
điểm riêng của tác giả, tiến sỹ, giảng viên tại Đại học Thành thị Hong Kong.
No comments:
Post a Comment