Anh Vũ - RFI
Thứ năm 19 Tháng Năm 2011
Sau hơn bốn năm vận hành của đập thủy điện Tam Hiệp, công trình lớn nhất thế giới chắn ngang sông Dương Tử, giờ đây, Bắc Kinh đã nhận ra những hậu quả tai hại của dự án này.
Theo AFP, hôm nay, 19/05/2011, chính phủ Trung Quốc thừa nhận, đập Tam Hiệp là nguyên nhân của nhiều vấn đề đang cần phải “ khẩn cấp xử lý”.
Đây là một sự thú nhận có thể được đánh giá là bất thường, trái hẳn với những lời tán dương về một công trình vĩ đại, biểu tượng cho sức mạnh và hiện đại hóa đất nước mà Bắc Kinh vẫn tuyên truyền trước đây.
Sau cuộc họp dưới sự chủ tọa của thủ tướng Ôn Gia Bảo, chính phủ Trung Quốc đã ra thông cáo đánh giá như sau : « Trong khi đập Tam Hiệp mang lại nhiều lợi ích quan trọng, thì vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải được giải quyết khẩn cấp như trong việc tái định cư người dân, bảo vệ môi trường và đề phòng các thảm họa môi sinh ».
Chính phủ Trung Quốc cũng nhận thấy rõ là hồ chứa nước khổng lồ cho con đập này đã gây ra những « hậu quả » đối với giao thông hàng hải, thủy lợi và nguồn nước.
Được khởi công xây dựng từ năm 1994 và hoàn thành năm 2008, đập thủy điện Tam Hiệp chắn ngang sông Dương Tử có độ cao 185 mét, với khả năng tích nước là 39 tỷ mét khối. Chi phí xây dựng lên tới 22 tỷ đô la.
Ngay từ khi còn là dự án cho đến nay đã đi vào hoạt động, đập Tam Hiệp luôn gây ra những ý kiến phản đối ở trong và ngoài Trung Quốc vì những rủi ro môi sinh tiềm ẩn. Theo giới chuyên gia, cái giá phải trả cho việc xây đập Tam Hiệp rất lớn và ngày càng có nhiều người nghi ngại về sự tồn tại của đập thủy điện lớn nhất thế giới này. Tính ra, đã có 140 thị trấn, 1.000 làng mạc, 2 thành phố, 100.000 ha đất nông nghiệp màu mỡ đã ngập chìm trong vùng lòng hồ. Khoảng 1,9 triệu người phải di dời.
Ảnh hưởng về môi trường từ các đập thủy điện lớn rất lớn. Việc xây đập Tam Hiệp cùng hồ chứa khổng lồ đã tác động ghê gớm tới môi trường ở thượng và hạ nguồn sông Dương Tử, cho dù dự án này giúp giảm bớt được phần nào cơn khát năng lượng, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc.
-------------------
Michael Bristow
BBC News, Bắc Kinh
Cập nhật: 10:34 GMT - thứ năm, 19 tháng 5, 2011
Trung Quốc thừa nhận đập Tam Hợp đã và đang gây ra một loạt các vấn đề lớn cần giải quyết nhanh chóng.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của chính quyền nói rằng dự án gây ra các vấn đề về môi trường và tái định cư liên quan tới 1,3 triệu người.
Tam Hợp là đập lớn nhất thế giới mà tổng chi phí xây dựng có thể lên tới 40 tỷ USD.
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của chính quyền nói rằng dự án gây ra các vấn đề về môi trường và tái định cư liên quan tới 1,3 triệu người.
Tam Hợp là đập lớn nhất thế giới mà tổng chi phí xây dựng có thể lên tới 40 tỷ USD.
Đây dường như là lần đầu tiên các lãnh đạo trong chính phủ trung ương Trung Quốc thừa nhận các vấn đề của dự án.
Việc thừa nhận được nêu ra trong một tuyên bố từ cơ quan nhà nước hàng đầu, Hội đồng Nhà nước.
Bản tuyên bố đầu tiên ca ngợi những thành tựu của dự án, nói rằng đập đã giúp làm giảm bớt lũ lụt, cải thiện thủy lợi và tạo ra nguồn điện.
Thế nhưng tiếp đó tuyên bố nói: "Có những vấn đề cấp bách cần được giải quyết, chẳng hạn như ổn định và cải thiện điều kiện sống cho người dân di dời, bảo vệ môi trường, và ngăn ngừa tai biến địa chất."
Việc thừa nhận được nêu ra trong một tuyên bố từ cơ quan nhà nước hàng đầu, Hội đồng Nhà nước.
Bản tuyên bố đầu tiên ca ngợi những thành tựu của dự án, nói rằng đập đã giúp làm giảm bớt lũ lụt, cải thiện thủy lợi và tạo ra nguồn điện.
Thế nhưng tiếp đó tuyên bố nói: "Có những vấn đề cấp bách cần được giải quyết, chẳng hạn như ổn định và cải thiện điều kiện sống cho người dân di dời, bảo vệ môi trường, và ngăn ngừa tai biến địa chất."
'Thảm họa'
Cố lãnh tụ cách mạng của Trung Quốc, Mao Trạch Đông, từng mơ ước xây dựng đập Tam Hợp. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994.
Đập được hoàn thành vào năm 2006, với hồ chứa đạt chiều cao đầy đủ của nó vào năm ngoái sau khi 'nhấn chìm' 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.350 ngôi làng.
Các lãnh đạo địa phương và các nhóm vận động từng có thời gian than phiền về các vấn đề có liên quan đến dự án.
Tại một hội nghị do chính phủ tổ chức hồi năm 2007, các quan chức địa phương đã cảnh báo về "thảm họa môi trường".
Một vấn đề có vẻ là do biến động của mực nước hồ chứa rộng lớn, vốn trải dài tới 660km khiến gây ra hiện tượng lở đất thường xuyên.
Chính phủ nói thêm cũng cần triển khai các công việc giúp đỡ những người bị buộc phải di dời vì công trình này.
Các lãnh đạo địa phương và các nhóm vận động từng có thời gian than phiền về các vấn đề có liên quan đến dự án.
Tại một hội nghị do chính phủ tổ chức hồi năm 2007, các quan chức địa phương đã cảnh báo về "thảm họa môi trường".
Một vấn đề có vẻ là do biến động của mực nước hồ chứa rộng lớn, vốn trải dài tới 660km khiến gây ra hiện tượng lở đất thường xuyên.
Chính phủ nói thêm cũng cần triển khai các công việc giúp đỡ những người bị buộc phải di dời vì công trình này.
Người dân cần có thêm việc làm, phương tiện vận chuyển tốt hơn và các phúc lợi an sinh xã hội được cải thiện, Hội đồng Nhà nước dưới sự chủ trì của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết.
Biết trước
Đập Tam Hợp là một đại dự án gây tranh cãi ngay cả trước khi nó được phê duyệt.
Một phần ba số thành viên vốn thường tuân thủ Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu chống lại kế hoạch xây đập hoặc bỏ phiếu trắng.
Có lẽ với việc ngầm thừa nhận các vấn đề, người ta đã không tổ chức lễ kỷ niệm lớn nào khi hồ chứa đạt được chiều cao đầy đủ của nó hồi năm ngoái.
Trong tuyên bố mới nhất, Hội đồng Nhà nước cho biết họ đã biết về một số vấn đề, ngay cả trước khi công trình bắt đầu 17 năm trước đây.
Cơ quan này còn nói một số vấn đề đã phát sinh trong thời gian thi công xây dựng con đập và một số khác xuất hiện do "những yêu cầu mới của tình hình phát triển kinh tế và xã hội".
Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là cần bắt đầu phân loại một số vấn đề trong đó, theo Chính phủ.
Đập Tam Hợp là một đại dự án gây tranh cãi ngay cả trước khi nó được phê duyệt.
Một phần ba số thành viên vốn thường tuân thủ Quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu chống lại kế hoạch xây đập hoặc bỏ phiếu trắng.
Có lẽ với việc ngầm thừa nhận các vấn đề, người ta đã không tổ chức lễ kỷ niệm lớn nào khi hồ chứa đạt được chiều cao đầy đủ của nó hồi năm ngoái.
Trong tuyên bố mới nhất, Hội đồng Nhà nước cho biết họ đã biết về một số vấn đề, ngay cả trước khi công trình bắt đầu 17 năm trước đây.
Cơ quan này còn nói một số vấn đề đã phát sinh trong thời gian thi công xây dựng con đập và một số khác xuất hiện do "những yêu cầu mới của tình hình phát triển kinh tế và xã hội".
Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là cần bắt đầu phân loại một số vấn đề trong đó, theo Chính phủ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment