ThángTư thường gợi lại nhiều xúc động cho người Việt tị nạn, nhưng với chúng tôitháng Tư lại có thêm ý nghĩa đặc biệt, vì cứ vào dịp này chúng tôi lại bay sangHouston Texas dự đại hội trường cũ của vợ tôi, để được có dịp gặp lại những ngườibạn ngày xưa từ mấy chục năm về trước.
Đại hội Trưng Vương toàn cầu kỳ nàocũng đông, có lần đến gần ngàn người, bàn tiệc xếp đầy đại sảnh trong các kháchsạn lớn. Các cựu giáo sư và các nữ sinh không những từ các tiểu bang trong nướcMỹ, mà có cả nhiều nơi khác trên thế giới, Anh, Pháp, Úc và cả từ Việt Nam.
Đại hội kéo dài trong ba ngày, tối thứ Bảy là tiền đại hội,Chủ Nhật đại hội gần nguyên ngày và thứ Hai đi du ngoạn. Năm nay, cuộc du ngoạnlà thăm Moody Gardentại Galveston cách Houston hơn một giờ lái xe. Cả đoàn gồm ba xebus cỡ lớn chở gần hai trăm người tham dự trong một ngày đẹp trời.
Trong lần du ngoạn trước, chúng tôi đã có dịp đi thăm Austin,thủ phủ của Texas, ở đó có một công viên có những tượng đồng khá đặc biệt và mộtkhu hồ rộng lớn. Lần này, chúng tôi cũng đến San Antonio và là lần thứ ba. San Antonio là một thành phố du lịch của Texas. Chúng tôi đã đi thăm thành Alamo, nơi100 chí nguyện quân cố thủ, không chịu đầu hàng quân Mễ Tây Cơ và tử chiến đếnngười cuối cùng. Chúng tôi đi thuyền dọc theo khu River Walk, lãng mạn thìkhông bằng những gondoliers ở Venicebên Ý, nhưng vui hơn. Chúng tôi có dịp đến thăm một thạch động gần đó. Thạch độngẩm ướt có thể vẫn còn non, không như những thạch động khô ráo mà chúng tôi có dịpđến thăm ở Việt Nam.Nhiều thạch nhũ ở phía trên nhỏ giọt xuống đóng thành những nhũ ở phía dưới vàcó những bảng đề ước lượng cho từng thạch nhũ là hàng trăm năm nữa hai thạch nhũtrên và dưới sẽ dính lại được với nhau.
Moody Garden là một khu giải trí nhân tạo rộng lớn nằm bêncạnh vịnh Galvestongồm nhiều tòa nhà, có một số kiến trúc theo hình kim tự tháp. Trong đó có mộtaquarium ba tầng. Một nhà kính Rain Forest trồng các cây nhiệt đới. Hai phòng chiếu phim nổi, một phòng ba chiều3D, còn phòng kia chiếu phim 4D. Chiềuthứ tư là chiều gây cảm giác cho người xem như thật. Lúc gió mạnh thì quạt máythổi ào ạt vào phòng; cảnh động đất thì tự nhiên ghế mình đang ngồi rung chuyển;khi mưa gió, bão biển thì những làn bụi nước tạt cả vào mặt mình. Khu này còncó một phòng triển lãm hình ảnh xưa và di vật của những người di dân đến định cưtại Galveston, trong đó có gồm cả người tị nạnViệt Nam.Cũng tương tự như cuộc triển lãm “20 Years After the Fall of Saigon” mà tôi đãtham gia là một curator, tại Bảo Tàng Wing Luke Asian Museum tại Seattlehồi 1995.
Còn một số các khu giải trí khác mà chúng tôi không có đủ thờigiờ đến xem.
Lúc trước khi đợi đến giờ lên tàu du ngoạn ngoài biển, toántôi chợt khám phá trên bản đồ có một nơi ghi là Vietnam Memorial, chúng tôi quyếtđịnh đến nơi đó. Quanh co một hồi rồi cũng tìm được. Tượng đài là một số cộtcao ngang đầu, trụ hình tam giác bằng đá cẩm thạch đen bóng, trồng xung quanhhai cột cờ Mỹ và Texas.Mỗi cạnh của các trụ có khắc tên các người lính Mỹ của Galvestontử trận tại Việt Nam.Trong lúc chúng tôi đang thay nhau chụp hình kỷ niệm, thì một chiếc xe chạy tớiđậu ngay cạnh. Một người Mỹ lớn tuổi vội bước xuống xe, bảo chúng tôi đứng vàohàng để ông chụp hình cho tất cả. Chụp xong, ông tự giới thiệu là một hội viêncủa hội “Sons of the American Revolution” của Texas. Hàng năm cứ vào tháng Tư, các hội viên sẽ tụ tập tại đây. Họ sẽ rung chuông trong khi trỗi nhạc TAPStưởng niệm và ông thường là người đọc diễn văn vinh danh những người đã hi sinhcho cuộc chiến ở Việt Nam.Tôi nói cho ông biết chúng tôi cũng kỷ niệm ngày mất miền Nam vào tháng Tưvà năm nay chúng tôi tình cờ lại được kỷ niệm ngày đó tại tượng đài này.
Tối hôm đó, tại nhà anh chị Nho, một người bạn thân, chúngtôi được xem cuốn băng nhạc kỷ niệm ngày khai mạc Viện Bảo Tàng Tị Nạn tại SanJose, có tựa đề là “Ngàn Người Viết Sử”. Trong cuốn băng đó Khánh Ly đã hát bài“Chiều Trên Phá Tam Giang” để nhớ đến Trung tá Đỗ Hữu Tùng, tiểu đoàntrưởng một tiểu đoàn Thủy quân lục chiến. Cũng trong cuốn băng “Mưa Hồng” doKhánh Ly xuất bản trước đây, cũng thấy cô nhắc đến Trung tá Tùng và có cả hình ảnhcô chụp chung với Tùng cạnh lều chỉ huy tại chiến trường miền Trung. Tôi nhớ lạiđã đọc trong hồi ký của Khánh Ly cũng có những kỷ niệm riêng của cô với Trungtá Tùng. Tùng là em ruột của anh Nho và người sĩ quan anh dũng này đã mất tíchkhi Quảng Trị, Thừa Thiên thất thủ vào tháng Tư năm 1975.
Hôm sau, một người bạn cùng khóa 6 Quốc Gia Hành Chánh với tôilà anh Nguyễn Ngọc Vỵ mời chúng tôi đến ăn cơm tối tại nhà. Anh nhắc lại nhữngkỷ niệm ngày xưa mà chính tôi đã quên: Anh nói tôi là người xung phong trong tổvác đại liên của đại đội trong những cuộc di hành 60 cây số trong thời kỳ TổngThống Diệm gửi chúng tôi ra lò luyện thép Đồng Đế để huấn luyện thành sĩ quantrước khi gửi về phục vụ tại địa phương. Anh lại còn nhớ hồi còn ở trường, có lầntôi bị một giáo sư từ trường Luật sang dậy, không hiểu mang cái bực dọc ở đâu tớiông đã đuổi tôi ra khỏi lớp làm cho mọi người ngạc nhiên. Ngồi trong lớp đã lâucũng chán nên có dịp, tôi đi ra ngay. Ngày hôm sau tôi mới đứng lên hỏi lý donào mà bị đuổi ra khỏi lớp. Ông thày nói ông không muốn thấy ai cười nhạo ôngkhi ông đang giảng bài. Các bạn tôi bật cười, xúm vào bênh vực cái cười lệch miệngbẩm sinh của tôi mà ông đã hiểu lầm. Hôm đó, ông đã xin lỗi tôi.
Còn tôi thì nhớ Vỵ là người đầu tiên trong khóa được bổ nhiệmthành Quận trưởng tại một quận miền Trung hồi đó. Có lần anh đã thoát khỏi mộttrận phục kích của Cộng sản. Rồi anh lần lượt làm Phó của một số tỉnh vùng 2Chiến Thuật. Chức vụ cuối cùng của anh là Phó tỉnh Ban Mê Thuột cho tới tháng Tưnăm 1975 khi Cộng sản tràn ngập cao nguyên. Người anh của Vỵ ở Saigon được tin anh đã bị Cộng sản bắt, mất tích coi như đãchết. Cáo phó với tên vợ và 6 con đã đăng lên báo. Tôi và mấy người bạn đã đi dựlễ cầu hồn cho anh ở nhà thờ. Không ngờ khi gia đình tôi di tản đến đảo Guam, gặp lại bà mẹ vợ của anh. Bà cho biết anh đã đượcdi tản vào Mỹ.
Tối đó anh đã kể lại câu chuyện vượt thoát hi hữu. Câu chuyệnvừa ly kỳ, vừa cảm động như trong tiểu thuyết. Sau khi bị bắt, gia đình anh đượcgiao cho một chính ủy tiểu đoàn VC để giam giữ và khai thác. Định mệnh đã run rủicho hai người nhận ra là cùng quê Thái Bình. Người bị bắt và người cai quản đãchia sẻ nhiều chuyện về gia đình, về quê cũ. Có lần Vỵ bắt gặp anh chính ủy ôm đứa con trai 10 tuổi của Vỵ lên lòng,mơ màng nói “Con trai tôi cũng cỡ tuổi này, từ hồi nó mới sanh tôi chưa được gặpnó”.
Ít lâu sau có lẽ viên chính ủy đã gián tiếp giúp cho Vỵ phươngtiện để cả gia đình anh tìm được đường về duyên hải. Sau này nghe đâu anh chínhủy cộng sản đó đã bị hạ tầng công tác, khốn khổ với cấp trên vì việc làm nhân bảnnày. Vỵ cũng cho chúng tôi xem một tập bản thảo hồi ký mấy trăm trang, có thể sẽsớm được xuất bản. Trên tường nhà anh có treo một tấm bảng với huy hiệu WestPoint, tôi hỏi thì anh cho biết cháu nội gái của anh là Amanda mới tốt nghiệptrung học và vừa được West Point nhận vào trường.Chúng tôi chúc mừng và cảm thấy hãnh diện với sự thành đạt của lớp người trẻtrong cộng đồng Việt Nam
Một tuần tại Houstongặp những người bạn cũ, lòng tràn đầy những kỷ niệm của tuổi thanh xuân. Nhìn những cựu nữ sinh trong áo dài đồng phụcmàu xanh lam mà tiếc ngày xưa tôi đã không có dịp đến chờ ở cổng trường hay đạpxe đạp theo các nàng, vì các năm cuối trung học tôi đã phải vùi đầu học thi. Gặplại và chụp hình chung với một chị bạn đồng lớp cũng là cựu giáo sư và nhớ lạicác bạn cùng học năm đệ Nhất ở Chu Văn An, hồi lớp ở nhờ trong khu nội trú Pétrus Ký. Tôi cũng gặp lại một số bạn HànhChánh, rể của Trưng Vương, để nhớ lại cả một thời binh lửa ở những quận heo hútmiền xa của đất nước.
*
Sau Houston, chúng tôi bay sang Nashville,tiểu bang Tennessee,cách một giờ bay, để thăm cô con gái mới dọn đến đó được ít lâu.
Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi vào miền Nam của nước Mỹ.Sinh sống ở miền Tây Bắc Hoa Kỳ từ hơn 35 năm nay với đủ các sắc dân, khi đếnvùng này chúng tôi có một cảm giác là lạ. Trên các chuyến bay đi Nashville và Denverlần này, chỉ có hai vợ chồng chúng tôi là người Á Châu. Tennessee là một tiểu bang có tiếng là kỳ thịngười da đen. Mục sư Martin L. King đã bị ám sát ở đó. Tennessee(Oak Ridge) cũng là nơi làm bom nguyên tử thả xuốngHiroshima để kếtthúc thế chiến II. Tennessee lại nổi tiếng vềcông trình thủy điện dưới thời Frankin Roosevelt,giúp nước Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930. Ngoài ra Nashvillethủ đô của Tennessee được cả thế giới biết đến về country music với khuGrand Ole Opry và Graceland tại Memphis của Elvis Presley, vua nhạc Rock NRoll.
Kiến trúc gia cư của miền Nam đặc biệt với các cột trụ bênngoài cửa ra vào và hàng hiên. Bên trong nhà từ trần đến các cửa lớn nhỏ đều đượcchạy khung gỗ rất mỹ thuật. Nhìn qua những ô cửa sổ vuông, màu lá xanh tươirung động trong gió sớm, tiếng chim hót nhẹ nhàng đâu đó, tưởng như đang ởtrong cảnh thanh bình của ngày xa xưa, hồi tiền nội chiến của miền Nam, thời“Cuốn Theo Chiều Gió” của Margaret Mitchell, của những văn sĩ nổi tiếng miềnNam William Faulkner, Tennessee Williams và John Steinbeck.
Chúng tôi đi thăm Hermitage, dinh thự và đồn điền của tướngmiền Namthời nội chiến là Andrew Jackson. Trong cuốn phim giới thiệu khởi đầu, có đề cậpđến ông là một nhà quân sự, chính trị tài ba nhưng cũng rất sắt máu. Có lúc ông đã sở hữu tới 150 nô lệ da đen.Ông ra lệnh trừng phạt 300 roi da những người nô lệ bỏ trốn mà bị bắt lại.
Chỉ mới một năm sau khi trở thành Tổng thống thứ 7 của Hoa Kỳ,Jackson đã ký đạo luật đuổi bộ lạc da đỏ Cherokee ra khỏi vùng Đông ngạnMississippi, cướp đoạt của họ hơn 22 triệu mẫu đất và xua họ về miền cực Tây,phía Oklahoma. Họ không được mang theo tài sản sở hữu gì. Hơn 4,000 người trongsố 15,000 người Cherokee đã bỏ mạng dọc đường, khiến cho đoạn đường sau này đượcgọi là “Trail of Tears”.(Đường Mòn của Nước Mắt). Chúng tôi cảm thấy bấtnhẫn nên bỏ dở cuộc thăm viếng đồn điền, liên tưởng đến những năm cũ dân miềnNam cũng đã bị cướp đoạt nhà cửa tài sản đuổi về vùng kinh tế mới, đưa đến thảmcảnh hàng trăm ngàn người dân Việt bỏ mình trên biển cả. Trớ trêu thay, AndrewJackson sau này lại trở thành một vị tổng thống được in hình trên giấy bạcthông dụng 20$.
Tối đó trở về, xem báo điện tử. Gần cuối tháng càng dồn dậpnhững chuyện viết về Tháng Tư. Hai truyệnmà tôi thấy rất hay, rất cảm động là Lời Cám Ơn Riêng của Trần Mộng Túvà Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân của Phạm Tín An Ninh. Cũng thời gian nàychúng tôi được tin trong nước, khu thương xá Eden và nhà hàng Givral bị phá đổ. Tôi nghĩkhông phải riêng tôi mà một số đông người đã bàng hoàng như mất cả một quá khứthân yêu về một quê hương mà mình đã phải rời bỏ. Tôi nhớ đến những năm cuối củathập niên 50, tôi cùng các bạn đã qua một thời tuổi trẻ tại dọc đường Tự Do, ngồitrong các quán La Pagode, Givral, Brodard, bên cạnh các ly cà phê, gạt tàn đầythuốc lá. Có lúc họp nhau ở quán Pole Nord cuối đường gần bến Bạch Đằng chơitilt, một trò chơi mới của những năm 50, chạy bằng điện, rất được ưa thích hồi đó.
Tôi cũng nhớ cả đến những đêm về sáng ở vũ trường Tự Do, ngồinghe Lệ Thu hát hết bài Tôi Đưa Em Sang Sông, để rồi ngày mai lại phảixa thành phố về một nơi mịt mù của đất nước. Sau này, lần nào từ Mỹ về thăm lạiSaigon, chúng tôi cũng đến Givral ngồi bên ly cà phê, trầm ngâm nhớ lại cả mộtthời và những người bạn ngày xưa. Bây giờ thì Givral không còn nữa rồi.
Tôi lại đọc những báo điện tử trong nước. Ở Hồ Gươm gạch cũxung quanh hồ đã bị lật lên và thay vào đóbằng đá xanh vuông. Tường nhà của lầu hai trong khu phố cổ bị sơn một mầu vàngnhem nhuốc. Đọc những phản hồi chê trách của người dân trong nước, họ cho rằngngười ta kỷ niệm Thăng Long 1000 năm bằng một Hà Nội mới kệch cỡm.
Hôm sau chúng tôi lái xe đi thăm Graceland ở thành phốMemphis cách Nashville khoảng 200 miles, nơi đó có viện bảo tàng và dinh cơ củaElvis Presley và những phòng triển lãm nhiều sưu tập của Elvis như các xe hơi đắttiền, các bộ y phục trình diễn lộng lẫy. Chúng tôi đến thăm tòa nhà mà Elvis cưngụ 19 năm cho tới khi qua đời tại đó. Các căn phòng tương đối nhỏ hẹp. Bàn ghế,tủ và sofa đều mầu nâu tối, không mấy mỹ thuật. Chúng tôi hơi ngạc nhiên về sởthích và cách sống của Elvis, một ca sĩ thần tượng đã có giọng hát mê hoặcchúng tôi một thời.
Trước khi rời Nashville,chúng tôi đi thăm khu Opryland, nơi có viện bảo tàng về Country Music. Cạnh vườnhoa có dựng hai chiếc đàn guitar khổng lồ, tượng trưng cho một thế giới âm nhạcnổi tiếng, là một khu thương mại lớn với đầy đủ các cửa hàng được trang trí rấtbắt mắt, sàn nhà bên trong được lát bằng gỗ quí bóng loáng. Chúng tôi ăn tối tạimột nhà hàng trong khu vực có tên là Aquarium. Cách bài trí nội thất của nhàhàng cho khách có cảm tưởng như đang ngồi trong thủy cung với những đàn cá lớnnhỏ đủ loại, đủ màu sắc bơi từng đàn bên cạnh.
Buổi sáng trên đường ra phi trường trở về Seattle,mưa rơi xối xả như mưa Saigon. Chúng tôi khôngbiết là trời đã mưa như trút nước từ đêm hôm trước. Thời tiết báo tin mưa sẽ tiếptục thêm một vài ngày nữa.
Sáng Chủ Nhật, chúng tôi dậy muộn. Mở TV thấy nước của dòngsông Cumberlanddâng cao hơn mười mấy feet đang hung hãn chảy xiết.
Chúng tôi đã bỏ lại thành phố Nashvillevà những thắng cảnh danh tiếng của Tennesseemột trời ngập nước.
Nguyễn Công Khanh
(Đã in trên Hợp Lưu 113, số tháng 3&4-2011)
.
.
.
No comments:
Post a Comment