Friday, May 20, 2011

LÀM SAO ĐỂ CHÂU Á ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG TIÊU THỤ ĐANG HẤP HỐI CỦA MỸ? (Stephen S. Roach)


Stephen S. Roach

BS Hồ Hải dịch
Thứ sáu, ngày 20 tháng năm năm 2011

Bài viết của Stephen S. Roach, một giảng viên tại Yale University, ông còn là Non-Executive Chairman của chi nhánh Morgan Stanley châu Á và tác giả của cuốn The next Asia (do Wiley xuất bản năm 2009).


NEW HAVEN – Châu Á cần có một khách hàng mới. Một thế hệ sau cuộc khủng hoảng của những “khách hàng thây ma” (1) tại Hoa Kỳ có khả năng tăng trưởng què quặt cho tiêu thụ toàn cầu trong nhiều năm tới. Và điều đó có nghĩa là châu Á đang phát triển nhờ xuất khẩu hiện nay không có lựa chọn, nhưng có thể chuyển và dựa vào 3,5 tỷ người tiêu dùng của mình.

Tất nhiên, đây không phải là lần đầu tiên mà châu Á đã phải đối mặt với cái chết kinh tế đang diễn biến. Những thây ma tập đoàn Nhật Bản đang ở tâm điểm đầu tiên của “thập kỷ mất mát” trong những năm 1990s. Những công ty thiếu năng động được đặt vào hỗ trợ tín dụng cho sự sống bỡi các Zaibatsu (2) – các đối tác như là ngân hàng – đang trì hoãn thất bại không thể tránh khỏi của họ và duy trì sự thiếu hiệu quả và làm thoái chí dẫn đến sự sụp đổ sau hậu quả bong bóng trong tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.

Tương tự như vậy, cuộc khủng hoảng 2008-2009 đang tạo ra những thây ma cần cứu trợ ở phương Tây. Từ Wall Street đến AIG (American International Group: tập đoàn bảo hiểm đa quốc gia của Mỹ) cho đến Detroit, Mỹ đã nhanh chóng giải cứu những tập đoàn khổng lồ và bỏ rơi một số tập đoàn khác. Anh và Châu Âu cũng làm tương tự, họ ném mạch sống đển RBS (Royal Bank of Scotland), HBOS (Tập đoàn ngân hàng và bảo hiểm của Anh), Lloyds, Fortis, Hypo Real Estate, và những tập đoàn khác. Ở phương Tây, lý do là ”quá lớn để sụp đổ”. Nó khác nhau như thế nào với suy thoái của Nhật Bản gần 20 năm trước?

Nhưng nổi bật nhất của những thây ma kinh tế như là một nhát dao cắt ngang rộng khắp ở người tiêu dùng Mỹ, những người vẫn còn những nỗi đau khổ từ sự tàn phá của cuộc Đại suy thoái. Bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp cao có tính lịch sử, mất việc làm ào ạt, và những đồng lương trì trệ, trong khi gánh các khoản thế chấp lún quá sâu, nợ quá nhiều, và tiết kiệm cổ phiếu, người tiêu dùng Mỹ bị siết họng hơn bao giờ hết.

Đúng lúc này thì, chính phủ Mỹ đã cố gắng hầu như tất cả mọi biện pháp để ngăn chặn tiêu dùng bằng cách điều chỉnh. Chính phủ Mỹ đã làm quá những đòi hỏi cần thiết cho trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm, mạng lưới an toàn xã hội đã được tung ra để ôm đồm việc ngăn chặn chương trình tịch biên nhà đất, các hình thức giãn nợ, và kích thích tiền tệ và tài chính một cách mạnh mẽ.

Lòng trắc ẩn là một dàn khung đạo đức của bất kỳ xã hội nào. Nhưng một lằn ranh mỏng ngăn cách nó với “sự hủy diệt sáng tạo” đó là điều cần thiết để thanh lọc một hệ thống sau khủng hoảng do những hành động thái quá. Nhật Bản vượt qua lằn ranh vào những năm 1990s, khi những công ty thây ma bị ngăn cản một cách đau đớn bằng những điều chỉnh cần thiết cho nền kinh tế sau phát triển bong bóng. Điều đó có thể xảy ra ở Mỹ nếu Washington tiếp tục chính sách ủng hộ bỏ qua sự thái quá thiếu thận trọng của quá khứ gần đây và ngăn cấm sự giãn nợ và quyết toán sửa chữa mà những thây ma người tiêu dùng của Mỹ bây giờ cần phải chữa lành vết thương hậu khủng hoảng.

Mặc cho các sáng kiến ​​hỗ trợ đời sống của chính phủ, người tiêu dùng Mỹ dường như đang hướng đến năm cắt giảm chi tiêu. Thị phần tiêu thụ của Mỹ hiện đang cao, chiếm 70% GDP. Đó là nó đã xuống từ mức cao 71,3% vào đầu năm 2009, nhưng nó vẫn còn cao hơn 4% so với mức 66%, cái mức chiếm ưu thế trong 25 năm cuối của thế kỷ XX.

Phải trở lại thị phần trước đó khi người tiêu dùng Mỹ phải chuyển sự hỗn loạn do bùng nổ của thời kỳ thịnh vượng sang sự tỉnh táo trong tiêu dùng trong thời kỳ suy thoái . Đó là phép thuật chinh phục tốc độ tăng trưởng ở thị trường tiêu dùng Mỹ trong những năm tới – với một tác động dự đoán với quy mô lớn vào tiêu thụ toàn cầu. Hãy cứ nhìn, trong khi Mỹ chỉ chiếm 4,5% dân số thế giới, nhưng người tiêu dùng Mỹ chi tiêu đến mười ngàn ba trăm tỷ đô la hàng năm – nhiều nhất trên thế giới.

Vì vậy, với tăng trưởng tiêu dùng Mỹ bị hạn chế, những nơi nào sẽ xảy ra suy thoái như ở Mỹ? Châu Âu? hay Nhật Bản? Tôi không đặt dự đoán của mình vào một trong hai nơi này.

Châu Á là nơi phù hợp với tình hình. Là một khu vực xuất khẩu, châu Á vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường cuối cùng của người tiêu dùng ở các nước phát triển. Thị phần xuất khẩu của 12 nền kinh tế lớn nhất đang phát triển của châu Á đã tăng từ 35% sản lượng xuất khẩu của toàn khu vực vào cuối những năm 1990s lên 45% vào đầu năm 2007. Hiển nhiên là mỗi nền kinh tế trong khu vực hoặc là rơi vào suy thoái hoặc đột ngột trải qua tăng trưởng chậm khi thương mại toàn cầu sụt giảm vào cuối năm 2008. Không thể tách rời tăng trưởng kinh tế châu Á và thị trường tiêu thụ to lớn của Mỹ.

Châu Á cũng không nên có một ý thức sai lầm về an ninh từ tất cả những cường điệu hiện đang được chấp nhận với những hy vọng và ước mơ của một cái gọi là “thế giới hai tốc độ”. Châu Á phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ một nguồn nhu cầu mới, thay vì phụ thuộc nặng vào thị trường của phương Tây.

Nó phải bắt đầu bằng cách soi lại mình. Đối với phát triển châu Á hầu như giống nhau, cả tiêu dùng cá nhân nội địa hiện đang đứng ở mức thấp kỷ lục chỉ 45% của GDP – rớt mất mười phần trăm từ 55% thị phần mới đây vào năm 2002.

Không phải là nhu cầu tiêu dùng châu Á ngủ đông. Mà là, tăng trưởng kinh tế châu Á đang đi lệch hướng, nặng về xuất khẩu và đầu tư cố định như là phương tiện chính để thu hút lao động dư thừa và tạo ra thịnh vượng. Trong một thế giới sau khủng hoảng – suy giảm do thây ma người tiêu dùng của Mỹ – Nhu cầu quan trọng một châu Á chủ đạo xuất khẩu là cần tái cân bằng thúc đẩy tiêu thụ.

Không ở đâu có bằng chứng rõ ràng hơn ở Trung Hoa. Với thông tin tiêu dùng đã giảm đến một mức thấp kỷ lục 35% GDP trong năm 2008 (thấp hơn 10% chỉ tiêu của châu Á), Trung Hoa phải đối mặt với mệnh lệnh tái cân bằng lớn – tất cả phải cấp bách hơn nếu sau cuộc khủng hoảng mà tăng trưởng tiêu thụ ở phương Tây vẫn còn yếu.
Tin tốt lành là Trung Hoa dường như đã đi đến một kết luận tương tự. Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 là tập trung vào ba sáng kiến thúc đẩy tiêu dùng: việc làm (đặc biệt là lao động dịch vụ); tiền lương (chú trọng tình trạng gia tăng đô thị hóa); và giảm tiết kiệm phòng ngừa cho tương lai ở hộ gia đình (bằng cách mở rộng của an sinh xã hội). Nếu Trung Hoa thực hiện ba mặt trận này – như tôi cho là nó sẽ xảy ra – Thì thông tin tiêu dùng của Trung Hoa có thể tăng khoảng 5% GDP từ nay đến năm 2015.

Đó sẽ là tin tốt cho nền kinh tế Đông Á – cụ thể là, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Với dân số tương đối nhỏ – và một giảm sút dân số trong trường hợp của Nhật Bản – những nước này không có sự lựa chọn, nhưng phải dựa vào xuất khẩu và nhu cầu bên ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lúc đó, đối với cả ba nước Nhật, Hàn và Đài, Trung Hoa sẽ thay thế Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu chủ yếu của họ.

Đó là sự thay đổi xảy ra đúng thời điểm (in the nick of time). Nếu Trung Hoa thành công trong việc thực hiện thúc đẩy tiêu dùng của chương trình nghị sự, phần còn lại của châu Á sẽ có vị thế tốt để tránh những hậu quả những thây ma từ thế hệ mới của người tiêu dùng Mỹ. Hoa Kỳ phản ứng như thế nào là một vấn đề hoàn toàn khác với vấn đề hiện thời của các nước châu Á.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

—————————————————

Ghi chú của người dịch:

1. Zonbie Consumers: khách hàng thây ma. Còn có thể dịch là khách hàng tiêu thụ thoi thóp, hay khách hàng vật vờ, hấp hối… Ở đây tôi dùng từ thây ma để nói lên tình trạng sa sút không chỉ có thị trường tiêu thụ sau Đại khủng hoảng kinh tế mà còn cho cả các tập đoàn và công ty đang trên tình trạng sụp đổ.

2. Zaibatsu: từ của Nhật để chỉ các tập đoàn tài phiệt lớn kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có cả ngân hàng tư nhân của họ đứng đằng sau để hỗ trợ vốn cho sự phát triển hoặc khống chế sụp đổ do suy thoái của các công ty con trong một Zaibatsu. Ở Việt Nam gần đây, một số tập đoàn tư nhân lớn cũng đã bắt đầu tự gầy dựng cho mình những ngân hàng để tự hỗ trợ kinh doanh cho bản thân, bắt chước theo mô hình Zaibatsu của Nhật. Nhưng hướng phát triển và đầu tư của các loại Zaibatsu này của Việt Nam đang bị đi lệch hướng, là không vì thương hiệu Việt trên toàn cầu, mà chỉ tham gia vào đẩy lạm phát và bong bóng bất động sản ngày càng phình to.

.
.
.

No comments: