Monday, May 2, 2011

TRUNG QUỐC THẲNG TAY TRẤN ÁP ĐỐI LẬP (Lê Phước, RFI)

Lê Phước   -  RFI
Chủ nhật 01 Tháng Năm 2011


Càng đến gần ngày quyết định nhân vật kế nhiệm chủ tịch Hồ Cẩm Đào, “bàn tay sắt’ của nhà cầm quyền Trung Quốc càng giáng mạnh xuống xã hội Trung Quốc. Tuần san Le Nouvel Observateur tổng kết và phân tích chủ đề này với bài : “Trung Quốc: Đàn áp trên qui mô lớn”.
Tờ báo nhắc lại việc gần đây nhiều người bỗng nhiên mất tích, từ các luật sư, blogger, nhà báo, người đấu tranh chống lạm quyền… Lúc đầu chỉ là những người đấu tranh hăng hái nhất bị bắt, nhưng rồi đến lượt những người bị xem là có khả năng kích động chống đối.
Hiện tượng mất tích đột ngột này không có gì là lạ ở Trung Quốc. Tờ báo cho rằng, vào thời điểm nhạy cảm, nhà cầm quyền Trung Quốc có thói quen trấn áp mọi nguy cơ.
Trước kia, nhiều người đã bị bắt và sau đó phần lớn được trả tự do, để tiếp tục đấu tranh cho tới thời điểm nhạy cảm kế tiếp. Thế nhưng, hiện tại, vòng vây và áp lực của chính phủ đã vượt mức bình thường. Thứ ba vừa rồi, lại có hàng chục người bị mất tích, sau đó chỉ có vài người được thả ra. Internet thì bị kiếm duyệt hơn bao giờ hết. Các trang mạng bị tấn công dữ dội.
Chính quyền bắt đầu tấn công nhà báo nước ngoài và cáo buộc họ “cổ vũ cho phong trào nổi loạn”. Hôm đầu tháng tư, họa sĩ Ngải Vị Vị, và một số nghệ sĩ khác bị bắt giam. Tờ báo cho rằng, Ngải Vị Vị là con một nhân vật có vai vế trong chế độ Trung Quốc, và bản thân ông cũng là người có ảnh hưởng. Vì thế, việc ông bị bắt chắc chắn là được chính quyền trung ương bật đèn xanh.
Giáo hội Tin Lành không chính thức lớn nhất Bắc Kinh đã bị tấn công. Giáo hội này, tập trung nhân sĩ trí thức, sinh viên và những giáo hội ít thế lực khác. Các nhà sư Tây Tạng ở Tứ Xuyên cũng thường xuyên gặp rắc rối.
Tờ báo nhận định, từ bỏ thói quen cẩn trọng giải quyết từng việc một, lần này Bắc Kinh hình như quyết tâm trấn áp mọi sự chống đối, trên tất cả các phương diện.
Mùa xuân Rp đem li giá rét cho gii lãnh đo Bc Kinh
Câu hi đt ra là ti sao li có s tăng cường đàn áp như vy ?
Le Nouvel Observateur cho rằng, dù tăng trưởng kinh tế thiếu cân đối gây nhiều khó khăn cho người dân, dù bất công xã hội là to lớn, dù tỉ lệ lạm phát cao…nhưng các yếu tố bên trong này chưa đủ để tạo ra một đe dọa thật sự.
Như vậy, để tìm được câu trả lời thuyết phục, tờ báo nhìn về thế giới Ả Rập : mùa xuân Ả Rập đang đem lại cái rét mùa đông cho nhà cầm quyền Trung Quốc.
Một nhà xã hội học Trung Quốc nhận định, dù trong điều hành kinh tế Bắc Kinh tỏ ra hiệu quả hơn nhiều so với các nước Ả Rập, thế nhưng, hai bên lại có nhiều điểm tương đồng, như sự phẫn nộ chống lại nhà cầm quyền của người dân. Vì thế, theo ông này, nguy cơ cho Trung Quốc hoàn toàn hiện hữu.
Hồi cuối tháng Giêng, một trang mạng kêu gọi người Trung Quốc tập họp ở các trung tâm thành phố vào lúc 14 giờ mỗi chủ nhật với khẩu lệnh duy nhất là “Mỉm cười”. Thế là cảnh sát được triển khai ở các trung tâm thành phố, ngăn cản mọi sự tụ tập, tấn công cả nhà báo nước ngoài. Sau đó là một chiến dịch đe dọa tâm lý đối với thông tín viên nước ngoài với cáo buộc “thêu dệt thông tin”, nào là triệu tập đến cơ quan an ninh, nào là xét nơi ở, nào là đe dọa trục xuất …
Sự tăng cường đàn áp này cho thấy tầm ảnh hưởng chính trị đang lên của ông Chu Vĩnh Khang. Dù ông được xếp hàng chót trong số 9 ủy viên thường trực Bộ Chính trị, nhưng quyền lực của ông trên thực tế rất lớn do ông phụ trách giám sát toàn bộ các cơ quan an ninh: cảnh sát, mật vụ, tòa án, nhà tù. Ở cương vị này, ông điều phối một nguồn ngân sách lớn dành cho an ninh, lên đến 68 tỷ euro cho năm 2011.
Có nhiều người có tham vọng chạy đua trong cuộc chiến kế vị ông Hồ Cẩm Đào. Vì thế, căng thẳng có thể làm rạn nứt chóp bu của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là kịch bản cho “một mùa xuân Thiên An Môn”, và là cơn ác mộng đáng sợ nhất mà những người lãnh đạo đất nước này muốn tránh bằng mọi giá.
Cuối cùng, tờ báo ví von: “Trong khi chờ đợi vị hoàng đế mới lên ngôi, xã hội Trung Quốc đang được yêu cầu phải biết im hơi lặng tiếng”.
.
.
.

No comments: