Friday, May 20, 2011

VIỆT NAM BƯỚC THEO LỐI MÒN ĐÀN ÁP CỦA TRUNG QUỐC (The Diplomat)


O'Flaherty Bridget
Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.
Fri, 05/20/2011 - 16:20

Trong khi quốc tế tập trung chú ý vào việc Trung Quốc đàn áp các nhà đấu tranh, Việt Nam cũng đã siết chặt sợi dây thòng lọng lên những người bất đồng chính kiến.

Các nhà tranh đấu ở Trung Quốc không phải là những người duy nhất cảm thấy được cơn giận dữ của một chế độ cộng sản độc đoán. Trong lúc toàn cầu chú ý đến việc bắt giữ Ải Vị Vị, nhà nghệ sĩ và hoạt động Trung Quốc, giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam cũng đã phải nhận các bản án nặng nề vì những điều mà chính phủ xem là hoạt động "chống đối" nhà nước.

Chẳng hạn như, tháng trước, mọi người từng nhìn thấy bản kháng cáo của một trong những quan chức cấp cao nhất đã bị xét xử vì quan điểm bất đồng. Vi Đức Hồi, một cựu quan chức Đảng Cộng sản 54 tuổi, bị xử năm năm tù cộng thêm ba năm quản thúc tại gia. Phải thừa nhận, bản án giảm là nhẹ đáng kể so với thời hạn tám năm tù và năm năm quản thúc tại gia từng được phán xử lúc ban đầu. Tuy nhiên, Human Right Watch không phải là tổ chức duy nhất từng mô tả bản án là "quá nặng nề".
Và chắc chắn không phải chỉ một mình ông Hối.

Cuối tháng trước, Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án bảy năm tù, ba năm quản chế, người đã bị bắt giữ, buộc tội sau khi phát hiện ông ở khách sạn với một người phụ nữ không phải là vợ mình. Máy tính xách tay của ông bị tịch thu, nhà của ông bị lục soát và ông bị buộc tội hoạt động chống nhà nước.

Cùng tháng, Bùi Chát, người sáng lập nhà xuất bản Giấy Vụn, cũng đã bị bắt sau khi trở về từ Buenos Aires, nơi ông đã đến để nhận giải thưởng Tự do xuất bản từ Hiệp hội Các nhà xuất bản quốc tế. Sau đó ông đã được thả ra, nhưng được cho là vẫn phải đối mặt với sự giám sát liên tục.

Năm ngoái, một blogger đã bị bắt sau khi cô đăng tải một bài mô tả con trai một quan chức cấp cao như một kẻ lăng nhăng. Cuối cùng cô đã được trả tự do vào tháng trước, báo chí địa phương trích thuật là cô đã bị "quở trách" thích đáng.

Người ta thường nói rằng trong tất cả những gì liên quan đến an ninh, Việt Nam thường theo sau sự dẫn dắt của người hàng xóm lớn Trung Quốc. Rõ ràng, Bắc Kinh đang ở giữa thời kỳ mà rất nhiều người xem là cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến dữ dội nhất trong nhiều năm vị lo sợ cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập có thể đạt đến bờ biển châu Á. Và đối với những người kiếm tìn những tương đồng thú vị, trường hợp Cù Huy Hà Vũ đã mang lại một ấn tượng đặc biệt.

Cù Huy Hà Vũ sinh trưởng từ một dòng dõi cộng sản đầu tiên, con trai của một nhà thơ nổi tiếng, từng là người thân cận của Hồ Chí Minh. Điều này có một sự tương hợp kỳ lạ với Ải Vị Vị của Trung Quốc - người bị bắt ở Bắc Kinh trên đường tới Hong Kong - bản thân cũng là con trai của một nhà thơ nổi tiếng mà nhiều người đã tưởng là bất khả xâm phạm.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi quá cố gắng để liên kết các sự kiện tại Việt Nam và Trung Quốc. Đối với Viêt Nam, những cuộc đàn áp căng thẳng "sâu rộng hơn" có thể đã thực sự bắt đầu từ năm 2007.

Hoàng Duy, phát ngôn viên của tổ chức dân chủ Việt Tân, vốn bị cấm hoạt động ở Việt nam, cho biết : "Những cuộc đàn áp đã bắt đầu sau khi Hà Nội đạt được những gì họ muốn - được gia nhập vào WTO - và vẫn tiếp tục từ đó. Và cuộc đàn áp không phải chỉ để đáp ứng với kỳ Đại hội Đảng lần thứ 11, mà chính là với sự căng thẳng ngày càng tăng của chế độ vì sự phát triển của các phong trào dân chủ và thế giới blog".

Mãi đến giữa tháng Giêng, hầu hết các biện pháp đàn áp gần đây đều được hiểu như là một chút thu dọn trước phiên họp của Quốc hội. Việc ngăn chặn Facebook (ban đầu là tuỳ tiện vào năm 2009, sau đó tăng cường hơn trong những ngày dẫn đến sự kiện này), các vụ bắt giữ khác nhau và thậm chí ngay cả vụ được cho là đàn áp lao động Trung Quốc bất hợp pháp đã đều được xem như là một phần của công việc thu dọn này trước kỳ họp Quốc hội. Nói cho cùng, nguyên nhân xảy ra chính là vì không ai muốn để những kẻ bất đồng chính kiến chất vấn quanh trước một sự kiện có mục đích chính là phải bảo đảm uy thế của một đảng tối cao. Trong khi đó, những cuộc đấu tranh phe phái trong nội bộ Đảng Cộng sản đã được kiên quyết để chứng minh họ không mềm mỏng về an ninh.
Nhưng những cuộc đàn áp đã tồn tại qua cả thời Đại hội.

Dường như ông Vũ đã gặp rắc rối sau khi đã cố gắng khởi kiện thủ tướng về một kế hoạch khai thác bauxite, nhượng bộ một khu đất đai lớn dọc theo biên giới Trung-Việt từng gây tranh cãi ở miền trung Việt Nam.
"Nhiều người tin rằng Vũ đã bị bức hại như một sự trả thù về việc đã dám thách thức người thủ tướng", Hoàng cho biết.

Vũ đã bị bắt ngày 05 tháng 11 năm ngoái, với các tài liệu ông viết kêu gọi nền dân chủ đa đảng và các cuộc phỏng vấn ông thực hiện với các báo chí nước ngoài đã được sử dụng làm bằng chứng chống lại ông, theo báo Nhân Dân.
'Những bài viết này chứa đựng nhiều nội dung lăng mạ Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Qua điều tra, chính quyền Việt Nam tìm thấy 40 văn bản tài liệu với các chủ đề khác nhau, bao gồm một số bài viết của ông Vũ, có nội dung chối bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam", báo Nhân dân đưa tin.

Đã từng có hy vọng rằng áp lực nước ngoài có thể khiến chính phủ phải ngưng làn sóng bắt giữ liên tục này. Liên minh châu Âu đã đặc biệt chỉ trích và lập luận rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nên đưa đến tự do ngôn luận. Bản tuyên bố ngày 04 tháng tư của tổ chức này cho rằng việc kết án ông Vũ là 'không phù hợp với các quyền cơ bản của việc mọi người được quyền giữ và tự do và thể hiện quan điểm một cách hòa bình".

Bản tuyên bố này đưa ra khi Liên Minh Châu Âu và Việt Nam đang xem xét khả năng khởi động các cuộc đàm phán có thể dẫn đến một thỏa thuận quan trọng về tự do giao thương. Hiệp định thương mại song phương Việt Nam đã ký với Hoa Kỳ, từng đi vào hiệu lực vào năm 2001, được cho là đã có công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia cộng sản.

Nhưng vấn đề của Vũ hiện có thể làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán. "Lòng kính trọng của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam, và ngay bản thân tiến bộ kinh tế lâu dài của Việt Nam sẽ không bền vững nếu các thể hiện ôn hòa, đặc biệt là về các vấn đề quan trọng cho tương lai của nhân dân và đất nước bị đàn áp" tuyên bố của EU tiếp tục bày tỏ như vậy.

Về phần mình, Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối "quan ngại sâu sắc" của mình và cùng với Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ đã cho biết, việc kết án người luật sư được đào tạo từ Pháp này là không phù hợp với công ước quốc tế về Nhân quyền. Việt Nam là một thành phần của công ước.

Tuy nhiên, trong khi các nhà hoạt động hy vọng sự phát triển một xã hội dân sự ở Việt Nam sẽ thúc đẩy các giá trị dân chủ, một số nhà quan sát phàn nàn rằng những mối quan tâm bày tỏ từ nước ngoài hiếm khi được hỗ trợ bằng những biện pháp cưỡng chế, chẳng hạn như việc từ chối các trợ giúp từ nước ngoài.

"Chúng tôi bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi về bản án đối với Cù Huy Hà Vũ, như chúng tôi đã từng liên tục bày tỏ trong các trường hợp khác. Tuy nhiên, những điều ấy không có liên quan đến các chương trình giúp đỡ của chúng tôi", một phát ngôn viên của USAID cho biết.

Nhưng mặc dù viện trợ có thể không được xem như một đòn bẩy hữu hiệu của các chính phủ nước ngoài, chúng vẫn có thể có ảnh hưởng theo cách khác. Chẳng hạn như Hoa Kỳ từng vạch ra rằng các vấn đề nhân quyền là một trở ngại cho việc hợp tác quốc phòng gần gũi hơn giữa hai nước. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố rõ ràng như thế tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tháng Mười vừa qua.

Áp lực như vậy có thể mang lại hy vọng mỏng manh cho những ai muốn thúc đẩy một sự thay đổi. Phil Robertson của tổ chức Human Rights Watch nói: " Những thông điệp chung chung nhằm kêu gọi cải thiện thành tích nhân quyền của Việt Nam là tốt, nhưng hoàn toàn không đủ. Các thông điệp ấy cần phải được cụ thể về những gì cần phải xảy ra".
.
.
.

No comments: