Tuesday, October 11, 2011

TRUNG HOA HẠ CÁNH - NHẸ NHÀNG MÀ KHÔNG NẶNG NỀ (Stephen S. Roach)


Stephen S. Roach

BS Hồ Hải dịch
Thứ hai, ngày 10 tháng mười năm 2011

Bài viết của Stephen S. Roach, một thành viên của khoa tại Yale University, là Chủ tịch điều hành danh dự của Tổ chức tài chính Morgan Stanley châu Á và là tác giả của cuốn: The Next Asia.

NEW HAVEN – Nền kinh tế Trung Hoa đang chậm lại. Điều này là không có gì ngạc nhiên đối với một nền kinh tế xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu toàn cầu đang sút kém. Tuy nhiên, sự giảm tốc độ sản xuất công nghiệp trước mắt của Trung Hoa có thể quản lý được và tiếp nhận một cách nhiệt tình. Những lo ngại rằng một tình trạng hạ cánh nặng nề là sự thổi phồng.

Để chắc chắn điều này, các dữ liệu kinh tế cho thấy đã dịu lại. Các chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất (PMI: Purchasing managers’ indices)(1) hiện nay đang đe dọa ngưỡng "50", từ lâu đã được kết hợp với điểm hoà vốn (break-even point)(2) giữa mở rộng và co lại của tình hình sản xuất. Xu hướng giảm tương tự cũng được thấy rõ trong một loạt các chỉ số hàng đầu khác nhau, từ những yếu tố mong đợi của người tiêu dùng, cung cấp tiền bạc, và thị trường chứng khoán, đến sản xuất thép, kinh doanh sản phẩm công nghiệp và công trình xây dựng mới khởi động.

Nhưng điều này không phải là năm 2008. Lúc đó (back then), thương mại toàn cầu sụp đổ, báo trước rằng giảm 10,7% khối lượng thương mại thế giới trong năm 2009 – thị trường co hẹp lớn nhất hàng năm kể từ những năm 1930. Đáp lại, hoạt động xuất khẩu của Trung Hoa đong đưa từ tăng trưởng hàng năm 26% trong tháng 7 năm 2008, xuất khẩu đã co lại đến 27% vào tháng 2 năm 2009. Tuần tự GDP tăng trưởng chậm lại với tý lệ thấp một con số - gần như đứng yên theo tiêu chuẩn Trung Hoa. Và hơn 20 triệu lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị bị mất việc làm của họ theo xuất khẩu bị đình trệ với một báo cáo của lãnh đạo tỉnh Quảng Đông. Vào cuối năm 2008, Trung Hoa trong đau đớn tương đương với một cuộc suy thoái toàn diện đang diễn ra.

Nhờ vào một gói kích thích tài chính khổng lồ, Trung Hoa đã thay đổi hướng đi từ vực thẳm vào đầu năm 2009. Nhưng phải trả một cái giá cho sự bùng nổ đầu tư tài trợ từ ngân hàng. Nợ chính quyền địa phương tăng vọt, và đầu tư bất động sản tăng đến mức chưa từng có chiếm đến 50% GDP. Nỗi sợ hãi về một cuộc khủng hoảng ngân hàng nổi lên, sự sụp đổ sắp xảy ra của một bong bóng bất động sản khổng lồ, và lạm phát phi mã. Bây giờ, thêm một cuộc khủng hoảng đau đớn châu Âu đến, và căn bệnh năm 2008 tái phát dường như không còn xa vời.

Trong khi những vấn đề cốt lõi của sự thật trong những mối quan tâm đặc biệt của Trung Hoa, là chúng không tự bao hàm một cuộc hạ cánh nặng nề. Các khoản nợ xấu (nonperforming loan: NPL) của chính phủ địa phương với ngân hàng chắc chắn sẽ gia tăng đến 1,7 nghìn tỷ Mỹ kim, phần lớn trong số đó là phát sinh trong quá trình kích thích kinh tế năm 2008-2009. Tuy nhiên, lo ngại sự suy thoái do chất lượng cho vay bị phóng đại.


Lý do: Với sự di cư từ nông thôn ra đô thị dự kiến ​​s vượt quá 310 triu người trong vòng 20 năm ti, có lý do để tin rng có rt nhiu nhu cầu rõ ràng nhà ở sẽ được tiêu thụ đều đặn. Cũng giống như Phố Đông Thượng Hải vào cuối những năm 1990, những "thành phố ma" của Trung Hoa ngày nay có thể là những cụm trung tâm đô thị trong tương lai không xa. Trong khi đó, các ngân hàng Trung Hoa dồi dào tiền gửi có tính thanh khoản dư dật giải quyết các thiệt hại tiềm năng; tỷ lệ tiền cho vay trên tiền gửi toàn hệ thống là chỉ có khoảng 65% - thấp hơn mức trước khủng hoảng, tỷ lệ này thường gần 120%, theo một phân tích gần đây của nhóm nghiên cứu Xerion của công ty dịch vụ tài chính tư nhân độc lập Perella Weinberg Partners.

Cũng không phải là thị trường bất động sản Trung Hoa sắp nổ tung. Mà là có một sự bùng nổ xây dựng và đầu cơ thái quá đã xảy ra. Nhưng một năm rưỡi trước đây, chính phủ đã mạnh mẽ để làm giảm mua sắm nhiểu tài sản ở một cá nhân - nâng cao chi phí thanh toán đến 50% cho ngôi nhà thứ hai và 100% đối với nhà thứ ba. Trong khi đó, tạm dừng nhiều hoạt động đầu cơ, bằng cách giữ giá nhà vẫn ở mức cao – thúc đẩy các vấn đề về khả năng chi trả kéo dài phục vụ cho tầng lớp trung lưu mới nổi của Trung Hoa.

Tuy nhiên vấn đề đó, sự mất cân bằng lớn trong thị trường bất động sản của Trung Hoa không thể xảy ra trong hai thập kỷ tiếp theo. Trong khi có thể bất tương xứng cung cầu là có thể xảy ra trong bất cứ năm nào, vì với mức trung bình khoảng 15 triệu công dân dự kiến ​​s di chuyn t nông thôn đến các khu vc mi đô th hoá mi năm, cu s gp cung. Trong khi đó, có nhng du hiệu đáng khích lệ lạm phát bất động sản hiện nay đang chùng lại: 46 trong số 70 thành phố lớn của Trung Hoa, giá bất động sản hoặc bị từ chối hoặc không ai mua trong tháng 8 năm 2011 so với 31 thành phố có tình trạng tương tự vào tháng Bảy.

Lạm phát luôn luôn là một nguy cơ nghiêm trọng ở Trung Hoa - đặc biệt là với sự gia tăng trong chỉ số giá tiêu dùng của đất nước được thông báo tăng qua ngưỡng 6% trong mùa hè này. Chính phủ Trung Hoa đã phản ứng mạnh mẽ trên bốn mặt trận.

Thứ nhất, lạm phát thực phẩm, chiếm khoảng một nửa sự gia tăng giá tổng thể gần đây, đã được giải quyết bằng biện pháp hành chính là cắt giảm chi phí phân bón và loại bỏ tình trạng thắt nút cổ chai bằng cách tăng nguồn cung thịt heo, dầu ăn, và các loại rau quả. Thứ hai, trong một nỗ lực cắt giảm tình trạng cho vay ngân hàng vượt mức, tỷ lệ dự trữ tăng lên chín lần trong 11 tháng qua. Thứ ba, tỷ lệ giá trị đồng Nguyên đã nhích lên. Cuối cùng - và có lẽ quan trọng nhất - Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã tăng tỷ lệ ký quỷ chính sách tiêu chuẩn lên gấp năm lần kể từ tháng 10 năm 2010. Ở mức 6,5%, lãi suất cho vay một năm hiện nay là cao hơn 0,3% so với tỷ lệ lạm phát của tháng Tám.

Nếu lạm phát thực phẩm hạ xuống hơn nữa, và tỷ lệ lạm phát bắt đầu hội tụ ở tỷ lệ trung tâm là 3% (đối với hàng hoá không phải thực phẩm), kết quả sẽ tương đương với việc "thắt chặt tiền tệ thụ động" trong những điều kiện thực tế chấp nhận (điều chỉnh lạm phát) - về một cách chính xác những nhu cầu cần thiết cho Kinh tế Trung Hoa dễ bị lạm phát.

Tất cả điều này nhấn mạnh một bề nổi hào nhoáng của một tảng băng chìm (a potential silver lining). Một nền kinh tế Trung Hoa ngày càng không cân bằng không có thể đủ khả năng tăng trưởng GDP liên tục 10%. Rằng không có tái phát nghiêm trọng của cú sốc nhu cầu bên ngoài của năm 2008 – đây là một một kết quả có khả năng xảy ra, ngoại trừ châu Âu bị nổ tung – nên nó có lý do để hy vọng cho một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng với tăng trưởng GDP khoảng 8%. Cần điều chỉnh xuống đến tốc độ phát triển bền vững hơn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế gặp khó khăn dài hạn vì những yếu tố như: tiêu thụ tài nguyên quá đáng, thị trường lao động thắt nút cổ chai, thanh khoản quá mức, sự tích tụ một lượng lớn dự trữ ngoại hối, và các áp lực lạm phát gia tăng.

Đối với Trung Hoa, có một ý nghĩa sâu hơn với những phát triển toàn cầu gần đây. Một lời cảnh báo sâu sắc quan trọng thứ hai đã được đưa ra trong ba năm qua đã thiêu rụi nền kinh tế xuất khẩu. Đầu tiên là Hoa Kỳ, và bây giờ Châu Âu - là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Hoa gặp rắc rối nghiêm trọng và không còn có thể được tính là nguồn nhu cầu bên ngoài đáng tin cậy, bền vững nữa. Kết quả là, hiện nay có câu hỏi lớn về sự nuôi dưỡng mô hình tăng trưởng lâu dài dựa vào xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Hoa.

Theo đó, Trung Hoa đã không có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc chuyển hướng một cách nhanh chóng để thực hiện các sáng kiến ​​ng h tiêu th trong nước gn đây đã ban hành trong kế hoch năm năm ln th 12. Quá trình chuyn đổi chiến lược là tt c v nhng gì cho một Trung Hoa hiện đại. Đó là những gì đã xảy ra 30 năm trước đây, khi cải cách kinh tế bắt đầu. Và nó cần xảy ra một lần nữa cho hôm nay. Đối với Trung Hoa, hạ cánh nhẹ nhàng sẽ giúp một cánh cửa cơ hội tạo ra áp lực ở phía trước đối với nhiệm vụ đáng gờm của việc tái cân bằng kinh tế ngày càng cấp bách.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

Ghi chú của người dịch:

1. Chỉ số tổng hợp về tình hình sản xuất (PMI: Purchasing managers’ indices): hay còn gọi là Chỉ số quản lý mua hàng PMI (Purchasing Managers Index) phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ phần trăm số nhà quản lý phụ trách việc mua hàng cho rằng tình hình kinh doanh tháng này tốt hơn tháng trước. Ở Mỹ, dữ liệu phân tích PMI được thu thập qua một cuộc khảo sát 400 nhà quản lý phụ trách việc mua hàng thuộc khu vực sản xuất về 5 yếu tố với trọng số cho từng yếu tố khác nhau: sản lượng (25%), số đơn đặt hàng mới (30%), tốc độ giao hàng của nhà cung cấp (15%), hàng tồn kho (10%) và tình trạng việc làm (20%).


Thị trường chứng khoán Mỹ luôn có biến động mạnh nếu PMI được công bố không đúng như dự đoán của nhà đầu tư. PMI có khoảng dao động từ 0-100 (%), trong đó, mốc 50 điểm là ranh giới giữa sự thu hẹp và mở rộng sản xuất.

Tại Mỹ, PMI được Viện quản lý nguồn cung ISM công bố thường kỳ vào 10h sáng (giờ miền Đông) ngày làm việc đầu tiên mỗi tháng. Từ tháng 10/2003, JPMorgan cho ra đời chỉ số PMI toàn cầu theo kết quả cuộc khảo sát 7600 giám đốc mua hàng từ 26 quốc gia, chiếm 83% GDP toàn cầu. Kể từ tháng 8, PMI toàn cầu đã vượt mốc 50, cho thấy kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục. Không rõ tác giả có áp dụng những tiêu chuẩn của Mỹ cho Trung Hoa hay không trong bài viết này?


2. Điểm hoà vốn (break-even point): Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó Tổng doanh thu bằng Tổng chi phí. Hay nói cách khác thì tại điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu thu được lợi nhuận.

Xác định điểm hòa vốn nhằm:
1. Thiết lập một mức giá hợp lý
2. Đạt mục tiêu hiệu quả nhất trong khi kết hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.
3. Để xác định thu hút và phân bổ tài chính trong các chiến lược khác nhau trong doanh nghiệp.
4. Được sử dụng trong phân tích tính hiệu quả của dự án kinh doanh.


Công thức tính:
Q = FC / (Po - Vc)
Trong đó:
1. Q: Là sản lượng hòa vốn
2. FC: Chi phí cố định
3. Vc: Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm.
4. Po: Giá sản phẩm.


Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất bóng đèn, chi phí cố định là 20 triệu VNĐ. Chi phí biến đổi trên mỗi sản phẩm là 10.000 VNĐ. Giá bán mỗi sản phẩm trên thị trường là 30.000 VNĐ. Vậy doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn tại mức sản lượng là:
Q = 20.000.000 / ( 30.000 - 10.000) = 1.000 ( bóng đèn)


Các bài viết của ông Stephen S. Roach đã được dịch trên blog này:

.
.
.

No comments: