Kính thưa Quí Vị đại diện các Tôn giáo,
Kính thưa Quí Vị Bác, Cô, Chú,
Kính thưa Quí Anh, Chị,
Nhân chuyến công du của bà Thủ tướng Đức Merkel đến các nước Ấn Độ, Singapore và Việt Nam từ 30/05đến 03/06/2011 chúng tôi có soạn một Thỉnh Nguyện Thư gửi đến bà.
Kính mờiQuí Vị tham gia
Chân thành cảm tạ Quí Vị đã quan tâm lưu ý.
Trân trọng
HN
Thỉnh Nguyện Thư gửi Bà Thủ Tướng Đức Merkel nhân chuyến công du Việt Nam
Kính thưa tiến sĩ Merkel,
Trong cuộc kiểm tra định kỳ về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng Năm 2009 chính phủ liên bang Đức đã khuyến nghị Việt Nam những điểm chính sau đây:
Tăng cường hợp tác với các cơ chế về quyền con người của Liên Hiệp Quốc
Thông qua chuyến thăm của Liên Hợp Quốc Báo cáo viên đặc biệt về tôn giáo và tự do tôn giáo tại Việt Nam
Thành lập học viện nhân quyền quốc gia theo Nguyên tắc Paris
Xóa bỏ tất cả các biện pháp làm giới hạn các quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp.
Rất tiếc, tình trạng nhân quyền tại Việt Nam tồi tệ đáng kể hơn sau cuộc kiểm tra nêu trên của Hội đồng Nhân quyền. Ít nhất 30 công dân Việt Nam hoạt động cho nhân quyền và công lý đã bị bắt và bị kết án tù nặng nề (những người thường được báo chí quốc tế nhắc nhở tới nhiều như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định, giảng viên đại học Phạm Minh Hoàng, Đoàn Huy Chương, nhà điện toán Nguyễn Tấn Trung). Cảnh sát hành động tàn bạo hơn và không có ý thức tội lỗi, họ đã trục xuất bằng vũ lực 380 tu sĩ Phật giáo ra khỏi tu viện Bát Nhã, áp bức tàn bạo người Công giáo tại các giáo xứ Thái Hà, Đồng-Chiêm và Con-Dầu là một trong nhiều thí dụ về các hành động tàn ác của lực lượng công an Việt Nam.
Vì quyền con người không là công việc nội bộ của quốc gia, chúng tôi thỉnh cầu bà hãy yêu cầu Chính phủ Việt Nam những điểm sau đây:
· Thực hiện tất cả các khuyến nghị mà chính phủ liên bang nêu lên trong cuộc kiểm tra định kỳ về tình trạng nhân quyền vào tháng 5 năm 2009 vừa qua tại Genève
· Thi hành Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và chính trị, áp dụng Công ước này vào luật pháp quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước này vào ngày 24 tháng chín năm 1982
· Ký kết hiệp ước nhà nước pháp quyền song phương với các nước dân chủ, đặc biệt là với nước Đức.
Chúng tôi cũng xin thỉnh cầu bà ghé thăm cộng đồng Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội (180 / 2 Nguyễn Lương Bằng - Đồng Đa - Hà Nội), nơi đó thường có những cuộc cầu nguyện cho công lý.
Kính chúc Bà đạt được nhiều thành công trong chuyến công du Á châu.
Trân trọng
Kính chúc Bà đạt được nhiều thành công trong chuyến công du Á châu.
Trân trọng
----------------------
Bản Tiếng Đức:
Petition an Bundeskanzlerin Dr. Merkel
Sehr geehrte Frau Dr. Merkel,
während der Universellen Periodischen Überprüfung im Mai 2009 gab die Bundesregierung folgende wichtige Empfehlungen ab, um die Menschenrechtslage in Vietnam zu verbessern:
- Verstärkung der Zusammenarbeit mit den Menschenrechtsmechanismen der Vereinten Nationen
- Genehmigung vom Besuch der UNO-Sonderberichterstatter für Religions- und Glaubensfreiheit in Vietnam
- Anschaffung einer nationalen Menschenrechtsinstitution in Übereinstimmung mit den Pariser Grundsätzen
- Abschaffung aller erforderlichen Maßnahmen, die zur Einschränkung der Meinungs- und der Versammlungsfreiheit führen.
Die Menschenrechtslage in Vietnam hat sich leider nach der obigen Überprüfung des Menschenrechtsrates dramatisch verschlimmert. Mindestens 30 Vietnamesen, die sich für die Menschenrechte und die Gerechtigkeit in Vietnam einsetzten, wurden festgenommen und zu hohen Haftstrafen verurteilt (Internationale bekannte Namen sind z.B. Dr. Cu Huy Ha Vu, der Anwalt Le Cong Dinh, der Uni-Dozent Pham Minh Hoang, der Arbeitervertreter Đoàn Huy Chương, der Informatiker Nguyen Tiến Trung). Die Polizisten handeln selbstbewusster, brutaler und ohne jegliche Schuldgefühle. Die Vertreibung der 380 buddhistischen Mönche aus ihrem Kloster Bat-Nha sowie grausame Unterdrückungen der Katholiken der Gemeinden Thai-Ha, Dong-Chiem und Con-Dau sind eines vieler Beispiele für das grausame Handeln der vietnamesischen Polizei.
Da Menschenrechte keine inneren Angelegenheiten sind, bitten wir Sie die vietnamesische Regierung aufzufordern folgende Punkte zu verwirklichen:
- Realisierung aller von der Bundesregierung in der Universellen Periodischen Überprüfung im Mai 2009 abgegebenen Empfehlungen
- Gewährleistung des internationalen Pakts über bürgerliche und politische Rechte und Umsetzung auf die nationalen Gesetze. Diesen Pakt hat die vietnamesische Regierung am 24.September 1982 unterzeichnet
- Unterzeichnung eines bilateralen Rechtsstaatsvertrags mit demokratischen Ländern, insbesondere mit Deutschland.
Ferner bitten wir Sie um den Besuch der katholischen Gemeinde Thái-Hà in Hanoi (180/2 Nguyễn Lương Bằng Straße – Đống Đa – Hà Nội), wo oft für Gerechtigkeit gebeten wird.
Wir wünschen Ihnen einen erfolgreichen Aufenthalt in Asien.
Hochachtungsvoll
.
.
.
No comments:
Post a Comment