Thanh Quang-RFA
2011-05-26
Vào lúc khối ASEAN khởi sự hợp tác về quốc phòng, Tổng Thống Aquino của Philippines cảnh báo Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc về nguy cơ chạy đua võ trang tại Đông Á-Đông Nam Á, vì vấn đề chủ quyền tại biển Đông. Nguy cơ ấy phát xuất từ đâu?
ASEAN hợp tác tăng cường quốc phòng
Hôm thứ Ba 24-5, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết ông đã cảnh báo Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt về nguy cơ chạy đua võ trang trong khu vực, nếu tình trạng căng thẳng trở nên trầm trọng vì vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông. Nhà lãnh đạo Philippines lên tiếng khi bộ trưởng họ Lương sang thăm Manila, vào lúc các quốc gia ASEAN vừa đồng ý gia tăng hợp tác quốc phòng, và Trung Quốc xem chừng như vẫn sẽ thực hiện cho bằng đường kế hoạch “đường lưỡi bò” thôn tính biển Đông.
Theo Tổng thống Benigno Aquino, thì nguy cơ chạy đua võ trang trong khu vực có thể thành hiện thực nếu xảy ra thêm những cuộc đụng độ liên quan đến quần đảo Trường Sa, nơi được coi là phong phú về dầu hoả. Và ông lưu ý rằng mặc dù quân đội Phi hiện được trang bị võ khí chiến cụ yếu kém so với Hoa Lục, nhưng chính những vụ gây căng thẳng gần đây liên quan đến tàu chiến, máy bay tại vùng quần đảo Trường Sa khiến Manila phải gia tăng khả năng quân sự.
Lãnh tụ Philippines lên tiếng giữa lúc Bắc Kinh ngày càng phô trương sức mạnh của một cường quốc đang lên và không ngại đưa ra những quyết định cùng hành động tuỳ tiện, đơn phương ngoài khuôn khổ Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982, gây bất lợi cho những nước láng giềng như Philippines, VN.
Đây là một trong những lý do khiến Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, tăng cường hợp tác an ninh-quốc phòng để “ứng phó với những thử thách mới”. Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mới đây ở thủ đô Jakarta của Indonesia đã đưa ra một bản tuyên bố chung nhấn mạnh đến vấn đề an ninh hàng hải cùng những vấn đề quan trọng khác liên quan biển Đông, nhất là tái cam kết việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Quy tắc Hành xử Biển Đông mà chính TQ đã ký kết với ASEAN tại Phnom Penh hồi tháng 11 năm 2002 nhưng không thực hiện.
Đơn phương áp đặt"đường lưỡi bò".
Bản tuyên bố chung vừa nói cũng khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ Về Luật Biển năm 1982, giữa lúc Hoa Lục xem chừng như ngày càng thực hiện cho bằng được “đường lưỡi bò” mà họ công bố cách nay 60 năm, qua đó, Bắc Kinh tuỳ tiện xác định chủ quyền gần trọn biển Đông.
Về vấn đề này, Thạc Sĩ Hoàng Việt, tham dự viên cuộc Hội Thảo Biển Đông bao gồm nhiều học giả, nhà nghiên cứu, diễn ra tại Hà Nội hồi tháng rồi, nhận xét:.
Về vấn đề này, Thạc Sĩ Hoàng Việt, tham dự viên cuộc Hội Thảo Biển Đông bao gồm nhiều học giả, nhà nghiên cứu, diễn ra tại Hà Nội hồi tháng rồi, nhận xét:.
"Cho đến bây giờ Trung Quốc cho rằng họ “được sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế”, thế nhưng tất cả các nước, các quốc gia liên quan trực tiếp như là những nước ASEAN liên quan tới cuộc tranh chấp đều phản đối đường lưỡi bò này. Việt Nam và Malaysia phản đối ngay sau cái công hàm phản đối của Trung Quốc ngày 10 tháng 5 rồi, còn Indonesia thì đưa ra công hàm ngày 8 tháng 7 năm 2010, và Philippines mới đây ra công hàm ngày 5 tháng 4 năm 2011 đều phản đối yêu sách đường lưỡi bò này của Trung Quốc."
Ngày càng ngang ngược
Mặc dù tham vọng bành trướng lãnh thổ và bá quyền của Bắc Kinh đã có từ lâu, nhưng từ 4 năm nay, hành động của TQ ngày càng bất chấp “Quy tắc Hành xử” như họ đã cam kết, thậm chí còn tuỳ tiện, cứng rắn, quyết liệt hơn, sẵn sàng gây hấn với cả tàu hải quân Hoa Kỳ, và dĩ nhiên là tàu các nước nhỏ, nhất là VN. TQ đơn phương, tuỳ tiện ra lệnh cấm đánh cá ở khu vực “đường lưỡi bò”, từng nã súng vào tàu đánh cá VN gây thương vong, từng dùng “tàu lạ” đâm chìm, bắt giữ tàu cá VN ngay trong ngư trường lâu nay của VN và đánh đập ngư dân VN, đòi tiền chuộc"
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu về TQ, nguyên Tổng Lãnh Sự VN tại Quảng Châu, ông Dương Danh Dy, nhận xét:
"Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được."
"Đối với Trung Quốc tôi nói thật thế này: chúng tôi không bao giờ chống nhân dân Trung Quốc, mà chúng tôi chống cái bành trướng bá quyền, chống cái đại ác nước lớn của Trung Quốc thôi. Điều đó là phải khẳng định. Việc Trung Quốc không có chủ quyền mà họ lại cấm đánh cá, họ cho tàu đi vào vùng biển không phải của họ để mà tuần tra, họ đâm tàu Việt Nam thì đấy là những điều ngang ngược, bá đạo, không ai có thể chịu được."
Đánh trống-ăn cướp
Song song với hành động ngang ngược bất chấp luật quốc tế như vậy, Bắc Kinh tìm cách hình thành cơ sở pháp lý, xúc tiến tuyên truyền cho điều gọi là chủ quyền biển Đông của họ; thiết lập những cơ quan quản lý hành chính đối với các quần đảo tranh chấp, ngăn cản hoạt động khai thác tài nguyên, hải sản của các tiểu quốc hay kế hoạch hợp doanh của những nước này với các tập đoàn dầu khí ngoại quốc; và nhất là tiếp tục gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng cho mục tiêu hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là hải quân và không quân. Những sự việc như TQ bị vệ tinh thương mại phát hiện xây dựng căn cứ hải quân Tam Á ở đảo Hải Nam cho tàu ngầm nguyên tử, thiết lập căn cứ tên lửa ở Quảng Đông, tăng cường hạm đội Nam Hải... đều thuộc ý đồ chiến lược “Nam tiến” biển Đông.
Theo tạp chí “The Economist” thì “TQ đang tăng cường võ khí xem chừng như nhiều hơn cần thiết”.
Qua bài tựa đề “Sự giảm sút quyền lực của Hoa Kỳ tại châu Á”, tạp chí Kinh tế Viễn Đông nhận xét rằng “TQ đang tăng cường quân sự tòan diện. Hạm đội tàu ngầm của Hoa Lục gia tăng nhanh hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Bắc Kinh hiện thủ đắc một kho lớn những hỏa tiễn đạn đạo quy ước nguy hiểm, đã công bố những kế họach phối trí hàng không mẫu hạm...cũng như đang trên đà đạt đến số chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm nhiều nhất trong khu vực”.
Theo tạp chí “The Economist” thì “TQ đang tăng cường võ khí xem chừng như nhiều hơn cần thiết”.
Qua bài tựa đề “Sự giảm sút quyền lực của Hoa Kỳ tại châu Á”, tạp chí Kinh tế Viễn Đông nhận xét rằng “TQ đang tăng cường quân sự tòan diện. Hạm đội tàu ngầm của Hoa Lục gia tăng nhanh hơn bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Bắc Kinh hiện thủ đắc một kho lớn những hỏa tiễn đạn đạo quy ước nguy hiểm, đã công bố những kế họach phối trí hàng không mẫu hạm...cũng như đang trên đà đạt đến số chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm nhiều nhất trong khu vực”.
Vẫn theo bài báo thì “ TQ đã làm thay đổi thế tương quan quân sự tại vùng Á Châu-TBD, gây nhiều ngạc nhiên cho những nước đồng minh và thân hữu của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và cả Ấn Độ”.
Giữa bối cảnh như vậy, Bắc Kinh luôn khẳng định là rất muốn sống chung hoà bình chứ không có tham vọng nào khác. Lên tiếng nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ cách nay ít lâu, tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương TQ nhất mực cho rằng Hoa Lục không nuôi tham vọng bành trướng, không bao giờ tìm kiếm bá quyền, mở rộng quân đội hay chạy đua võ khí, mà, theo ông, Bắc Kinh chỉ muốn có mối hợp tác quốc tế, quyết tâm góp phần phát triển hòa bình và không muốn cũng như không thể thách thức hay đe dọa bất kỳ nước nào khác.
Song song, Hoa Lục vẫn theo đuổi lập trường giải quyết tranh chấp với từng nước ASEAN để dễ bề thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” ở biển Đông, nơi Bắc Kinh cho là “quyền lợi cốt lõi” của họ cũng giống như Tây Tạng, Đài Loan.
Giữa bối cảnh như vậy, Bắc Kinh luôn khẳng định là rất muốn sống chung hoà bình chứ không có tham vọng nào khác. Lên tiếng nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ cách nay ít lâu, tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương TQ nhất mực cho rằng Hoa Lục không nuôi tham vọng bành trướng, không bao giờ tìm kiếm bá quyền, mở rộng quân đội hay chạy đua võ khí, mà, theo ông, Bắc Kinh chỉ muốn có mối hợp tác quốc tế, quyết tâm góp phần phát triển hòa bình và không muốn cũng như không thể thách thức hay đe dọa bất kỳ nước nào khác.
Song song, Hoa Lục vẫn theo đuổi lập trường giải quyết tranh chấp với từng nước ASEAN để dễ bề thực hiện tham vọng “đường lưỡi bò” ở biển Đông, nơi Bắc Kinh cho là “quyền lợi cốt lõi” của họ cũng giống như Tây Tạng, Đài Loan.
Việc Hoa Kỳ cần làm
tình thế như vậy, chuyên gia về VN, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc nhận định rằng rõ ràng là những lời khẳng định về quân sự gần đây của TQ liên quan vùng Tây TBD và biển Đông là động lực thúc đẩy sự hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và VN. Theo GS Carl Thayer, thì hai nước Việt-Mỹ cùng quan tâm tới nỗ lực ngăn chận TQ hay bất kỳ nước nào khác muốn khống chế thuỷ lộ hay áp đặt chủ quyền ở biển Đông. VN xem sự hiện diện của Hoa Kỳ là hàng rào ngăn chận thế mạnh quân sự trổi dậy của TQ.
Qua tác phẩm mới của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger tựa đề “On China” – tạm hiểu là “Nhận định về TQ”- TS Kissinger cảnh báo rằng chiến tranh lạnh tiếp tục tiềm ẩn đang ngăn chận sự tiến bộ của cả Hoa kỳ lẫn TQ, trong khi bản chất cạnh tranh của họ có thể là kinh tế hơn là quân sự. TS Kissinger nhất mực cho rằng quyền lợi chung của 2 cường quốc này là phải nâng tình trạng cùng tiến triển lên một nền tảng toàn diện hơn. Và ông hình dung ra giới lãnh đạo khôn khéo sẽ thiết lập “Cộng đồng TBD” cũng tựa như Cộng đồng Đại Tây Dương, qua đó, các nước Á Châu sẽ tham gia để cùng phát triển.
Qua tác phẩm mới của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger tựa đề “On China” – tạm hiểu là “Nhận định về TQ”- TS Kissinger cảnh báo rằng chiến tranh lạnh tiếp tục tiềm ẩn đang ngăn chận sự tiến bộ của cả Hoa kỳ lẫn TQ, trong khi bản chất cạnh tranh của họ có thể là kinh tế hơn là quân sự. TS Kissinger nhất mực cho rằng quyền lợi chung của 2 cường quốc này là phải nâng tình trạng cùng tiến triển lên một nền tảng toàn diện hơn. Và ông hình dung ra giới lãnh đạo khôn khéo sẽ thiết lập “Cộng đồng TBD” cũng tựa như Cộng đồng Đại Tây Dương, qua đó, các nước Á Châu sẽ tham gia để cùng phát triển.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment