Wednesday, May 4, 2011

VIỆT NAM 36 NĂM NHÌN LẠI (Lê Dân, danlambao)

Posted on4.5.11byTruongThonDLB

Nhân kỉ niệm 36 năm ngày 30-4, chúng ta hãy nhìn lại thành quả của một chặng đường đã trải qua để suy ngẫm đất nước Việt Nam. Trước hết chúng ta không thể phủ nhận đất nước đã thống nhất về mặt địa lý. Tuy nhiên, về kinh tế, xã hội, giáo dục, chính trị dù đã có những bước phát triển nhưng vẫn còn đó những mặt trái như những căn bệnh mãn tính mà chúng ta chưa có cách nào trị được. Những căn bệnh này đã làm cản trở quá trình phát triển của Việt Nam.Description: https://danlambao.wordpress.com/wp-includes/js/tinymce/plugins/wordpress/img/trans.gif
Trước và sau chiến thắng tháng 4-1975, Đảng Cộng Sản đã chọn cho đất nước Việt Nam con đường XHCN với kim chỉ nam là CN Mac-Le Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau 36 năm thống nhất đất nước với những khẩu hiệu tuyên truyền “độc lập tự do hạnh phúc dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh đảng CSVN đã tiến hành những đường lối để thực hiện giấc mơ đó, tiến lên một xã hội chủ nghĩa không có áp bức bất công không có bóc lột sức lao động.
Nhưng thực trạng dưới sự lãnh đạo của đảng, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, trong khi luôn ca ngợi dân tộc Việt Nam thông minh cần cù chịu khó, có rừng vàng biển bạc, vị trí địa lý thuận lợi... Vậy nguyên nhân nào lý giải cho chúng ta vẫn còn nghèo, nghèo về vật chất và cả về tư tưởng ???

Trong khi chưa thể trả lời câu hỏi đó thì hàng ngày chúng ta phải đối mặt với những vấn nạn đó là:
- Tham nhũng đã trở thành quốc nạn, nó trở nên phổ biến rộng khắp trên đất nước, nó được ví như loại dầu nhớt bôi trơn cho bộ máy hoạt động của đất nước, nếu không có nó thì bộ máy sẽ bị tê liệt không hoạt động được. Nó thâm nhập mọi thành phần xã hội, đã trở thành một văn hóa bao thư cho mọi sự lạm quyền cho đặc quyền, đặc lợi từ trên xuống dưới có hệ thống.
- Khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng sâu, xuất hiện tầng lớp cán bộ giàu lên nhanh chóng nhưng không công khai được cách làm giàu để nhân dân học tập.
- Đạo đức và chuẩn mực xã hội xuống cấp trầm trọng một cách đáng báo động, tư bản và các thành phần kinh tế, trí thức cũ bị đào thải trong khi chưa có tầng lớp mới thay thế, nên không có tính kế thừa và phát huy. Sau đổi mới, tầng lớp này mới hình thành và phát triển trở nên chụp giựt, cơ hội và lưu manh hơn.
- Giáo dục xuống cấp với bệnh thành tích, chú trọng hình thức nhưng không mang hiệu quả, không giải quyết học để làm gì mà học chỉ đđối phó, học giả nhưng bằng thật, phong trào thi hộ, phao thi, thuê người viết luận văn... tư tưởng gò bó, không được thoát khỏi hệ tư tưởng XHCN, không xây dựng một môi trường phản biện cần thiết, làm sản sinh ra một thế hệ ù lì thiếu năng động sáng tạo, thiếu kỹ năng cứng và cả kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống thời k toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, làm cho nền giáo dục Việt Nam xa rời với hệ thống giáo dục thế giới.
- Chủ quyền đất nước đang bị đe dọa, đường lối ngoại giao nghiêng hẳn về Trung Quốc phương Bắc, nơi thành trì lớn của CNCS hướng tới và cũng như là nơi để bám víu cho sự sống còn của CNCS.
- Môi trường và tài nguyên khoán sản đáng báo động, hiện tại chúng ta đang cố khai thác tất cả tài nguyên mà chúng ta có, lấy đó làm sự tăng trưởng của nền kinh tế gây ra nhiều hậu quả về môi trường môi sinh khí hậu ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống người dân. Rừng bị khai thác kiệt quệ làm khí hậu nóng lên nắng mưa thay đổi bất thường, lũ lụt, hạn hán thiên tai xảy ra nhiều hơn.
- Tự do trong khuôn khổ nhà nước cho phép, không cho cơ hội để nhân dân lên tiếng, nói lên ý kiến của mình, cho nên người dân chỉ biết sống và làm không dám phản ánh thực trạng xã hội, và cho dù có lên tiếng cũng không đem lại kết quả tốt mà chỉ mang họa vào thân nên tầng lớp trí thức bất mãn chế đđã chọn con đường là im lặng hoặc bỏ nước ra đi làm cho đất nước chảy chất xám mạnh mẽ. Đất nước trở nên cam chịu, chậm tiến.
- Hệ thống tuyên truyền ca ngợi một chiều làm cho người dân cũng chỉ hiểu một chiều. Thông tin còn che đậy chưa công khai minh bạch để mọi người hiểu rõ sự thật, sự kiểm duyệt và quản lý của nhà nước còn tồn tại như sự sống còn của chế độ.
- Pháp luật vẫn là công cụ phục vụ cho chế độ chưa mang tính thượng tôn pháp luật và tôn trọng sự thật.
- Bầu cử chỉ mang tính hình thức chưa mang lại sự thuyết phục cho người dân. “Đảng cử - dân bầu người dân vẫn chưa thật sự lựa chọn được người đại diện để phục vụ cho nhân dân.
- Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đa dạng phức tạp, xuất hiện trong mọi tầng lớp nông dân, công nhân, trí thức, quan quyền thể hiện chuẩn mực đạo đức xã hội xống cấp.
- Nạn kẹt xe, ngập đường tràn lan nổi lên làm bức xúc mạnh trong xã hội nhưng không cơ quan hữu trách nào đứng ra giải quyết dứt điểm, hay chỉ thấy tình trạng đào đường đắp lô cốt để rồi giao thông còn tệ hơn trước, khi xong việc thì vẫn như củ không có gì thay đổi, rồi lại tiếp tục đào đường đắp lô cốt, luẩn quẩn sai thì sửa, sửa rồi vẫn sai.
- Đảng CSVN không kết hợp được “ý đảng, lòng dân vì đường lối chính sách của đảng không thực sự vì nhân dân phục vụ, càng ngày càng xa rời quần chúng.
- Giải phóng giai cấp công nhân hay giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản tiến lên cái gọi là Kinh Tế Thị Trường định hướng XHCN để rồi công nhân bị bóc lộc nhiều hơn, điều kiện sống và làm việc tệ hơn.
- Chủ nghĩa dân tộc, bị nhường cho chủ nghĩa cá nhân, không còn tinh thần yêu nước, đóng góp xây dựng cho đất nước, người dân thờ ơ không quan tâm những chuyện nhà nước, mà chỉ biết đến lợi ích bản thân.

Đời sống thực trạng còn nhiều bất công gây ra sự bất mãn cho người dân, những trẻ suy dinh dưỡng, những làng quê ô nhiễm, những nông dân mất đất, những công nhân vạ vật trong các khu nhà trọ, một lũ tham nhũng phi nhân tính, tình trạng cướp giựt trở nên trắng trợn công khai, xã hội suy đồi xuống cấp, băng hoại. Thượng bất chính hạ tắt loạn, người dân sống trong xã hội như vậy họ không còn con đường nào khác hơn để tồn tại họ phải biến chất, “đi với phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy , nó thể hiện và phản ánh đúng với những gì đã góp phần tạo ra nó theo chân lý cùng tắc biến, biến tắc thông.

Vậy để giải quyết vấn đề triệt để và tận gốc chúng ta phải làm phải thay đổi cái nguyên nhân, gốc rễ dẫn đến mọi vấn đề phát sinh. Phải can đảm nhìn thẳng vào thực trạng của đất nước để chúng ta nhìn rõ chúng ta là ai ? chúng ta đang ở đâu ? chúng ta phải làm gì ? và chúng ta sẽ đi về đâu ?

Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của ngân hàng Thế giới nhận xét, Việt Nam tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Vậy chúng ta phải nhìn nhận chúng ta là một nước nghèo nàn lạc hậu và quốc nạn tham nhũng đang từng ngày phá hoại nên kinh tế.

Để làm được vấn đđó chúng ta phải biết sứ mạng chúng ta là gì ? Không để sự im lặng và sự sợ hãi làm chúng ta ngoan ngoãn theo sự chỉ đạo của những người không thật sự vì lợi ích của đất nước của nhân dân. Chúng ta không thể quên đi mỗi chúng ta là một trong những phần tử của đất nước, nếu chúng ta không làm cho đất nước thì mong chờ ai sẽ mang lại đổi thay cho đất nước chúng ta. Mọi sự thay đổi đều bằng những suy nghĩ và việc làm cụ thể. Mọi tư duy và quyết định đều phải do chính chúng ta đưa ra, không một ai có thể suy nghĩ và quyết định thay cho chúng ta. Để cho lòng yêu nước với mong muốn cao đẹp là chung tay xây dựng đất nước không cho là vớ vẩn. Lòng yêu nước đó là quyền hạn và trách nhiệm của mỗi chúng ta chứ không phải nó chỉ là nhiệm vụ và quyền của một số người. Đất nước là của dân tộc Việt Nam.

Liên tưởng đến đất nước Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 họ đã gánh chịu hậu quả chiến tranh vô cùng tàn khốc cùng với đất nước nghèo tài nguyên khoán sản nhưng kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục. Trong vòng chưa đầy ba thập kỷ kinh tế đất nước Nhật đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới. Vậy điều gì đã làm cho chúng ta thua họ, thua họ về tài nguyên khoán sản, thua về trí thông minh, sự cần cù chịu khó hay thua về vị trí địa lý, khí hậu và thiên tai? Hay là chúng ta không thua họ vì chúng ta đã đánh thắng đế quốc Mỹ còn Nhật Bản thua ta vì họ không thắng được. Đừng cứ mang gậy tầm vong qua bàn tay và khối óc của người Việt đã đánh thắng B52 của Mỹ , nghe như là một câu biện hộ nhàm tai.

Đồng thời chúng ta thử liên tưởng nước Việt Nam với bán đảo Triều Tiên vì 2 đất nước có nhiều điểm tương đồng, so sánh giữa Triều Tiên Bắc Hàn và Hàn Quốc Nam Hàn để thấy sự khác biệt. Một bên theo CNCS một bên theo TBCN, một bên nghèo đói, phải nhận viện trợ, một bên đất nước kinh tế giàu mạnh. Một bên độc quyền cai trị chỉ chăm chăm phát triển vũ khí hạt nhân, một bên tự do phát triển nền kinh tế, để kinh tế dư thừa viện trợ cho phía Bắc Hàn. Sự khác biệt nào đã dẫn đến tình trạng trên? Mỗi chúng ta sẽ phải tự đi tìm câu trả lời cho chính mình.

.
.
.





No comments: