Tuesday, May 10, 2011

ÔN GIA BẢO TÌM CÁCH CHIẾM CẢM TÌNH KHỐI ASEAN (Wain Bary)


Wain Barry

Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.
Wed, 05/11/2011 - 02:24

Qua chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến Indonesia, Trung Quốc đã trở lại cuộc tấn công ve vãn của mình, từng bị hư hỏng sau một loạt các sai lầm về ngoại giao khiến đã gây ra mối quan ngại ở Đông Nam Á hồi năm ngoái.
Kết hợp những lời lẽ khuyên giải với một cách tiếp cận bình dân, ông Ôn lặp đi lặp lại những đảm bảo về ý định vô hại của Bắc Kinh, tuyên bố rằng ưu tiên của Trung Quốc là về phát triển và đất nước này sẽ không bao giờ bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn.
Phát biểu tại Jakarta, ông đã nói với một nước Indonesia đang đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế, như là một thành viên của G-20 và là Chủ tịch hiện nay của ASEAN.
Các nhận định của ông đã không chỉ trực tiếp nhắm vào nước chủ nhà Indonesia mà còn vào chín thành viên khác của ASEAN, trong đó nhiều nước đã trở nên cảnh giác với tính quyết đoán của Trung Quốc, đặc biệt là trong vùng biển Đông.
Tóm lại, ông Ôn Gia Bảo đã cố gắng để thay thế khuôn mặt cáu kỉnh của Trung Quốc trong những năm qua bằng nụ cười từng chứng tỏ rất có hiệu quả trước đây.
"Chuyến thăm lần này của tôi là một hành trình hữu nghị và hợp tác," ông nói, thể hiện rõ là ông không chỉ mang lại những hợp đồng lớn, vốn đã trở thành một đặc tính ngoại giao của Trung Quốc. "Mà còn để hình thành kế hoạch cho tương lai".
Bản thân chuyến đi Đông Nam Á bốn ngày của ông, với hai ngày ở Malaysia trên đường tới Indonesia, đã mang ý nghĩa của một động thái quan trọng.
Ông sẽ đến Indonesia một lần nữa vào tháng Mười năm nay để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, nhưng đã nhấn mạnh trong chuyến thăm chính thức vào cuối tuần để cải thiện lại tình hình vì đã từng phải hủy bỏ chuyến viếng thăm hồi năm ngoái sau một trận động đất lớn ở tỉnh Thanh Hải.
Trong lịch sử, các yếu tố bảo thủ tại Indonesia, bao gồm cả quân đội, đã không tin tưởng Cộng hòa Nhân dân TQ kể từ khi đảng cộng sản của Mao Trạch Đông chiếm chính quyền từ năm 1949 và tài trợ các cuộc cách mạng ở Đông Nam Á.

Theo Jusuf Wanandi, nhà phân tích kỳ cựu của Indonesia, mặc dù hai nước đã ký kết một quan hệ "đối tác chiến lược" trong năm 2005, Indonesia vẫn nuôi dưỡng một "mâu thuẫn nhất định" đối với Trung Quốc. Dù vẫn thừa nhận tác động quan trọng từ các tiến bộ về kinh tế chính trị và an ninh ở Châu Á- Thái bình dương trong sự vươn lên của Trung Quốc, ông nói "chúng tôi vẫn có một số nghi ngại cho một mối quan hệ gần gũi và bình đẳng" với Bắc Kinh.

Phản ứng gay gắt của Trung Quốc vào năm ngoái về sự can thiệp đến những tranh chấp trong vùng biển Đông của Mỹ, từng được hầu hết các thành viên chủ chốt của ASEAN ủng hộ, đã hâm nóng lại mối thận trọng về Bắc Kinh.
Nhận thức được các mối quan hệ với Trung Quốc sẽ là một vấn đề lớn tại một loạt các cuộc họp ASEAN do Indonesia chủ trì năm nay, bắt đầu bằng một hội nghị thượng đỉnh ASEAN cuối tuần này, ông Ôn Gia Bảo đã không đến bằng hai tay không.
Ông đã công bố 9 tỷ USD trong các khoản vay mềm và thương mại để phát triển cơ sở hạ tầng của Indonesia và 10 tỷ USD nữa trong tín dụng xuất khẩu. Ông cũng hứa hẹn một hợp tác hàng hải khác trị giá 1 tỉ nhân dân tệ.
Hai nước đã ký một số thỏa thuận hứa hẹn những hợp tác gần gũi hơn và đã đồng ý để cố gắng và nâng múc giao thương trong hai ngày lên đến mức 80 tỉ USD vào năm 2015, từ mức dưới 43 tỉ USD năm ngoái.
Nhưng ý thức được mối thử thách thực sự để đạt được niềm tin có ảnh hưởng của Indonesia, ông Ôn Gia Bảo còn đi xa hơn những cuộc họp với các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh, để khêu gợi lịch sử và văn hóa nhằm kết thân với dân chúng và đất nước này.
Ông thường xuyên nhắc đến việc các thương nhân và giới hải du Trung Quốc, những người đã mạo hiểm đến Indonesia từ nhiều thế kỷ trước đây nhưng đã không hề tìm cách chinh phục đất nước này, để cho thấy rằng các động cơ của các đại diện Trung Quốc ngày nay cũng đều là vì hòa bình như thế.

Tại Đại học Hồi giáo Al Azhar, ông thích dùng đến hình ảnh của "ông cụ Wen" vốn đã mang lại cho ông một sự ủng hộ trong những người bình thường ở Trung Quốc. Ông đã lên sân khấu để đọc một bài thơ cổ của Trung Quốc và tham gia hát một bài dân ca Indonesian cùng các sinh viên đội khăn tudung.
Đó là trong một bài phát biểu quan trọng về mối quan hệ với Indonesia và Đông Nam Á, tuy nhiên, ông Wen cần phải mang lại những thông điệp ân cần nhất của mình.
Ý thức được rằng ASEAN lo sợ bị mất đi vai trò thèm muốn của mình trong việc sắp xếp các nhóm mới để hình thành một cơ cấu phát triển trong khu vực, ông cam kết sẽ kiên định ủng hộ vị trí trung tâm của ASEAN. "Hợp tác Đông Á sẽ chi hưởng được sự phát triển mạnh mẽ khi ASEAN tiếp tục đóng vai trò hàng đầu của nó," ông nói.
Mặc dù bài diễn văn chỉ trình bày lại vị trí của Bắc Kinh, khẳng định mạnh mẽ của ông về sự ủng hộ "kiên định" đã đến vào thời điểm một số chính phủ các nước Đông Nam Á đang băn khoăn không biết Trung Quốc có hài lòng với việc tiếp nhận Hoa Kỳ và Nga vào tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á năm nay hay không.
Tuy nhiên, ông Ôn Gia Bảo nói rằng Bắc Kinh hoan nghênh sự tham dự của các cường quốc bên ngoài khu vực - chẳng hạn như Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu - như các đối tác hợp tác trong khu vực, "nhưng ASEAN vẫn cần phải dẫn đầu".
Ông Ôn đặc biệt tán thành các cơ chế khu vực, bao gồm ASEAN + 1, ASEAN +3 và Thượng đỉnh Đông Á, nhưng nhấn mạnh rằng họ nên luôn luôn phát triển với việc 10 nước hoặc các nước ASEAN, ở trong vị trí cầm lái.
Việc sử dụng thuật ngữ "vị trí cầm lái" mà ASEAN ưa thích sẽ làm ấm lòng các nước Đông Nam Á, ngay cả nếu có tìm thêm được bằng chứng khiến họ không cảm thấy sức ép vì sự vươn dậy của Trung Quốc.

Tác già: Barry Wain là cây bút thường trú tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.


.
.
.

No comments: