Uyên Thao
14-10-2011
Cõi Trời Cõi Ta là tác phẩm thứ tư của Hoàng Dung sau Chiến Tranh Đông Dương 3, Đi Vào Cõi Vô Cùng và Sau Bức Màn Đỏ.
Một thắc mắc có thể đã hiện ra về thế giới chữ nghĩa của tác giả: Bằng cách nào lại lưu tâm được tới diễn biến của những tinh cầu cao thẳm trong cõi vô cùng trong khi bị vây hãm giữa hàng loạt cảnh ngộ gắn liền với mặt đất?
Chiến Tranh Đông Dương 3 mở đầu bằng các chi tiết lịch sử hận thù giữa hai dân tộc Miên – Việt để nhìn lại cuộc chiến được đặt tên là Chiến Tranh Đông Dương 3. Trong khi đó, Sau Bức Màn Đỏ chấm dứt bằng những dòng tâm sự:
Một thắc mắc có thể đã hiện ra về thế giới chữ nghĩa của tác giả: Bằng cách nào lại lưu tâm được tới diễn biến của những tinh cầu cao thẳm trong cõi vô cùng trong khi bị vây hãm giữa hàng loạt cảnh ngộ gắn liền với mặt đất?
Chiến Tranh Đông Dương 3 mở đầu bằng các chi tiết lịch sử hận thù giữa hai dân tộc Miên – Việt để nhìn lại cuộc chiến được đặt tên là Chiến Tranh Đông Dương 3. Trong khi đó, Sau Bức Màn Đỏ chấm dứt bằng những dòng tâm sự:
“…Sau năm năm sống trong xã hội chủ nghĩa, là một người bình thường, giờ đây tôi vẫn cảm thấy ghê sợ tác dụng của nó trên con người và quan hệ giữa con người. Tự nhận là thuộc giai cấp tiền phong, tiên tiến, được “giác ngộ”, được “mặt trời chân lý chiếu qua tim”, chế độ đã nhồi sọ đảng viên coi người khác như cỏ rác, và càng được lên cao, càng có thái độ duy ngã độc tôn. Ngoài ra, nhân danh đạo đức cách mạng, nhân danh quyền lợi tối thượng của đảng, chế độ đã cho phép khai thác những khía cạnh đi ngược lại luân lý và phong hóa cũ, khiến con người nhiều khi bị ép buộc và khuyến khích gian dối, nịnh bợ, dòm ngó và làm hại lẫn nhau.
Tác phẩm của Hoàng Dung
Nguồn: OntheNet
Nguồn: OntheNet
Hãy đọc một đoạn trong bài Một Nửa Thế Giới… trên báo Quân Đội Nhân Dân ngày 9-3-2007 ca tụng một người vợ:
“Một chị là cơ sở cách mạng nuôi giấu ông (Lê Duẩn) trong phòng ngủ, bất chợt người chồng trở về và nổi cơn ghen khiến ông có nguy cơ bại lộ. Chị cơ sở báo động và xin chỉ thị có cần phải “khử” người chồng hay không ...”
Tôi đã lợm giọng khi đọc những hàng chữ viết về cái tình nghĩa vợ chồng tiến bộ đến mức đó, nhất là bài báo mới được viết hơn bốn tháng trước đây…”
Với tâm cảnh đó, làm sao tác giả có thể nghĩ đến trăng sao để viết nên Đi Vào Cõi Vô Cùng và xây dựng tác phẩm “Cõi Trời Cõi Ta” bằng các kiến giải về nguyên do hình thành vũ trụ cách đây 15 tỷ năm mà thái dương hệ dù gồm hàng tỷ mặt trời vẫn chỉ là một thiên hà trong hàng trăm tỷ thiên hà cách xa nhau có khi tới vài triệu năm ánh sáng với tốc độ chỉ cần một phần 75 giây đồng hồ đã vượt qua 4000 cây số.
Các con số đã mở ra một không gian mà trí tưởng tượng của con người vô phương hình dung nổi về tầm vóc bao la. Nhưng Hoàng Dung không ngừng ở việc mô tả mức vô biên của vũ trụ mà đi sâu hơn tới các dẫn giải về nguyên nhân cùng cách thế hình thành sự sống từ khi bắt đầu có trái đất và các yếu tố đưa đến con người xuất hiện.
Với tâm cảnh đó, làm sao tác giả có thể nghĩ đến trăng sao để viết nên Đi Vào Cõi Vô Cùng và xây dựng tác phẩm “Cõi Trời Cõi Ta” bằng các kiến giải về nguyên do hình thành vũ trụ cách đây 15 tỷ năm mà thái dương hệ dù gồm hàng tỷ mặt trời vẫn chỉ là một thiên hà trong hàng trăm tỷ thiên hà cách xa nhau có khi tới vài triệu năm ánh sáng với tốc độ chỉ cần một phần 75 giây đồng hồ đã vượt qua 4000 cây số.
Các con số đã mở ra một không gian mà trí tưởng tượng của con người vô phương hình dung nổi về tầm vóc bao la. Nhưng Hoàng Dung không ngừng ở việc mô tả mức vô biên của vũ trụ mà đi sâu hơn tới các dẫn giải về nguyên nhân cùng cách thế hình thành sự sống từ khi bắt đầu có trái đất và các yếu tố đưa đến con người xuất hiện.
Tác phẩm của Hoàng Dung do Tiếng Quê Hương ấn hành
Nguồn: Tiếng Quê Hương
Nguồn: Tiếng Quê Hương
10 chương đầu Cõi Trời Cõi Ta tập hợp nhiều luận điểm chủ yếu về nguồn gốc sự sống mà mỗi người có thể đều muốn tìm biết nhưng không phải ai cũng có cơ hội thu góp, tiếp nhận. Dù khó vượt giới hạn khái quát sơ lược, tác phẩm đã giúp mở một tầm nhìn tương đối về nhiều vấn đề liên quan mật thiết tới số phận con người.
Cho đến nay, về nguồn gốc muôn loài trong đó bao gồm cả loài người vẫn chỉ có hai thuyết được biết đến là thuyết Sáng Tạo và thuyết Tiến Hoá.
Thuyết Sáng Tạo coi muôn loài hiện hữu trên mặt đất đều do quyền năng của một đấng thiêng liêng, trong khi thuyết Tiến Hóa dựa vào tiến trình tự tồn tự diễn từ một mầm sống thô sơ xuất hiện khoảng 4 tỷ năm trước.
Cõi Trời Cõi Ta kể về thuyết Tiến Hóa với tiến trình tự tồn tự diễn khởi từ các chuỗi DNA hết sức đơn giản do sắp xếp của các nguyên tố chính gồm than (C), khinh khí (H), dưỡng khí (O), đạm khí (N), lưu huỳnh (S), lân tinh (P) là những nguyên tố tràn đầy khắp nơi khi có trái đất.
Theo dòng thời gian hàng tỷ năm, những chuỗi DNA ngày càng biến hóa, trở nên phức tạp, nhưng căn bản cấu tạo luôn giữ đặc trưng bất biến gồm bốn loại bậc thang được các khoa học gia đặt tên là Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G), Cytosin (C).
Thuyết Tiến Hóa chứng minh suốt một tỷ năm đầu sau khi ra đời, trái đất nóng bỏng, sông biển chưa hình thành, những làn hơi độc kia không ngừng luân chuyển trong bầu khí quyển, tạo thành muôn ngàn phân tử hữu cơ liên tiếp hợp tan, tan hợp cho đến một ngày ngẫu nhiên phối kết thành những chuỗi DNA ngắn và đơn giản. Những chuỗi DNA đó tiếp diễn hàng trăm triệu năm dưới tác động của điều kiện khách quan phức biệt đã trải vô vàn phản ứng sinh hoá để cuối cùng tạo ra một chuỗi DNA có khả năng tự sao chép ra một chuỗi DNA giống hệt.
Chuỗi DNA này trở thành mầm sống nguyên thủy vì có thể tự sao chép ra những chuỗi DNA tương tự. Từ đây sự sống xuất hiện vì đã có “sinh sản” và “truyền giống” thô sơ.
Do quá trình sao chép khó tránh tác động ngoại cảnh cá biệt, đồng thời cũng do các trở ngại bất ngờ tự bản thân gây nên nhiều đột biến khiến từ chuỗi DNA nguyên thủy đã phát sinh vô vàn loài sinh vật khác nhau qua nhiều thời kỳ. Di tích khảo cổ có độ tuổi cao nhất được phát hiện tại Úc Châu và Băng Đảo là một loài vi trùng sống cách đây chừng 3 tỷ 800 triệu năm. Dựa trên các di tích, giới khoa học phát giác sau khi xuất hiện, chuỗi DNA phát triển rất chậm suốt 4 tỷ năm đầu để biến thành các loài vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo …
Cách đây 550 triệu năm, chuỗi DNA đó khởi sự bộc phát tạo ra các loài sinh vật phức tạp như sò, hến, tôm, cá ... sống dưới biển.
Kế tiếp, cách đây khoảng 400 triệu năm, các loài cây cối trên đất liền rồi các loài côn trùng xuất hiện cùng những sinh vật thuộc loài bò sát.
Khoảng 250 triệu năm trước, một biến cố nào đó đã tiêu diệt mọi loài sinh vật đang có mặt để sau đó nảy sinh các sinh vật mới như loài có xương sống, rồi loài có vú, chủ yếu là loài khủng long cùng cây cỏ, chim chóc. Thời kỳ này kéo dài gần 200 triệu năm thì một tai hoạ khác lại xảy ra khiến loài khủng long bị tuyệt diệt cùng khoảng 80 phần trăm các loài sinh vật và cây cỏ.
Không lâu sau, sự sống tái bùng nở với sự xuất hiện nhiều loài vi trùng, cây cối, đặc biệt nảy sinh các loài ngựa, khỉ, hầu, vượn… và cuối cùng là loài người có mặt cách đây khoảng 5 triệu năm.
Kết quả khảo sát của nhiều thế hệ khoa học gia cho thấy muôn loài từ cỏ cây, hoa lá, côn trùng, súc v¬ật hay con người… đều cấu thành bằng những tế bào. Trong muôn loài, ngoại trừ vi trùng hay siêu vi thuộc loài đơn bào, tất cả đều thuộc loài đa bào tức có thể có từ hàng trăm đến hàng tỷ tỷ... tế bào. Nhưng dù là đơn bào hay đa bào thì tế bào của muôn loài chỉ gồm 20 loại amino acids và trong nhân mỗi tế bào đều luôn có một chuỗi DNA. Công cuộc khảo sát và các thí nghiệm khoa học phát giác chính chuỗi DNA nằm trong nhân mỗi tế bào đã điều khiển quá trình sinh sản các tế bào và quyết định trách vụ của mỗi tế bào.
Từ đây, chuỗi DNA ngẫu nhiên hình thành 4 tỷ năm trước được coi là tổ tiên chung của muôn loài. Con người thuộc hàng cháu chắt sinh sau đẻ muộn xa thẳm của chuỗi DNA này, vì chỉ mới xuất hiện cách đây cỡ 5 triệu năm.
Thực ra, việc ước định thời gian con người xuất hiện gần 5 triệu năm trước chưa hẳn chính xác. Bởi vào thời điểm đó, trái đất chỉ vừa xuất hiện loài sinh v¬ật mà giới khoa học gọi là loài hầu nhân Australopithecus afarensis. Loài sinh vật này nảy sinh từ loài hầu do một sai sót đột biến nào đó trong quá trình sinh sản nên có bộ óc cỡ 600 phân khối và có thể đi đứng bằng hai chân.
Di tích hóa thạch của loài sinh v¬ật này được tìm thấy tại Ethiopia là một bộ xương phái nữ khoảng 20 tuổi, sống cách đây chừng 3 triệu 500 ngàn năm và dấu chân của một đôi nam nữ đi trên một con đường lầy lội cách đây 3 triệu 600 ngàn năm ở Tanzania. Khoảng 1 triệu năm sau đó, loài sinh v¬ật này biết xử dụng hai tay thuần thục hơn, biết chế tạo các dụng cụ thô sơ nên được coi như con người sơ khai với tên gọi giống xảo nhân – homo habilis – người khéo tay.
Rồi giống xảo nhân vắng bóng và một thời gian sau là sự xuất hiện giống người sơ khai khác với tên gọi giống trực nhân – homo erectus – người đứng thẳng. Qua di tích tìm được, giống trực nhân có não bộ cỡ 900 phân khối, đứng thẳng bằng hai chân đã sống trên hầu khắp các lục địa gần 2 triệu năm và cũng biến mất như giống xảo nhân.
Cách đây khoảng 200 ngàn năm, giống trí nhân – homo sapiens – người khôn ngoan xuất hiện với đặc trưng có não bộ 1500 phân khối và chính là tiền nhân của loài người hiện nay.
Truy tìm nguồn gốc từng giống người vẫn là một nan đề. Giới khoa học chỉ có thể dừng lại với xác quyết loài hầu nhân thuộc một chi nhánh trong phân nhánh sinh ra các loài động vật có vú cách đây 500 triệu năm. Thêm một xác quyết kế tiếp là từ loài hầu nhân đã nảy sinh giống xảo nhân cách đây gần 5 triệu năm.
Tới đây, mọi chuyện rơi vào cõi mịt mù khi cần giải đáp dứt khoát về nguồn gốc các giống người có mặt kế tiếp là trực nhân và trí nhân.
Các khoa học gia theo thuyết Tiến Hóa Đa Phương từng cho rằng chính từ giống trực nhân đã sinh ra giống trí nhân do diễn trình tiến hoá dài hàng triệu năm khiến bộ óc từ 900 phân khối lớn dần lên thành 1500 phân khối. Nhưng hết thẩy di tích tìm thấy đều không giúp chứng minh lập luận này, bởi không có khối óc trung gian nào có độ lớn giữa hai cỡ 900 và 1500 phân khối ở thời kỳ chuyển tiếp hai giống người trên. Thuyết Tiến Hóa Đa Phương cuối cùng không được nhìn nhận và xuất hiện thuyết Ngoài Cõi Phi Châu cho rằng “6 tỷ con người hiện nay bất kể chủng tộc, màu da, đều là con cháu một phụ nữ Phi Châu” sống cách đây chưa đầy 200 ngàn năm.
Thuyết Ngoài Cõi Phi Châu dựa trên nghiên cứu về hai chuỗi DNA đặc biệt luôn có trong mỗi tế bào của muôn loài.
Thứ nhất là chuỗi DNA phụ, rất ngắn, nằm ngoài nhân tế bào được gọi là mDNA chỉ di truyền từ mẹ qua các con và không liên quan tới người cha.
Thứ hai là chuỗi DNA trong nhân tế bào được gọi là nhiễm sắc thể Y chỉ truyền từ cha qua con trai với vai trò quyết định phái tính và không liên quan tới người mẹ.
Kết quả nghiên cứu đã cho biết diễn trình sinh hoá tạo thành các sinh vật khởi từ chuỗi DNA nguyên thủy có khả năng tự sao chép bằng cách một tế bào tự biến thành hai tế bào tương tự. Nhưng sự sao chép này không hoàn toàn tuyệt đối, vì có lúc xảy ra các sai sót bất ngờ do đột biến chủ quan hoặc do tác động khách quan.
Chính các sai sót đã hình thành nhiều loài sinh vật khác nhau và giúp sự sống trường tồn khi một loài sinh vật bị tiêu diệt bởi không còn thích nghi với môi trường ngoại cảnh hoặc bởi một lý do nào đó. Nói cụ thể thì các sai sót đột biến vì mọi lý do có thể khai sinh một dòng sinh vật mới hoàn toàn khác biệt với dòng sinh vật cũ.
Suốt mấy tỷ năm, các sai sót đã giúp nảy sinh hàng triệu loài sinh vật, trong số có nhiều loài tồn tại và cũng có không ít loài bị tuyệt diệt. Các sai sót luôn mang tính di truyền nên liên tục lưu lại dấu vết nơi các thế hệ con cháu. Trên thực tế, khi nghiên cứu chuỗi DNA đặc biệt mDNA, các khoa học gia đã thấy hết thẩy sai sót trong cấu trúc tế bào của con người trên trái đất hiện nay đều có dấu vết di truyền từ mDNA của một phụ nữ sống ở Phi châu khoảng 150 đến 200 ngàn năm trước. Kết quả tương tự cũng được tìm ra khi các cuộc nghiên cứu về đoạn nhiễm sắc thể Y cho thấy các dấu vết sai sót của hết thẩy đều khởi từ nhiễm sắc thể Y của một nam nhân sống tại Phi châu khoảng 100 ngàn năm trước. Từ đây thuyết Ngoài Cõi Phi Châu hình thành với luận giải là khoảng 150 đến 200 ngàn năm trước, một sai sót đột biến trong giống trí nhân đã nảy sinh một người nữ còn lưu dấu mDNA đến nay, và khoảng 100 ngàn năm trước cũng do một sai sót đột biến khác từ giống trí nhân đã nẩy sinh một người nam có dấu vết di truyền tương tự về nhiễm sắc thể Y. Dù thời gian xuất hiện của hai người cách biệt khá xa nhưng việc gặp gỡ và phối kết giữa các thế hệ con cháu của họ không là điều khó hiểu.
Cùng thời với người nam và người nữ trên chắc chắn đã có nhiều người khác, nhưng hết thẩy con cháu của những người này đều không còn tồn tại vì các lý do nào đó. Cho nên, thuyết Ngoài Cõi Phi Châu kết luận tổ tiên của nhân loại hiện nay chỉ là người nữ và người nam đã có mặt và sống tại Phi châu vào hai thời điểm đã kể. Thuyết Ngoài Cõi Phi Châu đã giải đáp về tổ tiên chung của 6 tỷ con người đang có mặt nhưng nghi vấn về thủy tổ giống trí nhân vẫn còn nguyên vẹn cũng như lý do tuyệt diệt các hậu duệ giống trí nhân không thuộc dòng dõi của người nữ và người nam kể trên.
Như thế, loài người hiện nay chỉ mới có mặt khoảng trên dưới 100 ngàn năm và đều chung một nguồn cỗi Phi châu dù mang vóc dáng, sắc diện, màu da, màu tóc… nào. Mọi khác biệt chỉ do sai sót đột biến trong diễn trình sinh hoá và do yêu cầu thích nghi với các vùng đất mới sau khi thiên di khỏi nguyên quán Phi châu. Mọi khác biệt cũng không có ý nghĩa đáng kể khi kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ khác biệt trong DNA của những người khác màu da chỉ ở mức một phần ngàn.
Ngoài ra, mức độ dân số hơn 6 tỷ hiện nay không hề quá đáng khi kết luận là con cháu của chỉ hai người trong khoảng thời gian dài 100 ngàn năm tức đã qua hơn 70 ngàn thế hệ tiếp nối.
Qua Cõi Trời Cõi Ta, Hoàng Dung ghi lại những kiến giải đó về nguồn cỗi sự sống cùng sự xuất hiện của con người, nhưng không với chủ tâm nghiên cứu mà chỉ do thúc đẩy từ một nỗi ưu tư:
Cho đến nay, về nguồn gốc muôn loài trong đó bao gồm cả loài người vẫn chỉ có hai thuyết được biết đến là thuyết Sáng Tạo và thuyết Tiến Hoá.
Thuyết Sáng Tạo coi muôn loài hiện hữu trên mặt đất đều do quyền năng của một đấng thiêng liêng, trong khi thuyết Tiến Hóa dựa vào tiến trình tự tồn tự diễn từ một mầm sống thô sơ xuất hiện khoảng 4 tỷ năm trước.
Cõi Trời Cõi Ta kể về thuyết Tiến Hóa với tiến trình tự tồn tự diễn khởi từ các chuỗi DNA hết sức đơn giản do sắp xếp của các nguyên tố chính gồm than (C), khinh khí (H), dưỡng khí (O), đạm khí (N), lưu huỳnh (S), lân tinh (P) là những nguyên tố tràn đầy khắp nơi khi có trái đất.
Theo dòng thời gian hàng tỷ năm, những chuỗi DNA ngày càng biến hóa, trở nên phức tạp, nhưng căn bản cấu tạo luôn giữ đặc trưng bất biến gồm bốn loại bậc thang được các khoa học gia đặt tên là Adenine (A), Thymine (T), Guanine (G), Cytosin (C).
Thuyết Tiến Hóa chứng minh suốt một tỷ năm đầu sau khi ra đời, trái đất nóng bỏng, sông biển chưa hình thành, những làn hơi độc kia không ngừng luân chuyển trong bầu khí quyển, tạo thành muôn ngàn phân tử hữu cơ liên tiếp hợp tan, tan hợp cho đến một ngày ngẫu nhiên phối kết thành những chuỗi DNA ngắn và đơn giản. Những chuỗi DNA đó tiếp diễn hàng trăm triệu năm dưới tác động của điều kiện khách quan phức biệt đã trải vô vàn phản ứng sinh hoá để cuối cùng tạo ra một chuỗi DNA có khả năng tự sao chép ra một chuỗi DNA giống hệt.
Chuỗi DNA này trở thành mầm sống nguyên thủy vì có thể tự sao chép ra những chuỗi DNA tương tự. Từ đây sự sống xuất hiện vì đã có “sinh sản” và “truyền giống” thô sơ.
Do quá trình sao chép khó tránh tác động ngoại cảnh cá biệt, đồng thời cũng do các trở ngại bất ngờ tự bản thân gây nên nhiều đột biến khiến từ chuỗi DNA nguyên thủy đã phát sinh vô vàn loài sinh vật khác nhau qua nhiều thời kỳ. Di tích khảo cổ có độ tuổi cao nhất được phát hiện tại Úc Châu và Băng Đảo là một loài vi trùng sống cách đây chừng 3 tỷ 800 triệu năm. Dựa trên các di tích, giới khoa học phát giác sau khi xuất hiện, chuỗi DNA phát triển rất chậm suốt 4 tỷ năm đầu để biến thành các loài vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo …
Cách đây 550 triệu năm, chuỗi DNA đó khởi sự bộc phát tạo ra các loài sinh vật phức tạp như sò, hến, tôm, cá ... sống dưới biển.
Kế tiếp, cách đây khoảng 400 triệu năm, các loài cây cối trên đất liền rồi các loài côn trùng xuất hiện cùng những sinh vật thuộc loài bò sát.
Khoảng 250 triệu năm trước, một biến cố nào đó đã tiêu diệt mọi loài sinh vật đang có mặt để sau đó nảy sinh các sinh vật mới như loài có xương sống, rồi loài có vú, chủ yếu là loài khủng long cùng cây cỏ, chim chóc. Thời kỳ này kéo dài gần 200 triệu năm thì một tai hoạ khác lại xảy ra khiến loài khủng long bị tuyệt diệt cùng khoảng 80 phần trăm các loài sinh vật và cây cỏ.
Không lâu sau, sự sống tái bùng nở với sự xuất hiện nhiều loài vi trùng, cây cối, đặc biệt nảy sinh các loài ngựa, khỉ, hầu, vượn… và cuối cùng là loài người có mặt cách đây khoảng 5 triệu năm.
Kết quả khảo sát của nhiều thế hệ khoa học gia cho thấy muôn loài từ cỏ cây, hoa lá, côn trùng, súc v¬ật hay con người… đều cấu thành bằng những tế bào. Trong muôn loài, ngoại trừ vi trùng hay siêu vi thuộc loài đơn bào, tất cả đều thuộc loài đa bào tức có thể có từ hàng trăm đến hàng tỷ tỷ... tế bào. Nhưng dù là đơn bào hay đa bào thì tế bào của muôn loài chỉ gồm 20 loại amino acids và trong nhân mỗi tế bào đều luôn có một chuỗi DNA. Công cuộc khảo sát và các thí nghiệm khoa học phát giác chính chuỗi DNA nằm trong nhân mỗi tế bào đã điều khiển quá trình sinh sản các tế bào và quyết định trách vụ của mỗi tế bào.
Từ đây, chuỗi DNA ngẫu nhiên hình thành 4 tỷ năm trước được coi là tổ tiên chung của muôn loài. Con người thuộc hàng cháu chắt sinh sau đẻ muộn xa thẳm của chuỗi DNA này, vì chỉ mới xuất hiện cách đây cỡ 5 triệu năm.
Thực ra, việc ước định thời gian con người xuất hiện gần 5 triệu năm trước chưa hẳn chính xác. Bởi vào thời điểm đó, trái đất chỉ vừa xuất hiện loài sinh v¬ật mà giới khoa học gọi là loài hầu nhân Australopithecus afarensis. Loài sinh vật này nảy sinh từ loài hầu do một sai sót đột biến nào đó trong quá trình sinh sản nên có bộ óc cỡ 600 phân khối và có thể đi đứng bằng hai chân.
Di tích hóa thạch của loài sinh v¬ật này được tìm thấy tại Ethiopia là một bộ xương phái nữ khoảng 20 tuổi, sống cách đây chừng 3 triệu 500 ngàn năm và dấu chân của một đôi nam nữ đi trên một con đường lầy lội cách đây 3 triệu 600 ngàn năm ở Tanzania. Khoảng 1 triệu năm sau đó, loài sinh v¬ật này biết xử dụng hai tay thuần thục hơn, biết chế tạo các dụng cụ thô sơ nên được coi như con người sơ khai với tên gọi giống xảo nhân – homo habilis – người khéo tay.
Rồi giống xảo nhân vắng bóng và một thời gian sau là sự xuất hiện giống người sơ khai khác với tên gọi giống trực nhân – homo erectus – người đứng thẳng. Qua di tích tìm được, giống trực nhân có não bộ cỡ 900 phân khối, đứng thẳng bằng hai chân đã sống trên hầu khắp các lục địa gần 2 triệu năm và cũng biến mất như giống xảo nhân.
Cách đây khoảng 200 ngàn năm, giống trí nhân – homo sapiens – người khôn ngoan xuất hiện với đặc trưng có não bộ 1500 phân khối và chính là tiền nhân của loài người hiện nay.
Truy tìm nguồn gốc từng giống người vẫn là một nan đề. Giới khoa học chỉ có thể dừng lại với xác quyết loài hầu nhân thuộc một chi nhánh trong phân nhánh sinh ra các loài động vật có vú cách đây 500 triệu năm. Thêm một xác quyết kế tiếp là từ loài hầu nhân đã nảy sinh giống xảo nhân cách đây gần 5 triệu năm.
Tới đây, mọi chuyện rơi vào cõi mịt mù khi cần giải đáp dứt khoát về nguồn gốc các giống người có mặt kế tiếp là trực nhân và trí nhân.
Các khoa học gia theo thuyết Tiến Hóa Đa Phương từng cho rằng chính từ giống trực nhân đã sinh ra giống trí nhân do diễn trình tiến hoá dài hàng triệu năm khiến bộ óc từ 900 phân khối lớn dần lên thành 1500 phân khối. Nhưng hết thẩy di tích tìm thấy đều không giúp chứng minh lập luận này, bởi không có khối óc trung gian nào có độ lớn giữa hai cỡ 900 và 1500 phân khối ở thời kỳ chuyển tiếp hai giống người trên. Thuyết Tiến Hóa Đa Phương cuối cùng không được nhìn nhận và xuất hiện thuyết Ngoài Cõi Phi Châu cho rằng “6 tỷ con người hiện nay bất kể chủng tộc, màu da, đều là con cháu một phụ nữ Phi Châu” sống cách đây chưa đầy 200 ngàn năm.
Thuyết Ngoài Cõi Phi Châu dựa trên nghiên cứu về hai chuỗi DNA đặc biệt luôn có trong mỗi tế bào của muôn loài.
Thứ nhất là chuỗi DNA phụ, rất ngắn, nằm ngoài nhân tế bào được gọi là mDNA chỉ di truyền từ mẹ qua các con và không liên quan tới người cha.
Thứ hai là chuỗi DNA trong nhân tế bào được gọi là nhiễm sắc thể Y chỉ truyền từ cha qua con trai với vai trò quyết định phái tính và không liên quan tới người mẹ.
Kết quả nghiên cứu đã cho biết diễn trình sinh hoá tạo thành các sinh vật khởi từ chuỗi DNA nguyên thủy có khả năng tự sao chép bằng cách một tế bào tự biến thành hai tế bào tương tự. Nhưng sự sao chép này không hoàn toàn tuyệt đối, vì có lúc xảy ra các sai sót bất ngờ do đột biến chủ quan hoặc do tác động khách quan.
Chính các sai sót đã hình thành nhiều loài sinh vật khác nhau và giúp sự sống trường tồn khi một loài sinh vật bị tiêu diệt bởi không còn thích nghi với môi trường ngoại cảnh hoặc bởi một lý do nào đó. Nói cụ thể thì các sai sót đột biến vì mọi lý do có thể khai sinh một dòng sinh vật mới hoàn toàn khác biệt với dòng sinh vật cũ.
Suốt mấy tỷ năm, các sai sót đã giúp nảy sinh hàng triệu loài sinh vật, trong số có nhiều loài tồn tại và cũng có không ít loài bị tuyệt diệt. Các sai sót luôn mang tính di truyền nên liên tục lưu lại dấu vết nơi các thế hệ con cháu. Trên thực tế, khi nghiên cứu chuỗi DNA đặc biệt mDNA, các khoa học gia đã thấy hết thẩy sai sót trong cấu trúc tế bào của con người trên trái đất hiện nay đều có dấu vết di truyền từ mDNA của một phụ nữ sống ở Phi châu khoảng 150 đến 200 ngàn năm trước. Kết quả tương tự cũng được tìm ra khi các cuộc nghiên cứu về đoạn nhiễm sắc thể Y cho thấy các dấu vết sai sót của hết thẩy đều khởi từ nhiễm sắc thể Y của một nam nhân sống tại Phi châu khoảng 100 ngàn năm trước. Từ đây thuyết Ngoài Cõi Phi Châu hình thành với luận giải là khoảng 150 đến 200 ngàn năm trước, một sai sót đột biến trong giống trí nhân đã nảy sinh một người nữ còn lưu dấu mDNA đến nay, và khoảng 100 ngàn năm trước cũng do một sai sót đột biến khác từ giống trí nhân đã nẩy sinh một người nam có dấu vết di truyền tương tự về nhiễm sắc thể Y. Dù thời gian xuất hiện của hai người cách biệt khá xa nhưng việc gặp gỡ và phối kết giữa các thế hệ con cháu của họ không là điều khó hiểu.
Cùng thời với người nam và người nữ trên chắc chắn đã có nhiều người khác, nhưng hết thẩy con cháu của những người này đều không còn tồn tại vì các lý do nào đó. Cho nên, thuyết Ngoài Cõi Phi Châu kết luận tổ tiên của nhân loại hiện nay chỉ là người nữ và người nam đã có mặt và sống tại Phi châu vào hai thời điểm đã kể. Thuyết Ngoài Cõi Phi Châu đã giải đáp về tổ tiên chung của 6 tỷ con người đang có mặt nhưng nghi vấn về thủy tổ giống trí nhân vẫn còn nguyên vẹn cũng như lý do tuyệt diệt các hậu duệ giống trí nhân không thuộc dòng dõi của người nữ và người nam kể trên.
Như thế, loài người hiện nay chỉ mới có mặt khoảng trên dưới 100 ngàn năm và đều chung một nguồn cỗi Phi châu dù mang vóc dáng, sắc diện, màu da, màu tóc… nào. Mọi khác biệt chỉ do sai sót đột biến trong diễn trình sinh hoá và do yêu cầu thích nghi với các vùng đất mới sau khi thiên di khỏi nguyên quán Phi châu. Mọi khác biệt cũng không có ý nghĩa đáng kể khi kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ khác biệt trong DNA của những người khác màu da chỉ ở mức một phần ngàn.
Ngoài ra, mức độ dân số hơn 6 tỷ hiện nay không hề quá đáng khi kết luận là con cháu của chỉ hai người trong khoảng thời gian dài 100 ngàn năm tức đã qua hơn 70 ngàn thế hệ tiếp nối.
Qua Cõi Trời Cõi Ta, Hoàng Dung ghi lại những kiến giải đó về nguồn cỗi sự sống cùng sự xuất hiện của con người, nhưng không với chủ tâm nghiên cứu mà chỉ do thúc đẩy từ một nỗi ưu tư:
“… Nhiều loài người đã phát sinh, hiện hữu một thời, như loài xảo nhân chừng 100 ngàn năm, loài trực nhân hai triệu năm, loài Neanderthal ba trăm ngàn năm và tất cả đều đã bị diệt vong.
… Loài trí nhân chỉ mới tồn tại hơn 100 ngàn năm nhưng đã tiến một bước dài trong dòng tiến hóa. Họ hiểu biết nhiều về thiên nhiên, đã tận dụng khai thác thiên nhiên. Họ cũng đang tìm cách biến cải DNA để tác động trên sinh vật và sự sống. Đồng thời, họ cũng phát triển được một khả năng hủy diệt mỗi ngày một tàn khốc. Trái đất đã chứng kiến nhiều đổi thay, nhiều cảnh thương hải tang điền, nhiều loài sinh vật, nhiều loài người. Loài trí nhân chúng ta chỉ là một chặng ngắn trên con đường tiến hóa. Hy vọng trong tương lai xa vài chục ngàn năm sau, loài trí nhân sẽ có thể trở nên loài người “hạnh phúc.”
… Loài trí nhân chỉ mới tồn tại hơn 100 ngàn năm nhưng đã tiến một bước dài trong dòng tiến hóa. Họ hiểu biết nhiều về thiên nhiên, đã tận dụng khai thác thiên nhiên. Họ cũng đang tìm cách biến cải DNA để tác động trên sinh vật và sự sống. Đồng thời, họ cũng phát triển được một khả năng hủy diệt mỗi ngày một tàn khốc. Trái đất đã chứng kiến nhiều đổi thay, nhiều cảnh thương hải tang điền, nhiều loài sinh vật, nhiều loài người. Loài trí nhân chúng ta chỉ là một chặng ngắn trên con đường tiến hóa. Hy vọng trong tương lai xa vài chục ngàn năm sau, loài trí nhân sẽ có thể trở nên loài người “hạnh phúc.”
Từ nỗi ưu tư về hướng đường hạnh phúc đã dấy lên nhu cầu nhìn lại cuộc sống con người là điều dễ hiểu. Và việc nhìn lại cuộc sống con người dẫn đến các giới hạn xa thẳm trong tiến trình hình thành và diễn hoá sự sống chỉ là đòi hỏi tự nhiên của nỗ lực tìm biết.
Nội dung 10 chương cuối của Cõi Trời Cõi Ta đã khẳng định ý hướng này. Cũng từ đây, thắc mắc về thế giới chữ nghĩa của Hoàng Dung đã tìm được lời giải qua nỗi xúc động khơi gợi từ nhiều thực cảnh trong đời sống Việt Nam. Qua các tác phẩm đã hoàn thành hoặc chỉ với riêng Cõi Trời Cõi Ta, Hoàng Dung thực ra không hề phân thân để sống trong hai thế giới cách biệt mà luôn chìm đắm giữa những dằn vặt bởi nhiều cảnh ngộ tang thương từ cuộc sống trước mắt.
Việc mở rộng tầm nhìn tới nguồn cỗi sự sống, tới các vùng trời bao la, tới các đại họa thiên nhiên, tới các biến đổi khôn lường về lẽ sinh diệt … không nhắm vun bồi kiến thức mà chỉ biểu hiện con tim luôn bị kích động bởi các thảm cảnh oan khiên phần lớn do chính con người tự tạo cho bản thân và đồng loại trong khung cảnh vũ trụ vô thường:
Nội dung 10 chương cuối của Cõi Trời Cõi Ta đã khẳng định ý hướng này. Cũng từ đây, thắc mắc về thế giới chữ nghĩa của Hoàng Dung đã tìm được lời giải qua nỗi xúc động khơi gợi từ nhiều thực cảnh trong đời sống Việt Nam. Qua các tác phẩm đã hoàn thành hoặc chỉ với riêng Cõi Trời Cõi Ta, Hoàng Dung thực ra không hề phân thân để sống trong hai thế giới cách biệt mà luôn chìm đắm giữa những dằn vặt bởi nhiều cảnh ngộ tang thương từ cuộc sống trước mắt.
Việc mở rộng tầm nhìn tới nguồn cỗi sự sống, tới các vùng trời bao la, tới các đại họa thiên nhiên, tới các biến đổi khôn lường về lẽ sinh diệt … không nhắm vun bồi kiến thức mà chỉ biểu hiện con tim luôn bị kích động bởi các thảm cảnh oan khiên phần lớn do chính con người tự tạo cho bản thân và đồng loại trong khung cảnh vũ trụ vô thường:
“… Dù trái đất không bị thiên tai nào ghê gớm, số phận của nó cũng chỉ còn khoảng 4 tỷ năm nữa, vì sự sống trên trái đất cũng như ngay cả trái đất đều phụ thuộc mặt trời, mà mặt trời thì đã tiêu thụ gần nửa số lượng hydrogene trong các phản ứng nổ liên tục… Khi hết hydrogen, mặt trời sẽ phát động phản ứng nổ dữ dội cuối cùng. Vụ nổ kinh hoàng này sẽ tạo một vùng lửa bao trùm khắp Thái Dương Hệ, hỏa thiêu hết trái đất cùng những hành tinh anh em.
Sau vụ nổ, mặt trời sẽ là vì sao chết — sao Tiểu Bạch White Dwarf không phát ra ánh sáng, thi thể rất nhỏ, rất nặng — còn tro bụi của trái đất có lẽ sẽ là những hạt điện tử tụ thành một đám tinh vân nhỏ không đủ năng lượng và sức nóng để hồi sinh.
Số phận trái đất cũng là số phận con người.”
Sau vụ nổ, mặt trời sẽ là vì sao chết — sao Tiểu Bạch White Dwarf không phát ra ánh sáng, thi thể rất nhỏ, rất nặng — còn tro bụi của trái đất có lẽ sẽ là những hạt điện tử tụ thành một đám tinh vân nhỏ không đủ năng lượng và sức nóng để hồi sinh.
Số phận trái đất cũng là số phận con người.”
Viễn ảnh diệt vong có thể còn đến sớm hơn qua bằng chứng suốt 5 triệu năm qua từng có nhiều loài sinh vật cũng như nhiều giống người chỉ tồn tại một thời gian ngắn cỡ vài trăm ngàn năm rồi đột nhiên biến mất.
Thắc mắc hiện ra không còn là thắc mắc về thế giới chữ nghĩa của Hoàng Dung mà là thắc mắc về nguyên do dẫn đến vô vàn cảnh sống do con người đang phải đối diện, phải gánh chịu hàng ngày, hàng giờ. Lúc lần theo các luận giải về cái viễn ảnh diệt vong sẽ đến với toàn vũ trụ cũng là lúc vô phương ngăn chặn âm vang gợi nhắc về các tình huống do con người tạo dựng ngược hẳn với ước mong tìm về hạnh phúc của chính mình:
Chu Pao rét mướt hờn trong gió
Mỗi thước đường đi một xác người.
Do đâu lại có mâu thuẫn bi thảm đó, nhất là khi sự sống của vũ trụ đã được báo trước là hết sức mong manh?
Từ các trang sách của Hoàng Dung lúc này, mọi lý giải về tiến trình diễn hoá của cõi trời đều nhoà nhạt trước vô vàn hình ảnh quen thuộc với con người, đặc biệt là con người Việt Nam gần một thế kỷ nay. Giữa vô vàn hình ảnh đó là hình ảnh một anh binh nhì chỉ nội 4 ngày phải lãnh 7 vết thương qua lời kể của người cố vấn Mỹ, đại úy Ripley:
“Anh ta cũng là một người lính bị thương vài hôm trước, hôm nay anh lại bị thương và đang dìu một bạn đồng đội đến chỗ an toàn. Chiều hôm đó, cả hai người cùng chết.”
Anh binh nhì đó thuộc số người sống sót của một đơn vị TQLC từ Đông Hà rút về Ái Tử mùa Hè 1972 sau bảy ngày bị vùi dập giữa mưa pháo bão đạn của kẻ địch có hoả lực mạnh gấp bội. Đơn vị với quân số 700 khi về tới Ái Tử chỉ còn đúng 200. Nhưng trận đánh vẫn tiếp diễn và anh binh nhì kia đã ngã xuống cùng nhiều đồng đội khác trong hoạt cảnh chiến đấu được ghi lại như sau:
“Chưa đầy một giờ sau, một trung đoàn bộ binh địch cùng xe tăng T.54 và PT.76 xuất hiện. Khi đoàn xe tăng sửa soạn vượt cầu, đại úy Ripley, cố vấn tiểu đoàn kể lại: “Một TQLC Việt Nam leo ra khỏi hố cá nhân, bò tới đầu cầu phía nam. Anh ta mang trên lưng hai cây súng chống chiến xa M.72 và kéo theo hai thùng đạn rỗng để làm khiên che đạn.”
Đó là trung sĩ Lượm, trưởng toán chống xe tăng.
Trung tá Turley cũng viết về cảnh đó:
Thắc mắc hiện ra không còn là thắc mắc về thế giới chữ nghĩa của Hoàng Dung mà là thắc mắc về nguyên do dẫn đến vô vàn cảnh sống do con người đang phải đối diện, phải gánh chịu hàng ngày, hàng giờ. Lúc lần theo các luận giải về cái viễn ảnh diệt vong sẽ đến với toàn vũ trụ cũng là lúc vô phương ngăn chặn âm vang gợi nhắc về các tình huống do con người tạo dựng ngược hẳn với ước mong tìm về hạnh phúc của chính mình:
Chu Pao rét mướt hờn trong gió
Mỗi thước đường đi một xác người.
Do đâu lại có mâu thuẫn bi thảm đó, nhất là khi sự sống của vũ trụ đã được báo trước là hết sức mong manh?
Từ các trang sách của Hoàng Dung lúc này, mọi lý giải về tiến trình diễn hoá của cõi trời đều nhoà nhạt trước vô vàn hình ảnh quen thuộc với con người, đặc biệt là con người Việt Nam gần một thế kỷ nay. Giữa vô vàn hình ảnh đó là hình ảnh một anh binh nhì chỉ nội 4 ngày phải lãnh 7 vết thương qua lời kể của người cố vấn Mỹ, đại úy Ripley:
“Anh ta cũng là một người lính bị thương vài hôm trước, hôm nay anh lại bị thương và đang dìu một bạn đồng đội đến chỗ an toàn. Chiều hôm đó, cả hai người cùng chết.”
Anh binh nhì đó thuộc số người sống sót của một đơn vị TQLC từ Đông Hà rút về Ái Tử mùa Hè 1972 sau bảy ngày bị vùi dập giữa mưa pháo bão đạn của kẻ địch có hoả lực mạnh gấp bội. Đơn vị với quân số 700 khi về tới Ái Tử chỉ còn đúng 200. Nhưng trận đánh vẫn tiếp diễn và anh binh nhì kia đã ngã xuống cùng nhiều đồng đội khác trong hoạt cảnh chiến đấu được ghi lại như sau:
“Chưa đầy một giờ sau, một trung đoàn bộ binh địch cùng xe tăng T.54 và PT.76 xuất hiện. Khi đoàn xe tăng sửa soạn vượt cầu, đại úy Ripley, cố vấn tiểu đoàn kể lại: “Một TQLC Việt Nam leo ra khỏi hố cá nhân, bò tới đầu cầu phía nam. Anh ta mang trên lưng hai cây súng chống chiến xa M.72 và kéo theo hai thùng đạn rỗng để làm khiên che đạn.”
Đó là trung sĩ Lượm, trưởng toán chống xe tăng.
Trung tá Turley cũng viết về cảnh đó:
“Cuộc đối đầu giữa một David Á Châu và khối thép Goliah bắt đầu. Cảnh một TQLC hơn bốn chục ký nằm ngay trên đường tiến của một xe tăng bốn chục tấn về phương diện nào đó là một điều điên cuồng. Nhưng về một phương diện khác, nó đã khơi động lòng quả cảm cho lực lượng phòng thủ mong manh. Ít có ai chứng kiến được một hành động thách đố hào hùng như vậy.”
Trái đạn M.72 đầu tiên của trung sĩ Lượm bị hụt, trái thứ hai trúng vào pháo tháp, chỉ gây hư hại nhẹ. Nhưng chiếc xe tăng đã dừng lại, và có lẽ vì hoảng sợ, nó lùi ra… rồi cả đoàn xe tăng rút lui. Đợt tấn công như nước vỡ bờ của một lực lượng hơn một trung đoàn bị chận lại do hành động quả cảm của chỉ một cá nhân.”
Trái đạn M.72 đầu tiên của trung sĩ Lượm bị hụt, trái thứ hai trúng vào pháo tháp, chỉ gây hư hại nhẹ. Nhưng chiếc xe tăng đã dừng lại, và có lẽ vì hoảng sợ, nó lùi ra… rồi cả đoàn xe tăng rút lui. Đợt tấn công như nước vỡ bờ của một lực lượng hơn một trung đoàn bị chận lại do hành động quả cảm của chỉ một cá nhân.”
Trận đánh còn kéo dài nhiều ngày để đến phiên trung sĩ Lượm ngã xuống và đơn vị gồm 700 người cuối cùng chỉ còn 52 người, khi được chào đón tại Huế như trung tá Turley kể lại:
“Chỉ có 52 người đứng nhận sự chào đón, lòng biết ơn và sự kính phục của đồng đội. Ít có ai để ý đến lời khen ngợi của vị Tư Lệnh Sư Đoàn. Những người còn lại quá yếu hay bị thương quây quần với đồng đội. Họ đã phải ngăn những giọt lệ vừa mừng vui vừa sầu thảm. Đối với những người hiện diện, rõ ràng là họ đang nhớ tới 650 người khác.
Năm mươi hai người lính đó nay là một tiểu đoàn ít người nhất nhưng cũng hãnh diện nhất…”
Năm mươi hai người lính đó nay là một tiểu đoàn ít người nhất nhưng cũng hãnh diện nhất…”
Không chỉ với Hoàng Dung mà có thể với mọi người đọc, cõi trời lúc này đã nhoà nhạt hẳn để thay thế bằng những xúc động có lẽ còn kéo dài mãi mãi:
“Đã mấy chục năm qua, sau mùa hè đỏ lửa, nhìn lại tấm hình của những người lính trẻ TQLC, tôi không khỏi cảm thấy ngậm ngùi. Đó là những tinh hoa của miền Nam, suốt hơn mười năm bị đưa vào những trận đánh khốc liệt nhất, từng bị những tổn thất nặng nề, nhất là khi các cấp chỉ huy cao cấp đưa họ vào những cái bẫy hỏa lực chờ sẵn như ở Hạ Lào hay đẩy họ vào tuyệt địa như ở cửa Thuận An…
Nhưng lúc nào họ cũng luôn hăng say chiến đấu, luôn sẵn sàng hy sinh... Qua bao năm chinh chiến, nét mặt họ vẫn mang những nét vô tư của tuổi trẻ….
Điều đó làm tôi kính trọng họ hơn.”
Nhưng lúc nào họ cũng luôn hăng say chiến đấu, luôn sẵn sàng hy sinh... Qua bao năm chinh chiến, nét mặt họ vẫn mang những nét vô tư của tuổi trẻ….
Điều đó làm tôi kính trọng họ hơn.”
Hoàng Dung định tính cho Cõi Trời Cõi Ta là một tập sưu khảo khoa học và nhân văn. Tuy nhiên, sẽ không sai khi khẳng định tác phẩm là những trang tâm bút ghi lại nỗi lòng một lớp người phải nhận chịu thân phận chìm ngập giữa đau thương và cũng rạng ngời không ít nét tự hào, đặc biệt là với một tình cảm thiết tha luôn thao thức trong tim:
Buổi sáng xuất quân về hướng Bắc
Âm thầm sương sớm bóng quân ma.
Qua cầu sông Lũy nhìn quanh quất
Nước đỏ cầu đen chợt nhớ nhà.
– Nguyễn Bắc Sơn
Âm thầm sương sớm bóng quân ma.
Qua cầu sông Lũy nhìn quanh quất
Nước đỏ cầu đen chợt nhớ nhà.
– Nguyễn Bắc Sơn
Đường ta đi một vòng trời Quảng Trị
Từ C1, C2, Cam Lộ, Gio Linh
Qua Mai Lộc, Làng Cùa về Ái Tử
Đường ta đi cơn lốc lớn đăng trình
(…)
Đường ta đi mênh mang bát ngát
Chiều dừng quân câu vọng cổ xuống xề
Người lính trẻ dựa ba lô ôm súng
Nhìn hoàng hôn và chợt hát vu vơ
Tóc mây trắng ôm núi già bỗng tím
Giải Trường Sơn say nắng lịm hôn mê
Ta đứng lặng nghe giọng ca người lính
Hồn bỗng ngậm ngùi chợt nhớ thương quê
– Nguyễn Lê Minh
Cảm giác nhớ thương bất ngờ chợt đến giữa những đoạn đường khói lửa không chỉ là cảm xúc của riêng người lính Nguyễn Bắc Sơn hay người lính Nguyễn Lê Minh. Vì một mái ấm gia đình, một mảnh đất quê hương đã nằm sẵn nơi trái tim hết thẩy con người từ khi mở mắt chào đời nên không thể không nhớ thương khi cách biệt và càng khó tránh trăn trở băn khoăn khi thấy mình phải chấp nhận triền miên đối mặt với tử thần để bảo toàn tình cảm đó.
Từ đây, quả không dễ dàng diễn tả mức đau xót trong cảm xúc nhớ thương khi hết thẩy phải đối diện với hình ảnh nơi trang cuối của Cõi Trời Cõi Ta cũng là một trong vô số hình ảnh não nề kết thúc một đoạn đường của quê hương Việt Nam — hình ảnh đêm 30 tháng Tư qua ngày 1 tháng 5 năm 1975 tại Liên Đoàn 74 Quân Y. Dù mọi hình ảnh chỉ giới hạn trong không gian nhỏ hẹp của một bệnh viện địa phương tại thị xã Cần Thơ nhưng có thể gợi nhắc khá trọn vẹn về toàn bộ sự sống của hết thẩy con người Việt Nam sau những chặng đường ngập ngụa máu xương mở ra từ những ngày Tháng Tám 1945, gợi nhắc về tấn thảm kịch tương tàn phi lý, về những nỗ lực ngăn chống hoài công và về một viễn ảnh tương lai mù mịt bên cạnh những nỗi uất nghẹn khôn nguôi:
Từ đây, quả không dễ dàng diễn tả mức đau xót trong cảm xúc nhớ thương khi hết thẩy phải đối diện với hình ảnh nơi trang cuối của Cõi Trời Cõi Ta cũng là một trong vô số hình ảnh não nề kết thúc một đoạn đường của quê hương Việt Nam — hình ảnh đêm 30 tháng Tư qua ngày 1 tháng 5 năm 1975 tại Liên Đoàn 74 Quân Y. Dù mọi hình ảnh chỉ giới hạn trong không gian nhỏ hẹp của một bệnh viện địa phương tại thị xã Cần Thơ nhưng có thể gợi nhắc khá trọn vẹn về toàn bộ sự sống của hết thẩy con người Việt Nam sau những chặng đường ngập ngụa máu xương mở ra từ những ngày Tháng Tám 1945, gợi nhắc về tấn thảm kịch tương tàn phi lý, về những nỗ lực ngăn chống hoài công và về một viễn ảnh tương lai mù mịt bên cạnh những nỗi uất nghẹn khôn nguôi:
“… Khoảng 10 giờ đêm, đột nhiên bác sĩ Lai nhận được một cú điện thoại. Một người nào đó “ở phe bên kia” muốn nhờ bác sĩ Lai trung gian đưa đến gặp thiếu tướng Nam. Một bác sĩ khác ở Liên Đoàn, anh Tựu, tình nguyện lái xe Jeep đưa anh Lai đi. Chúng tôi ngồi lại Liên Đoàn đến khoảng 12 giờ đêm không thấy động tĩnh gì mới kéo nhau về ngủ. Không ai biết diễn tiến cuộc nói chuyện đêm 30 tháng Tư đó ra sao.
Tôi chỉ biết sáng hôm sau, ngày 1 tháng 5, vào Quân Y Viện, bác sĩ Tùng cho biết khoảng 4 giờ sáng, ông nhận được điện thoại, gọi sang bệnh viện Dân Sự mổ cho anh Lai, bị trúng đạn ở bụng, còn anh Tựu bị bắn chết, xác bỏ ở một ngã tư đường.
Chúng tôi chưa kịp hỏi về chi tiết cái chết của anh Tựu và trường hợp bị thương của anh Lai thì nhận được tin tướng Nam ra lệnh cho toàn thể Quân Đoàn 4 buông súng. Sau đó, có tin tướng Lê Văn Hưng tự bắn vào tim tự tử và khoảng một giờ sau, Quân Y Viện nhận được điện thoại của Quân Đoàn kêu đem xe Hồng Thập Tự đến đưa thi hài tướng Nam vào Quân Y Viện.
Ông đã tự bắn vào đầu sau khi nói chuyện với gia đình tướng Hưng và họp các vị chỉ huy cao cấp trong Quân Đoàn. Cách đó hơn trăm cây số, ở Mỹ Tho, tướng Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7, cũng uống thuốc độc tự tận.
Tin về cái chết của ba vị tướng cao cấp nhất Quân Đoàn khiến chúng tôi bàng hoàng đau xót.
Không ai bảo ai, binh lính cũng như sĩ quan, bệnh nhân cũng như nhân viên, chúng tôi tự động xếp hàng một, bước đến chào kính thi hài vị tướng tư lệnh Nguyễn Khoa Nam lần cuối.
Thi hài ông được đặt trên một băng ca trắng. Ông bận quân phục thẳng nếp, da ông ngăm đen, nét mặt thanh thản, một vệt máu nhỏ còn sót lại trên vết thương đầu. Chúng tôi lần lượt đứng nghiêm chào kính, nhiều người không cầm được nước mắt.
Bên ngoài, nắng ấm miền Nam vẫn vô tình.
Khoảng giữa trưa, một nhóm tiền phong của Cộng quân vào tiếp thu bệnh viện. Những người này không lon lá và quân phục luộm thuộm. Đứng đầu là một người khoảng hơn 30 tuổi, dáng gầy yếu. Có lẽ họ chỉ là cán bộ cấp thấp nên đã không phản ứng gì khi vị chỉ huy trưởng của tôi, bác sĩ Tùng quí phái như Tây, tập họp quân nhân dưới quyền đứng thành hàng ngũ chỉnh tề để giới thiệu “những người anh em bên kia”. Sau đó, ông ra lệnh đứng nghiêm làm lễ hạ kỳ, rồi dõng dạc ra lệnh bắt đầu phút mặc niệm, thương tiếc “một vị anh hùng của chúng ta, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, vừa mới tuẫn tiết.”
Điều ngạc nhiên là “những người anh em bên kia” đứng yên lặng, không biết họ cũng mặc niệm hay là do bị bất ngờ nên không biết phản ứng ra sao …
Sau khi hoàn tất công việc bàn giao, vị chỉ huy trưởng của tôi lo việc chôn cất tướng Nam.
Hội Hồng Thập Tự Cần Thơ tặng hai cỗ quan tài cho tướng Nam và bác sĩ Tựu.
Chiều hôm đó, trời đổ mưa lớn.
Chúng tôi ở khu độc thân ngoài cổng Quân Y Viện đứng nhìn theo chiếc xe jeep Hồng Thập Tự chở thi hài tướng Nam tới nơi an nghỉ cuối cùng. Cuộc sống của ông đơn độc, cái chết của ông cũng đơn độc, không một người thân đưa tiễn. Có lẽ trọn đời, gia đình của ông là quân đội, khi cái quân đội đó tan rã, ông cũng ra đi.
Riêng bác sĩ Tùng, vì những hành động đã làm và vì câu trả lời khi bị chất vấn về tướng Nam — “Đời ông ấy để lịch sử xử” — đã bị lưu đày ra Bắc nhiều năm.
Hơn 30 năm đã qua, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh chiếc xe đưa xác nhạt nhoà trong mưa chiều, cùng một hình ảnh khác, cái hình ảnh thương tâm của tất cả thương bệnh binh quân đội Cộng Hoà bị đuổi ra khỏi Quân Y Viện vào sáng hôm sau.
Nhớ lại những khuôn mặt hom hem, những tấm thân què cụt mà băng bó còn loang máu đỏ dìu dắt nhau rời Quân Y Viện trong nhục nhằn khiến tôi luôn thấy trạnh lòng …”
Tôi chỉ biết sáng hôm sau, ngày 1 tháng 5, vào Quân Y Viện, bác sĩ Tùng cho biết khoảng 4 giờ sáng, ông nhận được điện thoại, gọi sang bệnh viện Dân Sự mổ cho anh Lai, bị trúng đạn ở bụng, còn anh Tựu bị bắn chết, xác bỏ ở một ngã tư đường.
Chúng tôi chưa kịp hỏi về chi tiết cái chết của anh Tựu và trường hợp bị thương của anh Lai thì nhận được tin tướng Nam ra lệnh cho toàn thể Quân Đoàn 4 buông súng. Sau đó, có tin tướng Lê Văn Hưng tự bắn vào tim tự tử và khoảng một giờ sau, Quân Y Viện nhận được điện thoại của Quân Đoàn kêu đem xe Hồng Thập Tự đến đưa thi hài tướng Nam vào Quân Y Viện.
Ông đã tự bắn vào đầu sau khi nói chuyện với gia đình tướng Hưng và họp các vị chỉ huy cao cấp trong Quân Đoàn. Cách đó hơn trăm cây số, ở Mỹ Tho, tướng Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7, cũng uống thuốc độc tự tận.
Tin về cái chết của ba vị tướng cao cấp nhất Quân Đoàn khiến chúng tôi bàng hoàng đau xót.
Không ai bảo ai, binh lính cũng như sĩ quan, bệnh nhân cũng như nhân viên, chúng tôi tự động xếp hàng một, bước đến chào kính thi hài vị tướng tư lệnh Nguyễn Khoa Nam lần cuối.
Thi hài ông được đặt trên một băng ca trắng. Ông bận quân phục thẳng nếp, da ông ngăm đen, nét mặt thanh thản, một vệt máu nhỏ còn sót lại trên vết thương đầu. Chúng tôi lần lượt đứng nghiêm chào kính, nhiều người không cầm được nước mắt.
Bên ngoài, nắng ấm miền Nam vẫn vô tình.
Khoảng giữa trưa, một nhóm tiền phong của Cộng quân vào tiếp thu bệnh viện. Những người này không lon lá và quân phục luộm thuộm. Đứng đầu là một người khoảng hơn 30 tuổi, dáng gầy yếu. Có lẽ họ chỉ là cán bộ cấp thấp nên đã không phản ứng gì khi vị chỉ huy trưởng của tôi, bác sĩ Tùng quí phái như Tây, tập họp quân nhân dưới quyền đứng thành hàng ngũ chỉnh tề để giới thiệu “những người anh em bên kia”. Sau đó, ông ra lệnh đứng nghiêm làm lễ hạ kỳ, rồi dõng dạc ra lệnh bắt đầu phút mặc niệm, thương tiếc “một vị anh hùng của chúng ta, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, vừa mới tuẫn tiết.”
Điều ngạc nhiên là “những người anh em bên kia” đứng yên lặng, không biết họ cũng mặc niệm hay là do bị bất ngờ nên không biết phản ứng ra sao …
Sau khi hoàn tất công việc bàn giao, vị chỉ huy trưởng của tôi lo việc chôn cất tướng Nam.
Hội Hồng Thập Tự Cần Thơ tặng hai cỗ quan tài cho tướng Nam và bác sĩ Tựu.
Chiều hôm đó, trời đổ mưa lớn.
Chúng tôi ở khu độc thân ngoài cổng Quân Y Viện đứng nhìn theo chiếc xe jeep Hồng Thập Tự chở thi hài tướng Nam tới nơi an nghỉ cuối cùng. Cuộc sống của ông đơn độc, cái chết của ông cũng đơn độc, không một người thân đưa tiễn. Có lẽ trọn đời, gia đình của ông là quân đội, khi cái quân đội đó tan rã, ông cũng ra đi.
Riêng bác sĩ Tùng, vì những hành động đã làm và vì câu trả lời khi bị chất vấn về tướng Nam — “Đời ông ấy để lịch sử xử” — đã bị lưu đày ra Bắc nhiều năm.
Hơn 30 năm đã qua, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh chiếc xe đưa xác nhạt nhoà trong mưa chiều, cùng một hình ảnh khác, cái hình ảnh thương tâm của tất cả thương bệnh binh quân đội Cộng Hoà bị đuổi ra khỏi Quân Y Viện vào sáng hôm sau.
Nhớ lại những khuôn mặt hom hem, những tấm thân què cụt mà băng bó còn loang máu đỏ dìu dắt nhau rời Quân Y Viện trong nhục nhằn khiến tôi luôn thấy trạnh lòng …”
Gợi nhắc cuối cùng cũng là một thắc mắc khó tránh khi gấp cuốn sách lại: “Bao giờ con người mới thức tỉnh về lẽ diễn hoá vô thường của vũ trụ để ngưng lao vào các nẻo đường u tối hầu giữ vẹn bầu không khí trong lành cho cuộc sống cực kỳ ngắn ngủi mong manh?”
Câu trả lời có thể còn nằm mãi trong chờ đợi và trước mắt tôi bỗng đột nhiên vươn lên hình ảnh tấm thân hoá đá của người chinh phụ vọng phu qua lời thơ Tô Thùy Yên:
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông.
Virginia July 01, 2011
© DCVOnline
Câu trả lời có thể còn nằm mãi trong chờ đợi và trước mắt tôi bỗng đột nhiên vươn lên hình ảnh tấm thân hoá đá của người chinh phụ vọng phu qua lời thơ Tô Thùy Yên:
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông.
Virginia July 01, 2011
© DCVOnline
.
.
.
No comments:
Post a Comment