Monday, October 10, 2011

THẤY GÌ ĐÀNG SAU "CHIẾM PHỐ WALL" ? (David Cay Johnston)



Tác giả: David Cay Johnston*
Bài đã được xuất bản.: 10/10/2011 06:00 GMT+7

Có hai chủ đề cơ bản nổi lên trong các cuộc đối thoại với những người biểu tình. Một là việc tầng lớn siêu giàu ở Mỹ đang “sở hữu” các chính trị gia; hai là các phương tiện truyền thông đang nhìn nhận các sự kiện lần này qua con mắt của giới thượng lưu.

Để ý kỹ các cuộc biểu tình "Chiếm phố Wall" ở New York và trên khắp nước Mỹ, đặc biệt khi các cuộc biểu tình này tiếp tục kéo dài qua những tháng lạnh giá của mùa bầu cử năm nay, hoặc nếu cảnh sát được ra lệnh dùng bạo lực chấp dứt các cuộc biểu tình, sẽ thấy chắc một điều, các cuộc biểu tình này đang lan tràn mạnh mẽ.

Các cuộc biểu tình hé lộ nhiều biểu hiện về những thay đổi lớn trong nền chính trị Hoa Kỳ qua việc tạo ra những không gian chung cho những người có quan điểm "khác biệt một cách hoang dã" thể hiện mình. Mấu chốt ở chỗ, liệu họ thúc đẩy được gì cho những thay đổi lớn trong thế hệ lãnh đạo chính trị Mỹ trong năm 2013, và liệu người Mỹ có quay lại với đa số các nhân vật đương nhiệm ở cả hai Đảng tại tất cả các cấp bậc trong chính phủ nữa hay không.

"Chiếm phố Wall" khác biệt cơ bản với nhiều cuộc biểu tình mà tôi đã từng theo dõi trong hơn bốn thập kỷ qua. Thay vì như trước đây, người tham gia biểu tình thường có cùng chung một mối quan tâm (như phản đối chiến tranh, phản đối bóc lột, hay cùng là thành viên của Tea Party), những người biểu tình lần này tập hợp lại từ những thành phần có quan điểm, kinh nghiệm và nền tảng khác biệt hẳn nhau, cùng tụ tập quanh một vấn đề chung: phản đối giới ngân hàng đang làm tổn hại nước Mỹ.

Có hai chủ đề cơ bản nổi lên trong các cuộc đối thoại với một vài trong số hàng trăm người biểu tình ở công viên Zuccotti. Một là việc tầng lớn siêu giàu ở Mỹ đang "sở hữu" các chính trị gia; hai là các phương tiện truyền thông đang nhìn nhận các sự kiện lần này qua con mắt của giới thượng lưu.

Mặc dù Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang, rất thông cảm với những người biểu tình, ông vẫn phát biểu với Ủy ban kinh tế hỗn hợp của Quốc hội hôm thứ tư vừa rồi, "Nhìn chung, tôi nghĩ mọi người đang khá là không được vui với tình trạng hiện nay của nền kinh tế và với tất cả những gì đang xảy ra. Họ đổ lỗi các vấn đề trong ngành tài chính lên cho chúng ta và không hài lòng với các phản ứng về chính sách của Washington. Tôi không thể đỗ lỗi lại cho họ. Tất nhiên con số 9% thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế chậm chạp không phải là tình trạng tốt."

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, tỷ phú Warren Buffet thì đã đứng về phía người biểu tình.
Lắng nghe những người biểu tình trong công viên Zuccotti, bạn sẽ nghe được những chủ đề chung từ những người theo chủ nghĩa tự do, những anh lái xe tải, các giáo sư đại học, những người vô thần và tín hữu. Một số có quan điểm rõ ràng, nhiều người khác chỉ có ý kiến chung chung, nhưng họ đều thống nhất ở suy nghĩ, tầng lớp siêu giàu, đặc biệt là những nhà tài chính là những kẻ cắp tinh vi.

Dan Halloran, một thành viên hội đồng thành phố New York, vốn có quan hệ với dân biểu của Đảng cộng hòa Ron Paul, cũng hòa trong đám đông và khiến mọi người quan tâm tới quan điểm của ông về sự sa sút của nền kinh tế và các yêu cầu cho các thị trường.

"Từ những gì tôi nhìn thấy trên truyền hình, tôi đã nghĩ rằng mọi người ở đây đều dưới 30 tuổi và chưa bao giờ có công ăn việc làm", Dan miêu tả hình ảnh của giới truyền thông về những người biểu tình. Dan nói, những người mà anh từng trò chuyện, trong đó có cả những người mà về cơ bản anh đã bất đồng quan điểm, đều mong mỏi được làm việc và rất sợ hãi khi không biết chính xác chuyện gì đã xảy ra, nhưng vẫn khăng khăng rằng họ cần làm việc và rằng những lãnh đạo được bầu lên dường như chẳng bận tâm đến mọi sự.

Brendan Burke, một người lái xe tải và một nhạc sỹ punk rock đã từng theo học Triết học trong trường đại học cho rằng, từ khi các cuộc biểu tình nổ ra từ 3 tuần trước "Tôi đã nghe hàng ngàn vấn đề khác nhau mà mọi người quan tâm: lương trả cho giáo viên bất cập, sự thiếu hụt công ăn việc làm, người giàu không trả thuế công bằng,..."
Burke nói, anh trông đợi các cuộc biểu tình sẽ liên kết được sức mạnh vì "tình trạng nặng nề này đã tồn tại nhiều năm, im lặng là cách các ngân hàng xử lý mớ hỗn độn này, và chẳng ai động đến họ cả."

Aristotle đã kết luận, "Dân chủ là khi người nghèo, chứ không phải những người giàu có - là người làm chủ". Nhiều người biểu tình có lẽ không biết đến triết lý cổ xưa đó, nhưng triết lí đó thấm đẫm trong cuộc biểu tình "Hãy chiếm lấy phố Wall" lần này, mang lại khả năng thay đổi nước Mỹ từ những gì mà Aristotle đã miêu tả, khi tình trạng xã hội bị thâu tóm bởi những "kẻ đầu sỏ" quay trở lại thành nền dân chủ đại diện.

* David Cay Johnston là nhà báo từng giành giải thưởng Pulitzer năm 2001 và có 13 năm làm việc tại The New York Times. David từng giành giải Pulitzer cho thể loại điều tra doanh nghiệp, trong đó lật tẩy những kẽ hở và bất bình đẳng trong hệ thống thuế Hoa Kỳ. David có nhiều cuốn sách được xếp vào hàng bán chạy nhất.
.
.
.

No comments: