Người Buôn Gió
May 15, '11 7:59 AM
Cách trung tâm Hà Nội 30km đi theo đường quốc lộ số 6, rẽ trái gần 6km nữa đến thôn Nhân Lý xã Nam Phương Tiến huyện Chương Mỹ- Hà Nội. Một vùng quê khá hẻo lánh mặc dù cách thủ đô không xa lắm, ở đây còn nguyên vẹn nét thôn quê từ phong cảnh cũng như con người.
Nếu chẳng có chuyện gì, có lẽ tôi cũng không bao giờ đặt chân đến đây.Nhưng cuộc đời có nhiều duyên nợ đưa đẩy không ngờ. Linh mục Giu Se Nguyễn Văn Bình trước quản lý ở Tòa Giám Mục Hà Nội vốn là chỗ quen biết, thế nào ngài từ giữa trung tâm thủ đô nay lại về làm cha coi sóc xứ đạo heo hút này.
Linh Mục G.S Nguyễn Văn Bình là người điềm đạm, chín chắn. Trong nhiều biến cố ở giáo hội thời gian trước, ngài luôn giữ được sự điềm tĩnh, thận trọng trong cái nhìn cũng như cách xử lý. Bởi thế nghe ngài mời về dự lễ rước hoa dâng Đức Mẹ, tất phải khăn gói lên đường gặp lại cố nhân.
Dự lễ dâng hoa Đức Mẹ của những người bạn hữu Công Giáo trên con đường từ nhà nguyện họ Vạn Nhân về nhà thờ cách đó khoảng 1 cây số, trên con đường heo hút ven sông. Bỗng thấy những khuôn mặt lạnh lùng, những bộ sắc phục công an xã, những thanh niên lầm lì cầm điện thoại giơ lên chụp ảnh, quay phim mọi người. Khỏi nói, đã thấy có vấn đề gì ở đây. Một cuộc rước hoa bình thường theo lịch người Công Giáo, nằm trong khuôn khổ sinh hoạt tôn giáo hàng năm sao lại có bầu không khí nặng nề bởi những gương mặt dõi theo vẻ khó chịu với đám rước.
Sau cuộc lễ người dân giáo họ mới đưa tôi xem văn bản cấm của chính quyền địa phương xem xong mới hiểu ở giáo họ yên bình này, cái nhìn của chính quyền địa phương với người Công Giáo còn nhiều điều phải nói.
Nếu chẳng có chuyện gì, có lẽ tôi cũng không bao giờ đặt chân đến đây.Nhưng cuộc đời có nhiều duyên nợ đưa đẩy không ngờ. Linh mục Giu Se Nguyễn Văn Bình trước quản lý ở Tòa Giám Mục Hà Nội vốn là chỗ quen biết, thế nào ngài từ giữa trung tâm thủ đô nay lại về làm cha coi sóc xứ đạo heo hút này.
Linh Mục G.S Nguyễn Văn Bình là người điềm đạm, chín chắn. Trong nhiều biến cố ở giáo hội thời gian trước, ngài luôn giữ được sự điềm tĩnh, thận trọng trong cái nhìn cũng như cách xử lý. Bởi thế nghe ngài mời về dự lễ rước hoa dâng Đức Mẹ, tất phải khăn gói lên đường gặp lại cố nhân.
Dự lễ dâng hoa Đức Mẹ của những người bạn hữu Công Giáo trên con đường từ nhà nguyện họ Vạn Nhân về nhà thờ cách đó khoảng 1 cây số, trên con đường heo hút ven sông. Bỗng thấy những khuôn mặt lạnh lùng, những bộ sắc phục công an xã, những thanh niên lầm lì cầm điện thoại giơ lên chụp ảnh, quay phim mọi người. Khỏi nói, đã thấy có vấn đề gì ở đây. Một cuộc rước hoa bình thường theo lịch người Công Giáo, nằm trong khuôn khổ sinh hoạt tôn giáo hàng năm sao lại có bầu không khí nặng nề bởi những gương mặt dõi theo vẻ khó chịu với đám rước.
Sau cuộc lễ người dân giáo họ mới đưa tôi xem văn bản cấm của chính quyền địa phương xem xong mới hiểu ở giáo họ yên bình này, cái nhìn của chính quyền địa phương với người Công Giáo còn nhiều điều phải nói.
Đêm trước cuộc rước này, những người trong ban tổ chức lễ rước đã được công an huyện gọi lên làm việc, nhưng điều tất yếu cho dù thế nào thì không thể ngăn cuộc rước đã được chuẩn bị từ nhiều tháng. Cuộc rước diễn ra trong cam kết trật tự, ngắn gọn thời gian, đi đúng đường quy định. Những người dân giáo họ Vạn Nhân đã chấp hành đúng những chỉ thị của chính quyền địa phương, có làm giấy xin rước, đi đúng đường với thời gian ngắn nhất.
Chuyện sinh hoạt tôn giáo bình thường chính quyền có được quyền ra văn bản cấm hay không là một câu chuyện khác chưa đặt ra ở đây. Vì dù sao thì cuộc rước đã êm đẹp xong rồi. Nhưng vì sao có văn bản này thì đó là câu chuyện cốt lõi cần phải nói. Bởi vì nó liên quan đến ngôi nhà mà trong văn bản kia viết hoa Nhà Nguyện.
Cách đây lâu lắm rồi, có đến gần 200 năm, tổ tiên của những ngươi giáo dân Vạn Nhân đã có mặt ở đây, họ xây trên phần đất của mình ở ven sông, chỗ heo hút chênh vênh một ngôi nhà nguyện bằng tranh, rạ. Vài chục năm gần lại đây, chiến tranh, thiên tai, hạn hán và đói kém ngôi nhà nguyện đó bị xập xệ,rồi đổ nát chỉ còn nền đất. Gần đây chính quyền địa phương lấy đất xung quanh giao cho tư nhân làm gạch.Nét đẹp đầy nhân văn của ngày xưa ấy, lúc căn nhà nguyện mái gianh, vách nứa năm ven con sông hiền hòa xanh thẳm nay chỉ còn đống nham nhở, nhếch nhác của những lò gạch thủ công và những chiếc hố sâu hoắm hàng vài mét nằm sát lối đi như cái bẫy giết người đang mai phục rình kẻ vô ý.
Ngôi nhà Nguyện của giáo họ Vạn Nhân đang dang dở đằng sau lò gạch.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/zSGFr3PtyCdlaRmuK0APBg/photos/1M/300x300/438/IMG-8486.jpg?et=OE5lyFrcD3ZsGebAb5secQ&nmid=0
Cách đây lâu lắm rồi, có đến gần 200 năm, tổ tiên của những ngươi giáo dân Vạn Nhân đã có mặt ở đây, họ xây trên phần đất của mình ở ven sông, chỗ heo hút chênh vênh một ngôi nhà nguyện bằng tranh, rạ. Vài chục năm gần lại đây, chiến tranh, thiên tai, hạn hán và đói kém ngôi nhà nguyện đó bị xập xệ,rồi đổ nát chỉ còn nền đất. Gần đây chính quyền địa phương lấy đất xung quanh giao cho tư nhân làm gạch.Nét đẹp đầy nhân văn của ngày xưa ấy, lúc căn nhà nguyện mái gianh, vách nứa năm ven con sông hiền hòa xanh thẳm nay chỉ còn đống nham nhở, nhếch nhác của những lò gạch thủ công và những chiếc hố sâu hoắm hàng vài mét nằm sát lối đi như cái bẫy giết người đang mai phục rình kẻ vô ý.
Ngôi nhà Nguyện của giáo họ Vạn Nhân đang dang dở đằng sau lò gạch.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/zSGFr3PtyCdlaRmuK0APBg/photos/1M/300x300/438/IMG-8486.jpg?et=OE5lyFrcD3ZsGebAb5secQ&nmid=0
Lối vào qua chật hẹp giữa ha lò gạch thủ công
Bên trong một nhà Nguyện cách nhà thờ chính tòa Hà Nội có 30 cây số.
http://multiply.com/mu/nguoibuongio1972/image/BSVeRoCNbT228wKRRW33Pg/photos/1M/300x300/440/IMG-8453.jpg?et=bURribSMqbUmfooispNeRg&nmid=0
Lối vào đầy những hố sâu đầy cạm bẫy do đào đất lấy gạch.
Lối vào đầy những hố sâu đầy cạm bẫy do đào đất lấy gạch.
Đầu năm 2011 người dân giáo họ Vạn Nhân quyết định xây lại ngôi nhà nguyện. Phải nói đây là một mong muốn chính đáng của người dân. Khi mà đất nước qua bao nhiêu năm khó khăn từ những ngôi nhà gianh, vách đất giờ đã nhà ngói đỏ tươi, nhà mái bằng, nhà nhiều tầng, đường bê tông, đường nhựa...đời sống từng hộ gia đình ít nhiều đã được nâng cao, điều kiện về nhà ở, đường đi lối lại cũng khang trang đàng hoàng. Mà ngôi nhà Nguyện của giáo họ lại để hoang lạnh, lại làm nhà tranh , nứa để lách cái luật gọi là công trình kiên cố.
Chính quyền xã không nói gì về việc người giáo dân họ Vạn Nhân xây dựng nhà nguyện, thế nhưng chính quyền huyện Chương Mỹ thì lại bắt ngừng thi công vì không phép. Vốn hiền lành và ít nhiều còn sự tôn trọng chính quyền, những giáo dân họ Vạn Nhân đã ngưng lại và làm đơn xin phép, đơn xin xây dựng đã gửi đi vài tháng nhưng huyện Chương Mỹ làm ngơ. Hàng ngày những giáo dân Vạn Nhân đau xót nhìn ban thờ Chúa đơn sơ trong ngôi nhà nguyện nhếch nhác bởi sự dang dở.
Tôi nói với họ rằng.
- Cứ để thế này cho chính quyền xấu mặt, một nhà nước mà luôn nói là tự do tôn giáo, hoan nghênh và ủng hộ sinh hoạt tôn giáo. Trong khi ngày ngày mọc lên như nấm những nhà cao tầng, siêu thị, khu chung cư, cao ốc, khu sinh thái ăn chơi...mà để một nhà Nguyện không được phép xây lại từ nhà Nguyện cũ bị sụp đổ, thì xấu mặt họ chứ mặt ai.
Những người giáo dân Vạn Nhân nhăn nhó trong đau khổ.
- Anh không phải là người Công Giáo anh không hiểu nỗi lòng chúng tôi, làm sao chúng tôi dám đua gan với nhà nước mà để mặc ban thờ, tượng Chúa nhếch nhác trong hoang lạnh được. Chúng tôi vẫn hy vọng rằng các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét nguyện vọng chính đáng của chúng tôi mà cho chũng tôi xây cất nhà Nguyện, anh nhìn xem chung quanh lò gạch còn cao hơn cả nhà Nguyện, nhiều nhan nhản xung quanh , hủy hoại môi trường mà còn được phép dựng. Lẽ nào ngôi nhà Nguyện nuôi dưỡng tinh thần lại là thứ không thể cho phép.
Thật tội nghiệp cho những người dân lành yếu ớt, họ chất phác, đơn sơ chỉ biết ngửa cổ mong chờ cầu xin chính quyền quan tâm. Mà cầu xin chính quyền thì đâu có dễ, đấy dài cổ đơn từ xin xỏ , nhẫn nhịn đến vài tháng rồi mà mọi thứ cứ như vào cõi thinh không. Chẳng chút hồi âm, chẳng lời qua lại. Chính quyền huyện Chương Mỹ phải chăng chỉ cần họ nộp đơn xin, và đơn giản chừng nào chính quyền chưa trả lời là họ cũng chưa được phép làm, tất cả cứ để đó đến khi thời gian mưa bão sẽ làm nốt thay chính quyền trong việc làm đổ nát ngôi nhà Nguyện xây dở, vùi dập tắt nguyện vọng của người dân đến vài chục năm sau nữa.
Tôi an ủi họ trước khi ra về.
- Chắc đợt này người ta bận việc lo bầu cử, chưa giải quyết được, còn có vài ngày bà con gắng đợi xem sao. Còn qua ngày đó thì hỏi huyện trả lời cho đúng thời gian, trình tự. Như thế mà không được nữa, Đức Tin sẽ mách lối cho bà con đường phải đi. Tôi tin chắc với nguyện vọng chính đáng của bà con thì chính quyền sẽ cân nhắc giải quyết nhanh chóng, không biến đây thành Đồng Chiêm thứ hai.
Chia tay với giáo họ Vạn Nhân, ngoái đầu nhìn cây thánh giá trong nghĩa địa chôn cha ông họ chơ vơ sau đống gạch, đám đất ngổn ngang. Một hình ảnh quá buồn như lời ca trong những năm tháng chiến trinh dài của đất Việt.
Con nghe trong đêm Việt Nam tối tăm
Những mìn bom hoen dấu
Lạy Chúa trên cao
Chúa ngự nơi nào ?
.
.
.
No comments:
Post a Comment