Rukmani Gupta
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Mon, 10/24/2011 - 19:06
Một số nước đang kêu gọi Ấn Độ nên đóng một vai trò tích cực hơn trong vùng biển Nam Trung Hoa. Không cần thế đâu - Trung Quốc có quá nhiều điều để mất nếu cứ gia tăng các tranh chấp về lãnh thổ.
Vấn đề Biển Đông - và vai trò của Trung Quốc tại đó - từng là chủ đề được bàn cãi nhiều, đặc biệt từ sau Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội vào cuối tháng Bảy. Thật vậy, nhiều người tin rằng vùng Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có khả năng sẽ nổi lên như một điểm xung đột nóng trong những năm tới.
Các bằng chứng cho niềm tin này có thể tìm thấy trong những lời lẽ trao đổi căng thẳng giữa các bên tranh chấp - đáng chú ý nhất là giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippine. Trong khi đó, một tuyên bố của Hoa Kỳ rằng họ có một "quyền lợi quốc gia trong khu vực" như một cam kết tham dự tích cực, phần lớn đã được nhìn như một nỗi thất vọng từ phía Trung Quốc. Trong những tuần gần đây, những lời tuyên bố nhằm tái khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên Biển Đông và cảnh báo Ấn Độ về cuộc đầu tư trong khu vực của các quan chức Trung Quốc, được xem như dấu hiệu hung hãn của Trung Quốc có khả năng kết tủa.
Những đề nghị về sự tham gia lớn hơn của Ấn Độ trong khu Biển Nam Trung Hoa tranh chấp được thực hiện trên cơ sở rằng Ấn Độ phải được mạnh mẽ trong các giao dịch với Trung Quốc. Việc tiếp tục các đầu tư của ONGC Videsh Limited (OVL) trong các khu vực năng lượng của Việt Nam chắc chắn là nên thực hiện. Trong thực tế, không có dấu hiệu gì cho thấy là chính phủ Ấn Độ sẽ suy tính khác đi. Hiện diện của OVL tại Việt Nam không phải là một hiện tượng mới có. Liên doanh khai thác dầu và khí đốt ngoài khơi đầu tiên của họ cùng với Petro VietNam và BP tại khu mỏ Lan Tây ở Việt Nam đã đi vào hoạt động từ năm 2003. Các thoả thuận về đầu tư hiện đang nằm trong các bản tin hàng đầu đã từng được ký kết hồi tháng 5 năm 2006, đây là một dự án sẽ không thể dừng lại vì những tuyên bố quanh co của Trung Quốc.
Nhưng những gì đáng lo ngại là đề nghị Ấn Độ nên mở rộng sự tham dự đến việc nắm lấy một vai trò tích cực trong chính các tranh chấp lãnh thổ, và rằng Ấn Độ cần tích cực mở rộng sự hiện diện hải quân của mình - hoặc là để bảo vệ các khoản đầu tư của OVL hoặc để bảo vệ các thông tin liên lạc của đường biển. Một mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn với Việt Nam, với những lời tranh cãi căng thẳng của Việt nam trong các tranh chấp ở Biển Đông và lịch sử từng chống lại người anh em to lớn sẽ mang mại nguyên nhân để Ấn Độ nên tham gia và trang bị cho Việt Nam để giành được chiến thắng trong một cuộc chiến tranh ở Biển Đông.
Những đề nghị xác định lại chính sách của Ấn Độ và mối quan hệ với Việt Nam đối với vùng biển Nam Trung Hoa này đúng là còn quá sớm. Dù có thương thảo, cuộc xung đột ở Biển Đông có thể cũng không thể tránh khỏi. Nếu lịch sử những cuộc đối thoại giữa các bên có mang lại một dự báo nào, thì chính là những căng thẳng hiện tại có thể còn tiếp tục di chuyển về phía trước. Trong hậu quả từ những lời tuyên bố của Hoa Kỳ và những cuộc va chạm của các tàu đánh cá, ASEAN và Trung Quốc đã thoả thuận với nhau bản Hướng dẫn về việc thi hành Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa tại Hội nghị thượng đỉnh Bali vào tháng bảy năm 2010. Và căng thẳng gần đây cũng có thể thúc đẩy các bên đi đến một loại luật lệ về hành xử có tính ràng buộc hơn. Điều này không phải để nói rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và các vấn đề chủ quyền sẽ giải quyết được, mà là chắc chắn có thể trở nên dễ quản lý hơn để ngăn chặn xung đột quân sự.
Có một lợi ích chung trong việc làm cho các tranh chấp này dễ giải quyết hơn, chủ yếu bởi vì, bất chấp những lời lẽ khoa trương về lòng yêu nước, các bên tranh chấp đều nhận thấy có những lợi ích vật chất thực sự đang bị đe dọa. Một sự gián đoạn hàng hải thương mại ngang qua Biển Đông sẽ dẫn đến thiệt hại về kinh tế - không chỉ riêng với các quốc gia vùng duyên hải. Cho đến nay, không một bên tranh chấp nào, bao gồm cả Trung Quốc, dám thách thức đến các các nguyên tắc tự do hàng hải thương mại toàn cầu ngang qua Biển Đông. Các nước trong khu vực từng là thành phần ký kết trong UNCLOS, vốn cho thấy rằng "Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong một khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý đối với tài nguyên thiên nhiên, một số hoạt động kinh tế, được thi hành quyền tài phán về nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường" nhưng cũng nói rằng "Tất cả các Quốc gia khác đều có quyền tự do hàng hải và hàng không qua vùng đặc quyền kinh tế, cũng như được tự do ráp đặt cáp tàu ngầm và đường ống dẫn dầu". Do đó, các đe dọa có tiềm năng đến SLOCS có vẻ hơi bị phóng đại.
Cũng là thích hợp để nhớ rằng các nước có liên quan xem cuộc tranh chấp chỉ như một yếu tố trong các quan hệ song phương lớn hơn. Biển Đông chắc chắn không phải là bài toán duy nhất để qua đó các quốc gia nhỏ hơn xem xét được mối quan hệ của mình với Trung Quốc. Ví dụ như, Tổng thống Philippines Benigno Aquino, đã tuyên bố rằng tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là một khía cạnh của mối quan hệ với Trung Quốc.
Cả Việt Nam, cũng đã không để cho mối quan hệ với Trung Quốc bị cản trở bởi các tranh chấp trên Biển Đông. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, vừa thăm Bắc Kinh tháng này, với bản tuyên bố chung đã ban hành có nói rằng hai bên sẽ "tích cực thúc đẩy hợp tác trong các khai thác dầu khí ngoài khơi. bản tuyên bố cũng đồng ý rằng các cuộc đàm phán hướng tới một giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) sẽ được đẩy mạnh, hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ được tăng cường, một đường dây nóng giữa Bộ trưởng Quốc phòng sẽ được thành lập và các mối quan hệ liên lạc giữa các quan chức cấp cao sẽ được gia tăng. Như vào tháng Bảy năm 2011, Trung Quốc, được xếp hạng thứ 14 trong số các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam, đã có 805 dự án hoạt động tại Việt Nam với giá trị vốn đầu tư 4.2 tỷ. Hơn nữa, Trung Quốc từng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ năm 2004. Thương mại song phương giữa hai nước có giá trị 27 tỷ USD trong năm 2010. Trong trường hợp có chiến sự, nạn nhân đầu tiên sẽ là các mối quan hệ kinh tế, một hậu quả mà cả hai nước đang cố gắng để tránh khỏi.
Bất chấp các mẩu ý kiến trên tờ Toàn Cầu Thời báo như thế nào, không có lý do gì để nghi ngờ rằng Trung Quốc không muốn leo thang xung đột trong khu vực. Mặc dù các bình luận từ Hoa Kỳ đã cho rằng Trung Quốc coi Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) một một "quyền lợi cốt lõi", không tìm thấy một văn bản chính thức nào của Trung Quốc chứng thực được cho điều này. Ngoài ra, sự thận trọng của Trung Quốc cũng có thể được xem như là một sự phản ánh khả năng quân sự của Trung Quốc, không được coi là đủ mạnh để giành chiến thắng một cuộc chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa. Trong thực tế, tờ Tin tức Quốc phòng Nhà nước Trung Quốc, được Bộ Chính trị của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc xuất bản, từng gắn kết việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đến việc tự bắn vào chân mình. Sử dụng vũ lực chẳng những không mang ASEAN lại với nhau trong vấn đề này, nó còn có thể hình dung được sự liên quan của Hoa Kỳ và Nhật Bản, khiến làm hỏng kế hoạch tiếp tục tăng trưởng kinh tế và phá vỡ thế ngoại giao của Trung Quốc. Do đó, những tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có thể được xem như những nỗ lực phóng đại các đòi hỏi để đảm bảo cho một tư thế đàm phán hiệu quả hơn.
Để Ấn Độ phải xem xét lại chính sách của mình nhằm chống lại một bối cảnh như vậy trong vùng Biển Đông sẽ là liều lĩnh, đặc biệt khi Ấn độ không biết rõ được một đối tác như Việt Nam sẽ sẵn lòng leo thang các xung đột với Trung Quốc của mình ra sao. Dù xem việc leo thang xung đột cũng không phải là lợi ích cho phía Trung Quốc, vẫn không chắc được rằng Trung Quốc có sẽ sử dụng đến vũ lực quân sự để làm gián đoạn hoạt động của OVL hay không.
Tất cả những điều này có nghĩa là không có nhu cầu để Ấn Độ phải có vai trò trong các tranh chấp lãnh thổ mà họ không có liên quan. Có lẽ Ấn Độ nên bỏ bớt đi một trang trong cuốn sách của Hoa Kỳ về vấn đề này. Mặc dù tuyên bố là có một "quyền lợi quốc gia" về vấn đề này, Hoa Kỳ đã thẳng thừng tuyên bố rằng mình sẽ không đứng về bên tranh chấp lãnh thổ nào. Sửa đổi, bổ sung chính sách Ấn Độ về vấn đề này nên được dựa trên một sự hiểu biết rõ ràng về những gì Ấn Độ nên dựa vào để có lợi, và quyền lợi quốc gia của Ấn độ sẽ nên được củng cố như thế nào cho tốt nhất. Mối quan hệ của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á không phải là đơn chiều, và không hướng tới việc kiểm soát các dấu ấn của Trung Quốc trong khu vực.
Còn đối với các hỗ trợ quân sự cho hoạt động của OVL, vấn đề nên được phản ánh một cách nghiêm túc. Việc xây dựng một khả năng để ngăn chặn những dự cố bất ngờ, hoàn toàn khác với việc hỗ trợ đầu tư bằng sức mạnh quân sự. Đây là một vấn đề sẽ làm ảnh hưởng đến các liên doanh của Ấn Độ trên toàn cầu. Ấn Độ có chuẩn bị - cả trong ý nghĩa về quân sự và các ý định từ chính sách - để gửi quân đội đến hỗ trợ cho các liên doanh như vậy hay không ? Đây là một quan điểm còn quan trọng hơn cả mối quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam hoặc Trung Quốc - và là một câu hỏi về giá trị và tầm nhìn của Ấn Độ.
Nguồn: The Diplomat
.
.
.
No comments:
Post a Comment