Thanh Phương - RFI
Thứ hai 02 Tháng Năm 2011
Mọi người đang chờ đợi xem là trong cương vị chủ tịch ASEAN, Indonesia sẽ xử lý ra sao hồ sơ tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa giữa một số nước thành viên ASEAN Việt Nam, Malaisia, Philippines và Brunei với Trung Quốc ( và Đài Loan ). Trung Quốc thì vẫn muốn thảo luận vấn đề này trên cơ sở song phưong, nhưng trong khi đó, các nước ASEAN lại vẫn chưa có một lập trường chung.
Trong hai ngày 7 và 8/5 tới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ họp thượng đỉnh thường niên tại Jakarta, thủ đô của Indonesia, nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN.
Indonesia, vốn không có dính dáng trực tiếp đến vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, mà lại vừa mới được Trung Quốc cấp khoản tín dụng 8 tỷ đôla để xây dựng cơ sở hạ tầng, rất có thể sẽ không sốt sắng đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự. Philippines, mà hiện đang dựa trở lại vào Hoa Kỳ, gần đây đã tỏ thái độ kiên quyết qua việc gởi công hàm chính thức lên Liên hiệp quốc phản đối Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông và sử dụng tàu Mỹ để tuần tra khu vực Trường Sa. Việt Nam cho tới nay vẫn chủ trương giải quyết tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trên cơ sở đa phương, nhưng nay có vẻ như đang bị Trung Quốc gây sức ép để thương thuyết song phương, với nguy cơ là Hà Nội sẽ lại nhượng bộ Bắc Kinh như đã làm qua các hiệp định về biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ.
Trên đây là nhận định chung của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney trả lời phỏng vấn RFI hôm nay:
Nghe (13:25) Nhà báo Lưu Tường Quang
.
.
.
No comments:
Post a Comment