Wednesday, May 4, 2011

HẬU QUẢ CÁI CHẾT CỦA BIN LADEN (Robert D. Kaplan)


Robert D. Kaplan

Lê Quốc Tuấn. X Cafe-VN chuyển ngữ
Wed, 05/04/2011 - 10:28

Những ảnh hưởng về cái chết của bin Laden sẽ là sâu sắc đối với al Qaeda và Trung Đông, nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất có thể là ở Washington.

Trong chiến tranh, vấn đề tinh thần là rất quan trọng. Áp chế được đối phương là làm suy sụp tinh thần của chúng. Việc Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ giết chết Osama bin Laden trong một cuộc đọ súng ở phía bắc thủ đô Islamabad Pakistan đã mang lại một thúc đẩy quan trọng cho tinh thần của người Mỹ và là một cú đánh vào tinh thần chiến đấu của al Qaeda, với những hậu quả đang được cảm nhận trên toàn thế giới. Bin Laden đã không chìm vào quên lãng trong bí ẩn, đơn giản chỉ bằng cách là không bao giờ còn được nghe đến nữa, để làm tăng thêm các phỏng đoán về số phận của mình hầu từ đó đem lại niềm hy vọng cho các tín hữu Hồi giáo Sunni cực đoan, ông cũng không chết một cái chết tự nhiên. Ông đã bị săn lùng và bị bắn chết. Sự thực này không thể được đánh giá quá cao. Những điều sau đây là những kết quả bổ ích.

Tổng thống Barack Obama đã chứng tỏ được hơn nữa rằng đảng Dân chủ luôn luôn là một đảng của nền an ninh quốc gia: Điều này là tốt cho các triển vọng tái ứng cử của ông, nhưng quan trọng hơn, là sự lành mạnh cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Từ đó, quốc gia này đã trở về thời đại Chiến tranh lạnh trước George McGovern, khi ấy an ninh quốc gia ít bị khó khăn bởi vấn đề đảng phái vì cả hai đảng đều đã cùng nhận thức tốt . Và hiện nay với các tín nhiệm có tính biểu tượng sâu sắc về an ninh quốc gia, về mặt chính trị sẽ là dễ dàng hơn để Obama cắt giảm ngân sách quốc phòng - một điều cần phải được thực hiện.

Mặc dù trong ngắn hạn có thể có những căng thẳng lớn hơn với Pakistan, điều này có thể làm dịu cấu trúc của các mối quan hệ. Hoa Kỳ đã chẳng bao giờ đòi hỏi đến một sự thay đổi cơ bản trong việc người Pakistan hành động ra sao - chỉ hỗ trợ nhiều hơn trong một số lĩnh vực cụ thể quan trọng, chẳng hạn như việc săn tìm các mục tiêu có giá trị cao của al Qaeda. Bây giờ mục tiêu quan trọng nhất đã bị giết chết - với sự thông đồng có thể có của các quan chức Pakistan - mối quan hệ đạt thêm được khả năng để bình thường hóa. Một mối quan hệ lỏng lẻo hơn với Pakistan thực sự có thể là tốt cho cả hai nước. Một cách riêng rẽ, sẽ dễ dàng hơn để giao nộp các tài sản tình báo trong việc săn lùng Ayman al-Zawahiri- lãnh tụ al-Qaeda và kẻ đồng lõa Taliban Mullah Omar của y.

Việc giết được Bin Laden cũng làm tăng uy tín của Mỹ ở Afghanistan, có lẽ cho lực lượng Taliban một khích lệ lớn hơn để thực hiện một thỏa thuận với chính phủ ở Kabul. Đồng thời, tạo được sự khả thi cho Hoa Kỳ để rút quân đáng kể vào năm 2014 khi tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố. Cuộc chiến sẽ tiếp tục, chắc chắn thế, ở những nơi xa xôi như Yemen và Somalia, nơi mà al Qaeda đã đẻ ra các chi nhánh nhượng quyền của họ. Nhưng tinh thần chiến đấu của những chi nhánh ấy sẽ tổn thương vì cái chết của nhà lãnh đạo của họ.

Dù gián tiếp, cái chết của bin Laden sẽ giúp các cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Trung Đông, vì đã giáng một đòn tinh thần tượng trưng vào cho chủ nghĩa cực đoan. Cuộc đấu tranh cho một chính phủ tốt hơn ở Trung Đông có thể chậm và rối rắm, với những xáo động định kỳ ở nơi này nơi khác. Nhưng sự kết hợp của những cuộc nổi dậy chống lại chế độ độc tài quá lâu dài và việc giết chết được nhân vật số 1 của al Qaeda phải dự báo sự tốt lành cho khu vực. Ngoài ra, đây cũng là một tin xấu đối với Hamas và nguyện vọng của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo ở Ai Cập và Syria, vốn được hưởng lợi từ tấm gương thách thức phương Tây của mình trong khi không liên kết với al Qaeda. Al Qaeda đã bị suy yếu bởi các cuộc nổi dậy vì dân chủ trên khắp thế giới Ả Rập, và bây giờ vẫn còn suy yếu.

Cái chết của Bin Laden là một phần của tiến trình chữa trị sự bất ổn định và chủ nghĩa cực đoan, bởi vì chúng đã tạo nên quá nhiều tai họa cho vùng Trung Đông, đã lôi kéo quân đội Hoa Kỳ vào trong khu vực này. Tương tự như vậy, cái chết của Bin Laden hiện nay sẽ giúp cho tiến trình - vốn là một phần của chiến lược lớn của Obama - để chuyển phần nào sự chú ý của Hoa Kỳ vào khu vực Đông Á trong dài hạn, từng đang được phát triển như một trung tâm thực sự của nền kinh tế và các hoạt động hàng hải thế giới. Hãy dừng lại và suy nghĩ :

Obama đã cơ bản rút khỏi Iraq, đặt Hoa Kỳ vào vị trí rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014, giết được bin Laden, tránh được chiến tranh với Iran (ngay cả khi các hoạt động tình báo đã làm chậm lại cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân của Tehran) và giám sát được một chính sách đối ngoại mạnh mẽ, sáng tạo đối với khu vực Đông Á hơn thời Tổng thống George W. Bush, đặc biệt là trong cách thức mà ông đã trấn an các đồng minh của chúng ta tại biển Đông. Đúng, đang có một sự bất ổn xung quanh Libya - nhưng sự sa lầy là khó xảy ra, nếu không có sự triển khai quân đội ở đó. Do đó, bất chấp chỉ trích từ giới ưu tú, sự kiện này đi đến kết quả là một chính phủ với chính sách đối ngoại có năng lực nhất kể từ thời Tổng thống George HW Bush.

Robert D. Kaplan

.
.
.

No comments: