Friday, May 13, 2011

VIỆT NAM CÓ THỂ ĐỨNG SAU CÁC VỤ TRỘM TÊ GIÁC TẠI NAM PHI (Sapa, Times)


Times LIVE  -  Ngày 13 tháng 5 năm 2011

Người dịch: Hiền Ba
Đăng bởi anhbasam on 14/05/2011

Quỹ bảo vệ động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng [Endangered Wildlife Trust (EWT)] nói rằng nhu cầu dùng sừng tê giác ở Việt Nam có thể đang khuyến khích nạn săn trộm tê giác tái xuất hiện ở Nam Phi
“Ở Việt Nam người ta vin vào cái cớ là sừng tê giác được dùng để làm thuốc chữa bệnh ung thư và nhiều bệnh khác”, giám đốc của EWT, Yolan Friedmann, đã nói như vậy tại một cuộc họp tại Johannesburg [thủ đô của Nam Phi].
“Điều này có thể lý giải việc ngày càng có nhiều phương pháp và kỹ thuật áp dụng để săn lùng tê giác.”

Săn trộm tê giác gia tăng đột ngột kể từ năm 2008, sừng tê giác được cho chủ yếu được dùng làm thuốc bắc và làm cán dao găm ở Yemen và các nước Trung Đông khác.
“Từ trước tới nay việc xin giấy phép săn tê giác để được cấp một chỉ tiêu đã bị lợi dụng như là một cách để săn lùng tê giác,” bà Friedmann nói.
Thông thường “chỉ tiêu” được áp dụng cho những thợ săn nghiệp dư hoặc chuyên nghiệp đi săn tê giác vì thành tích chiến lợi phẩm.
“Nếu bạn gặp một ông khách hàng người Việt Nam cả đời chưa một lần bóp cò súng săn hoặc một bà người Việt Nam ngoài 50 tuổi thì điều hiển nhiên là đó không phải đơn thuần là đi săn vì thành tích chiến lợi phẩm …cái giá trị của cuộc đi săn vì thành tích chiến lợi phẩm đố cũng hầu như có hai mặt,” bà nói.

EWT cùng với Công viên Quốc gia Nam Phi, các chủ trại tê giác tư nhân và các tổ chức khác đang tìm cách tăng cường an ninh ở biên giới, các khu bảo tồn và trang trại nuôi thú săn. Bà Friedmann nói rằng năm ngoái rất nhiều chủ tư nhân đã mất cảnh giác khi để chho những tên săn trộm lẻn được vào trang trại vì an ninh kém. Họ đã không xử lý tốt hiện trường tội phạm và làm sai lệch bằng chứng dẫn đến nhiều vụ đã bị bỏ qua.
“Chúng tôi đã phát cho các chủ trang trại sách hướng dẫn cách quản lý hiện trường của tội phạm và cách giúp đỡ các nhà điều tra.”

Quỹ EWT đã tập huấn cho nhân viên tại các trạm ở biên giới cách phát hiện tê giác. Hiện nay không đầy 10 phần trăm sừng tê giác săn trộm bị tịch thu, bà Friedmann nói.
Bà phản đối đề xuất dùng thuốc độc tiêm vào sừng của con tê giác sống để ngăn chặn nạn săn bắn trộm.
“Làm thế là bất hợp pháp và không khả thi … dùng loại thuốc độc nào, thuốc độc sẽ có tác dụng trong bao lâu, làm thế có phải chúng ta sẽ đầu độc con tê giác hay không, liệu thuốc độc có lan ra môi trường? Dùng thuốc độc không phải là một khả năng lựa chọn.
Bà cho rằng cách tốt nhất là tăng cường an ninh và phản ứng nhanh hơn để bắt được những kẻ săn trộm.
“Với số lượng hiện nay thì tê giác chưa đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, song thị trường và động cơ săn trộm tê giác có lẽ chưa giảm… nó đã phần nào trở thành tội phạm có tổ chức được hợp pháp hóa. Săn trộm tê giác giờ đây không còn đơn thuần là một vấn đề môi trường nữa rồi.”

Năm 2010, có tổng cộng 330 con tê giác bị săn trộm ở các trang trại tư nhân và ở khu bảo tồn quốc gia ở châu Phi. Theo Friedmann thì con số hiện nay là từ 145 đến 150 con tê giác. Nam Phi hiện tại có tổng cộng từ 20.000 đến 22.000 con tê giác.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
.
.
.

No comments: