Huỳnh Trọng Hiếu
12:01:am 25/05/11
Thế kỷ XX, Liên Xô – tập hợp các quốc gia độc tài CS sở hữu kho vũ khí hạt nhân với số lượng lớn cùng với hệ thống quân đội luôn ở trong tình trạng chiến tranh. Dưới sự lãnh đạo của những tên bạo chúa có đầu óc cực đoan nguy hiểm và phiêu lưu như Stalin, Brezhnev, một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Điều đó đã trở thành mối đe dọa đối với an ninh của Hoa Kỳ và cả Thế giới với nguy cơ bị tiêu diệt hoặc nhuộm đỏ. Đến năm 1991, Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết sụp đổ, Thế giới nhẹ nhõm và nghĩ về nó như một cơn ác mộng kinh hoàng đã qua và hậu quả để lại là sự tàn lụi của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam.
Thế kỷ thứ XXI, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nổi lên như một cường quốc. Với dân số đông nhất thế giới, một nền kinh tế thị trường giảo hoạt đầy tính cạnh tranh, một nền văn hóa đồ sộ và cũng là một cường quốc quân sự.
Theo các chuyên gia kinh tế thì Trung quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2016 với tổng thu nhập là 19.200 tỷ USD, so với Mỹ là 18.500 tỷ usd.
Sau một thời gian ngắn canh tân và phát triển, Quân đội nhân dân giải phóng Trung Hoa trở thành một trong những đội quân hùng mạnh nhất Thế giới. Với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, quân đội tinh nhuệ được trang bị những loại vũ khí hiện đại. QĐ TQ được chỉ huy và tổ chức một cách chặt chẽ khoa học theo mô hình Phương Tây cộng với nguồn lực tài chính dồi dào có thể tham chiến trên diện rộng trong một thời gian dài.
Trong thời gian gần đây, Ngân sách quốc phòng TQ tăng vọt và không thể kiểm chứng được, họ chú trọng hơn vào việc hiện đại hóa Không quân và Hải quân. Các hoạt động quân sự của Hải quân được mở rộng không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn có xu hướng đi xa hơn. Được sự định hướng của giới lãnh đạo, các quân nhân TQ trở nên cực kỳ hiếu chiến và tàn ác. Tất cả điều đó đã tạo nên mối đe dọa cho hòa bình và an ninh của Thế giới. Đe dọa trực tiếp đến an nguy và sự tồn vong của nước Mỹ vì chính nước Mỹ là yếu tố cản trở sự thống trị của Trung Cộng trong tương lai .
Thời điểm hiện tại, Trung Quốc cố chứng tỏ cho cộng đồng quốc tế thấy họ muốn phát triển trong “hòa bình và hữu nghị”. TQ chỉ là một nước đang phát triển, không đe dọa đến ai. Việc chi tiêu khoản tiền lớn vào ngân sách quốc phòng là để tự vệ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Một loạt những văn kiện và bạch thư về quốc phòng được tung ra với mục tiêu che mắt quốc tế. Nhưng trên thực tế, Trung cộng đang thực hiện chính sách “thao quang dưỡng hối”, họ cần tranh thủ thời gian để chuẩn bị chu đáo cho mục tiêu thống trị Thế giới. Trong đó Biển Đông là khu vực khởi đầu để thực hiện các bước tiếp theo trong tham vọng bá quyền của Bắc Kinh.
Biển Đông bao phủ một diện tích rộng lớn từ Singapore đến eo biển Đài Loan. Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi đá ngầm, các đảo ở biển Đông có số lượng lớn tập hợp thành các quần đảo trải dài trên vùng biển rộng. Biển đông có hai quần đảo lớn có vị trí chiến lược đó là Hoàng Sa và Trường sa (thuộc chủ quyền VN). Vùng này được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 Km khối, trữ lượng khí Gas tự nhiên được tính khoảng 7.500 Km khối. Khu vực biển Đông được cho là chiếm khoảng 1/3 toàn bộ đa dạng sinh học biển Thế giới. Là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái.
Đây là vùng biển có ý nghĩa địa chính trị vô cùng quan trọng, là con đường vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Trung Đông,Nam Á đến Đông Nam Á, Đông Á và Đông bắc Á. Nơi đây chiếm ¼ lượng giao thông hàng hải quốc tế hàng năm. Ước tính theo tổng lượng hàng hóa thương mại, hàng năm có hơn 50% đi qua vùng biển này. Hàng ngày có khoảng 1.7 triệu met khối dầu thô được vận chuyển qua vùng biển cung cấp cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Nền kinh tế Nhật Bản và Hàn quốc phụ thuộc rất lớn vào số lượng dầu qua đây.
Nằm ở vị trí có tầm quan trọng chiến lược cộng với nguồn lợi thủy sản và dầu khí khổng lồ, Biển Đông đã trở thành mối quan tâm và tranh giành của nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn Thế giới. Trung Quốc – một quốc gia có lực lượng quân đội hùng mạnh, với chính sách ngoại giao “nước lớn” đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền bằng cách tung ra bản đồ hình lưỡi bò chiếm gần như toàn bộ khu vực biển Đông, cộng với các hoạt động quân sự và phi quân sự trên vùng biển bất chấp luật quốc tế về hàng hải. TQ hiện nay là yếu tố chính gây nên sự bất ổn tại khu vực Biển Đông và thế giới.
Từ 2005 đến nay, Thế giới được chứng kiến các hoạt động ngoại giao và quân sự phức tạp liên quan đến biển Đông. Một hội nghị các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng tại Hà nội, trong năm 2010, bàn về an ninh khu vực. Hoa Kỳ – một quốc gia dân chủ, có truyền thống tôn trọng nhân quyền và chủ quyền quốc gia cũng có mặt trong Hội nghị. Với tư cách là đối tác và cũng là siêu cường hàng đầu Thế giới, HK đã đứng ra bảo vệ quyền tự do hàng hải, không để Trung Quốc tự tung tự tác bất chấp luật pháp quốc tế. Cũng nhân dịp này, người Mỹ muốn công khai cho phía chính phủ và quân đội Trung Quốc thấy rằng Hoa Kỳ kiên quyết bảo vệ quyền lợi của đồng minh và đối tác, qua đó có thể duy trì quyền lợi của nước Mỹ tại Biển Đông.
Hồ sơ Biển Đông hiện tại tạm thời lắng dịu nhưng bên trong vẫn ngầm chứa nhiều nguy cơ của sự bất ổn và xung khắc về quyền lợi. Trung Quốc thu mình chờ đợi cơ hội để tiếp tục cuộc tranh chấp chiến lược này. Nó như một quả núi lửa đang nghỉ ngơi, nhìn bề ngoài có vẻ yên bình nhưng nó có thể phun trào bất kỳ lúc nào và không báo trước.
Vừa qua, những bản tin chính thức được phát đi từ Tân Hoa xã và các tờ báo lớn trên mạng Internet loan tải về việc Trung Quốc sắp cho hạ thủy Hàng không mẫu hạm để đưa vào huấn luyện sử dụng trong mùa hè năm nay. Bắc Kinh đã mua lại chiến hạm Varyag của Ukaraina hơn 10 năm trước đây (từ năm 2002), và hiện họ đang tu sửa nâng cấp nó thành Hàng không mẫu hạm đời mới tại xưởng đóng tàu đặt tại Đại Liên tỉnh Liêu Ninh. Quân đôi Trung Quốc đang gấp rút hiện đại hóa Hải quân bằng cách tăng cường khả năng tác chiến trên tàu ngầm và các tàu chiển nổi. Chương trình hiện đại hóa bao gồm cả hệ thống phòng không trên tàu và tên lửa hành trình chống hạm với tốc độ siêu âm.Chiếc hàng không mẫu hạm mới này của TQ có sức chứa hơn 50 máy bay chiến đấu và hàng chục dàn hỏa tiễn phòng không: hạm đối hạm và hạm đối địa. Ngoài ra trên tàu còn có hàng ngàn binh lính có thể sẵn sàng cho một cuộc tấn công và đổ bộ bất kỳ vào nước nào.
TC cho biết, sắp tới họ sẽ tự thiết kế và sản xuất chiếc hàng không mẫu hạm đời mới có qui mô lớn hơn, với sức chứa máy bay, hỏa tiễn và các phương tiện chiến tranh gấp hai lần so với chiếc Variag. Người ta nói: “Tri thức tạo nên sức mạnh và quyền lực”, bất kỳ lĩnh vực nào, một khi Trung Quốc đã nhảy vào, với đội ngũ chuyên gia khoa học đông đảo, các kỹ sư được học tập đào tạo từ các nước phát triển và trên hết là nguồn tài chính “vô tận”, chắc chắn trong một thời gian ngắn Trung Hoa sẽ dẫn đầu cả thế giới trong lĩnh vực đó. Trước đây, TQ nhập khẩu công nghệ tàu cao tốc và công nghệ năng lượng sạch, giờ đây họ là nhà cung cấp hàng đầu hai lĩnh vực công nghệ này .
Sự kiện hạ thủy Hàng không mẫu hạm và việc sản xuất hàng loạt tàu ngầm nguyên tử, với các hoạt động nghiên cứu thử nghiệm vũ khí rầm rộ trong thời gian gần đây, điển hình là vụ TC bắn rơi một vệ tinh của họ, việc họ đã có trong tay máy bay tàng hình J-20, và hỏa tiển chống hàng không mẫu hạm, đã thể hiện rõ âm mưu và dã tâm của cộng sản TQ, cho dù họ đã cố làm mọi cách để trấn an dư luận rằng: “TQ phát triển trong hòa bình”. Nhưng ý đồ xoa dịu thế giới của TC không thể đánh lừa được ai,
“Tiến sĩ Mohan Malik, một chuyên gia về quốc phòng Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á châu Thái bình dương ở Haiwaii, nhận xét rằng phát biểu công khai của Trung Quốc thường không phù hợp với những hành động của họ trong thực tế.
Ông nói: “Họ nói một đàng nhưng hành động một nẻo. Những hành động của họ nói với nước Mỹ rằng ‘hãy tránh đường cho tôi đi, càng nhanh càng tốt! Thời của tôi đã tới!’ Đó là ý kiến của tôi trước những phát biểu của Tướng Trần Bỉnh Đức. Tôi xin nói thêm là những giới chức và chuyên gia Trung Quốc mà chúng tôi có dịp tiếp xúc họ đều nói rằng khi Trung Quốc còn yếu, các mối quan hệ đồng minh giữa Hoa Kỳ với các nước trong khu vực như Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines và việc bán vũ khí cho Đài Loan là có thể chấp nhận; nhưng giờ đây Trung Quốc đã lớn mạnh, những mối quan hệ mà họ xem là tàn tích của Chiến Tranh Lạnh cần phải xóa bỏ và Hoa Kỳ phải giảm bớt sự hiện diện trong khu vực.”
Tiến sĩ Dean Cheng, một nhà nghiên cứu Á Châu của Quỹ Heritage ở Washington, cũng có một nhận định tương tự. Ông cho biết giới lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể tìm cách giảm thiểu sự nghi ngờ và lo ngại của thế giới về khả năng và ý đồ của họ trong lãnh vực quân sự; nhưng đây là một việc khó, vì lâu nay Trung Quốc vẫn thường “nói một đàng làm một nẻo”. Ông Cheng nói thêm như sau:
“Tướng Trần Bỉnh Đức, cũng như giới lãnh đạo quân sự và dân sự của Trung Quốc, muốn ngăn chận sự lan rộng của nhận định cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa bằng cách ra sức làm cho thế giới đánh giá thấp khả năng quân sự của họ. Nhưng thực tế là quân đội Trung Quốc là quân đội chế ngự khu vực Tây Thái bình dương; quân đội Trung Quốc đã gia tăng chi tiêu quốc phòng chính thức với tỉ lệ hai con số mỗi năm trong phần lớn của 20 năm qua, hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ sắp sửa được đưa vào hoạt động. Vì vậy, tuy Hoa Kỳ vẫn là siêu cường thế giới nhưng hiện nay chúng ta không thể biết chắc Trung Quốc không phải là một mối đe dọa hay quân đội của họ thua kém Hoa Kỳ tới 20 năm.” (VOA)
Trong tương lai gần, dù Quân đội TQ phát triển đến đâu cũng chưa phải là đối thủ của Mỹ. Thủ đắc Hàng không mẫu hạm không nhằm mục tiêu cạnh tranh với Hải quân Hoa Kỳ bởi lẽ: Xét về tầm vóc và qui mô thì Hạm đội của TQ vẫn còn quá yếu. Hơn nữa, Hải quân HK có một thời gian dài để thử nghiệm và vận hành Hàng không mẫu hạm một cách nhuần nhuyễn – điều mà TQ chưa làm được.
Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc gia như Trung Quốc tuyên bố, thì không cần thiết phải gia tăng các hoạt động quân sự và phát triển Hàng không mẫu hạm với số lượng lớn đến mức như vậy. Số lượng tàu ngầm và tàu chiến hiện có, cộng với những hoạt động thường xuyên của hải quân TQ cũng đủ cho việc nước này phát hiện nhanh chóng để đối phó với nguy cơ chủ quyền quốc gia bị xâm hại.
Để đối phó với sự đe dọa từ Hạm đội của nước khác,TQ cho bố trí dày đặc hệ thống hỏa tiễn Đông Phong 21 D với khả năng đáp trả hữu hiệu. Ông Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ từng lên tiếng quan ngại về sự an toàn của hạm đội Mỹ trước loại vũ khí này. Ngoài ra Bắc Kinh còn cho lắp đặt các dàn phi đạn nhắm vào Đài Loan và các nước đồng minh của Mỹ.
Xem ra lý do mà Trung Quốc biện minh là bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia không được thuyết phục cho lắm. Chúng ta có thể thấy, việc TQ đóng Hàng không mẫu hạm với hệ thống tấn công chiến lược là để thực hiện hai mục tiêu trong hai mốc thời gian khác nhau:
Mục tiêu thứ 1 (tương lai gần):
Dùng lực lượng Hải quân hùng hậu của mình để đè bẹp sự phản kháng của các nước trong khu vực Đông Nam Á, đưa các quốc gia này vào tầm ngắm của tàu chiến Trung Cộng và khả năng bị tấn công – đổ bộ bất kỳ lúc nào. Khi an nguy quốc gia không bảo vệ được thì nói gì đến chủ quyền lãnh hải. Các nước Đông nam Á sẽ co cụm phòng thủ trên đất liền, còn biển Đông TC sẽ mặc nhiên kiểm soát
Trong khi đó, ban lãnh đạo Trung cộng là những “con cáo già” thường áp dụng kế sách “nhu” “cương” trong chính sách ngoại giao. Các nước trong khu vực sẽ bị khuất phục trước một đối thủ đầy thủ đoạn nham hiểm với sức mạnh quá lớn và ở vị trí quá gần. Lúc đó, Hải quân Trung Quốc sẽ kiểm soát mọi hoạt động đi lại vùng biển Đông, toàn quyền khai thác dầu khí và hải sản để cung cấp cho nền kinh tế đang “nóng” của họ. Điều quan trọng hơn cả là Trung Cộng muốn đẩy ảnh hưởng của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Biển Đông để tự do kiểm soát khu vực này . Khi kiểm soát được biển Đông, thì tính mệnh của hai nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc (hai đồng minh thân cận của Mỹ) bị đưa lên thớt. Trung Quốc sẽ tùy ý định đoạt số phận của họ.
Mục tiêu thứ 2 (tương lai xa)
Cách đây hơn 70 năm về trước, Để chuẩn bị cho trận không kích Trân châu cảng, Nhật Bản đã hóa trang các hàng không mẫu hạm của mình thành những chiếc tàu du lịch đánh lạc hướng theo dõi của không quân Hoa Kỳ và họ đã tổ chức cuộc tập kích triệt hạ Trân châu cảng một cách dễ dàng và ngoạn mục. Cũng với những chiến hạm đó, người Nhật tiếp tục tấn công Darwin, với mục đích mở một đột phá khẩu để nhảy quân vào nước Úc.
Trung Quốc ngày hôm nay sản xuất hàng không mẫu hạm hiện đại có qui mô lớn hơn rất nhiều lần so với chiến hạm của Nhật Bản trước đây, được trang bị vũ khí hiện đại hơn, có sức hủy diệt lớn hơn. Dưới lòng biển được hỗ trợ bởi lực lượng tàu ngầm đông đảo. Tất cả sự chuẩn bị đó sẽ giúp quân đội Trung Quốc mở những cuộc viễn chinh xa xôi, tìm kiếm không gian sinh tồn cho người Hán. Một quan chức cao cấp của Trung Cộng từng tuyên bố rằng: “Chiến tranh sẽ dẫn đến nhiều đau thương, nhưng chẳng lẽ vì đau thương mà chúng ta không tiếp tục tìm kiếm không gian sinh tồn cho dân tộc Hán”. Với dân số của Trung quốc hiện nay, với hệ thống chính trị độc tài bất công và mất lòng dân, nếu không tìm kiếm được vùng đất mới sẽ đồng nghĩa với sự tự hủy diệt. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo CSTQ sẽ bất chấp mọi thủ đoạn kể cả phải tiêu diệt các dân tộc khác để phục vụ cho mục tiêu của mình.
Việc tranh giành kiểm soát các hoạt động tại biển Đông trong hiện tại sẽ giúp Quân đội Trung quốc có nhiều kinh nghiệm hơn. Những kinh nghiệm quý giá đó sẽ hỗ trợ nước này tổ chức cuộc tấn công và đổ bộ (gồm cả thường dân) làm chủ nước Úc trong tương lai – biến nơi đây thành nước Trung Hoa thứ hai. Úc là một quốc gia có diện tích lớn thứ 5 trên thế giới, một vùng đất màu mỡ, trù phú với thiên nhiên đa dạng, nhiều tài nguyên khoáng sản… bất kỳ thế lực nào muốn thống trị Thế giới đều thèm muốn vùng đất “thiên đường hạ giới” này. Trước đây là Nhật và bây giờ là Trung Cộng.
Trong thời điểm hiện tại, TC không có đủ sức mạnh để đương đầu với một siêu cường như Hoa Kỳ, vì thế QĐ TQ cần có thời gian để xây dựng và phát triển. Chính vì vậy mới có chuyến công du Hoa kỳ của tướng Trần bỉnh Đức, nhằm ru ngủ Mỹ và thế giới, TC ‘đề cao” sức mạnh của Hoa kỳ, và rất “khiêm tốn” khi nói về họ. Các nhà lãnh đạo Mỹ nên nhớ câu chuyện của Lưu Bang và Hạng Vũ, coi đó là một bài học lịch sử.
Đất nước chúng ta với 3.260 Km bờ biển, là hành lang nhìn ra Biển Đông của bán đảo Đông Dương. VN có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, nơi đây có nguồn hải sản vô cùng phong phú, là một trong những ngư trường lớn của khu vực. Thềm lục địa nước ta có trữ lượng dầu khí làm TC thèm muốn. VN còn có nhiều cảng nước sâu, thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng hải và các hoạt động quân sự trên biển. Sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc đã, đang và sẽ đe dọa trực tiếp đến quyền lợi và an ninh của đất nước Việt nam
An ninh và chủ quyền quốc gia đang bị ngoại bang đe dọa, xâm chiếm, danh dự và thể diện dân tộc bị kẻ thù chà đạp. Trước mối hiểm họa đến từ Phương Bắc, CSVN vẫn coi TC là đồng chí , anh em với 16 chữ vàng thì họa mất nước làm sao tránh được.
CSVN phải chịu trách nhiệm với dân tộc và lịch sử.
© Huỳnh Trọng Hiếu
© Đàn Chim Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment