Ngô Nhân Dụng
Tuesday, May 24, 2011 6:50:13 PM
Ba năm trước khi nước Israel được thành lập, Tổng thống Harry Truman đã yêu cầu chính phủ Anh quốc phải cho thêm 100,000 người Do Thái được trở về định cư ở vùng Palestine, theo một đòi hỏi của những người gốc Do Thái ở Âu châu; và cuối cùng chính phủ Anh đã nhượng bộ. Chính phủ Truman đã công nhận ngay quốc gia Israel sau khi nước này thành lập năm 1948. Cho nên, khi ông Truman nói vấn đề Israel là cơn nhức đầu 100 năm của nước Mỹ, chúng ta có thể tin là ông không chống người Da Thái. Có lẽ người Mỹ chỉ mong rằng ông tiên đoán đúng sự thật, 100 năm chỉ là 100 năm. Nếu cơn nhức đầu này chấm dứt trước năm 2050, thì may mắn cho các vị tổng thống Mỹ. Nhưng không chắc điều đó sẽ xẩy ra!
Chắc cũng biết mối liên hệ với Israel là một cơn nhức đầu, cho nên cựu tổng thống Gorges W. Bush đã né rất kỹ trong 2 nhiệm kỳ của ông. Ông ủng hộ Israel hầu như vô điều kiện; và cũng được họ ủng hộ hết mình. Tổng thống Bush đã tiêu diệt chế độ Saddam Hussein, chấm dức một cơn nhức đầu của người Israel. Ông Bush phong tỏa và cô lập Iran, một mối lo khác của Israel. Chính quyền Palestine gần như bị bỏ rơi không được ngó tới. Mối bang giao Israel – Mỹ rất chặt chẽ.
Hình như Tổng thống Barack Obama không chịu học tấm gương đó. Trong hơn 2 năm ngồi ở Toà Bạch Ốc, ông Obama đã hai lần công khai xích mích với Thủ tướng Israel Benjamin (Bibi) Netanyahu. Không những ông làm cho ông Netanyahu nổi giận và trả đũa, ông còn khiến những người Mỹ gốc Do Thái bất bình. Trong lịch sử Mỹ, người gốc Do Thái đã là những cử tri trung thành của đảng Dân Chủ, kể từ trước đầu thế kỷ 20, khi số di dân Do Thái từ Âu Châu qua ngày càng đông, mặc dù có lúc chính phủ Mỹ đã hạn chế. Chính ông Truman đã công nhận nếu không có người Do Thái ở New York ủng hộ thì ông khó đắc cử thị trưởng, khó đắc cử dân biểu, và đắc cử tổng thống năm 1948.
Nay, ông Barack Obama chỉ cần nói mấy câu đã làm cho ông Ed Koch, một tỷ phú gốc Do Thái và cựu thị trưởng New York, đang bầy tỏ lòng bất mãn. Ông Kock chỉ trích ông Obama đã gây khó khăn cho chính phủ Israel trong các cuộc đàm phán với chính quyền Palestine sắp tới. Ông Koch tuyên bố với hãng Reuters rằng ông có thể sẽ ủng hộ một ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa nếu có lập trường ủng hộ Israel mạnh hơn ông Obama.
Ông Obama làm chính phủ Israel bất bình, là khi ông nói, hôm thứ Năm trước, rằng một thỏa hiệp hòa bình giữa nước Israel và người Palestine phải dựa trên căn bản biên giới của Israel năm 1967, với sự trao đổi đất đai.
Từ khi nước Israel tự thành lập năm 1947, hàng triệu người Palestine thuộc giống dân Á rập đã phải di cư và cho tới nay vẫn chưa thành lập được một quốc gia của họ; trong khi chính phủ các nước Á rập chung quanh thì không công nhận quốc gia Israel. Liên Hiệp Quốc và các nước lớn đều đồng ý miền đất này phải lập ra hai quốc gia riêng biệt, Israel cho người Do Thái và Palestine cho người Á rập.
Trong cuộc chiến tranh 6 ngày, sau ngày 4 tháng Sáu năm 1967 quân đội Israel đã chiếm một vùng đất rộng lớn trước thuộc nước Jordanie, nơi có hàng triệu người Palestine tị nạn. Sau đó, các chính phủ Israel đã cho dân tới vùng đất gọi lả Tây Ngạn (sông Jordan) đó lập trại định cư, mặc nhiên biến các nơi này thành để một tình trạng đã rồi trước khi có những thỏa hiệp phân chia địa giới tạo hòa bình lâu dài. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã làm nghị quyết yêu cầu Israel ngưng hành động trái với luật pháp quốc tế này, nhưng các chính phủ Israel thường làm ngơ. Israel đã trả lại bán đảo Sinai cho Ai Cập, trừ miền Gaza không trả lại mà để cho người Palestine sinh sống. Nhưng việc thành lập một quốc gia Palestine gồm cả vùng Tây Ngạn và Giải Gaza là một vấn đề Israel muốn thương lượng, để họ đạt được những đòi hỏi của họ.
Trước đây, các chính phủ Mỹ, cũng như các vị tổng thống Mỹ đều khuyến khích chính phủ Israel và các nhà lãnh đạo Palestine đàm phán để thiết lập một quốc gia Palestine. Các cuộc đàm phán đều tranh cãi về biên giới Israel đối với vùng Tây Ngạn. Các cuộc mặc cả giữa Palestine và Israel xoay quanh vấn đề Israel được giữ những vùng định cư nào ngoài biên giới năm 1967. Nhưng chưa vị tổng thống Mỹ nào công khai nhắc đến căn bản về “biên giới Israel trước năm 1967,” một điều các chính phủ Israel không muốn ai nhắc tới! Ông Obama là vị tổng thống đầu tiên nói đến những chữ “nhậy cảm” đó, nói công khai những lời mà mọi người chỉ nói trong chỗ kín đáo! Và chính phủ Mỹ không báo trước cho Thủ tướng Netanyahu rằng ông Obama sẽ nói tới vấn đề “nhậy cảm” này. Đúng là ông Obama đã tự mình mua lấy một cơn thịnh nộ của một chính phủ đồng minh!
Có thể ông Obama đã đáp lễ một hành động của ông Netanyahu vào năm ngoái. Giữa tháng Ba năm 2010, đúng lúc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Jerusalem, chính phủ Israel công bố một chương trình xây thêm 1,600 đơn vị gia cư cho một nơi định cư mới của người Do Thái tại miền Đông Jerusalem, xây giữa một khu sinh sống của người Á rập. Ông Biden phản đối ngay, nói rằng khu định cư mới này gây trở ngại cho việc đàm phán hòa bình. Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố hành động của Israel có tính cách cố tình hạ nhục (insult) chính phủ Mỹ. Ít khi có một nhân viên chính phủ Mỹ nói những lời lẽ nặng nề như vậy với một chính phủ Israel. Sau đó Thủ tướng Netanyahu lập tức ngỏ lời xin lỗi phó tổng thống Mỹ, đổ tội cho ông bộ trưởng Nội Vụ công bố việc lập khu định cư không đúng lúc, mà không hề hỏi ý chính phủ. Nhưng khu định cư mới vẫn tiếp tục tiến hành.
Năm nay, đến lượt ông Netanyahu bầy tỏ lòng giận dữ. Hội kiến ông Obama vào ngày Thứ Sáu, thủ tướng Israel đã lớn tiếng lên lớp tổng thống Mỹ về lịch sử dân tộc Do Thái, với 4000 năm lịch sử, với những tai ách phải chịu trong mấy ngàn năm đó. Trước ống kính các đài truyền hình, hai ông Netanyahu và Obama bầy tỏ những bộ mặt không thân thiện cho cả thế giới trông thấy!
Một ký giả gốc Do Thái ở Mỹ, ông Jeffrey Goldberg đã bực mình với ông thủ tướng Israel, viết trên blog của mình để nhắc nhở với một tựa đề: “Ông Netanyahu thân mến, Xin Đừng Nói Với Tổng Thống Của Tôi Như Thế!” (Dear Mr Netanyahu, Please Don't Speak to My President That Way).
Ngày Chủ Nhật, ông tổng thống Mỹ đã tự mình “vào hang cọp.” Ông Obama đến diễn thuyết trước một hội nghị của Aipac, Ủy hội Mỹ Israel, một tổ chức vận động của người gốc Do Thái ở Mỹ, thuộc loại diều hâu nhất và mạnh nhất. Trước cử tọa 10,000 người, ông Barack Obama thản nhiên nhắc lại một lần nữa, là việc thỏa hiệp hòa bình giữa quốc gia Israel và người Palestine sẽ dựa trên căn bản biên giới trước năm 1967!
Chắc cũng biết mối liên hệ với Israel là một cơn nhức đầu, cho nên cựu tổng thống Gorges W. Bush đã né rất kỹ trong 2 nhiệm kỳ của ông. Ông ủng hộ Israel hầu như vô điều kiện; và cũng được họ ủng hộ hết mình. Tổng thống Bush đã tiêu diệt chế độ Saddam Hussein, chấm dức một cơn nhức đầu của người Israel. Ông Bush phong tỏa và cô lập Iran, một mối lo khác của Israel. Chính quyền Palestine gần như bị bỏ rơi không được ngó tới. Mối bang giao Israel – Mỹ rất chặt chẽ.
Hình như Tổng thống Barack Obama không chịu học tấm gương đó. Trong hơn 2 năm ngồi ở Toà Bạch Ốc, ông Obama đã hai lần công khai xích mích với Thủ tướng Israel Benjamin (Bibi) Netanyahu. Không những ông làm cho ông Netanyahu nổi giận và trả đũa, ông còn khiến những người Mỹ gốc Do Thái bất bình. Trong lịch sử Mỹ, người gốc Do Thái đã là những cử tri trung thành của đảng Dân Chủ, kể từ trước đầu thế kỷ 20, khi số di dân Do Thái từ Âu Châu qua ngày càng đông, mặc dù có lúc chính phủ Mỹ đã hạn chế. Chính ông Truman đã công nhận nếu không có người Do Thái ở New York ủng hộ thì ông khó đắc cử thị trưởng, khó đắc cử dân biểu, và đắc cử tổng thống năm 1948.
Nay, ông Barack Obama chỉ cần nói mấy câu đã làm cho ông Ed Koch, một tỷ phú gốc Do Thái và cựu thị trưởng New York, đang bầy tỏ lòng bất mãn. Ông Kock chỉ trích ông Obama đã gây khó khăn cho chính phủ Israel trong các cuộc đàm phán với chính quyền Palestine sắp tới. Ông Koch tuyên bố với hãng Reuters rằng ông có thể sẽ ủng hộ một ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa nếu có lập trường ủng hộ Israel mạnh hơn ông Obama.
Ông Obama làm chính phủ Israel bất bình, là khi ông nói, hôm thứ Năm trước, rằng một thỏa hiệp hòa bình giữa nước Israel và người Palestine phải dựa trên căn bản biên giới của Israel năm 1967, với sự trao đổi đất đai.
Từ khi nước Israel tự thành lập năm 1947, hàng triệu người Palestine thuộc giống dân Á rập đã phải di cư và cho tới nay vẫn chưa thành lập được một quốc gia của họ; trong khi chính phủ các nước Á rập chung quanh thì không công nhận quốc gia Israel. Liên Hiệp Quốc và các nước lớn đều đồng ý miền đất này phải lập ra hai quốc gia riêng biệt, Israel cho người Do Thái và Palestine cho người Á rập.
Trong cuộc chiến tranh 6 ngày, sau ngày 4 tháng Sáu năm 1967 quân đội Israel đã chiếm một vùng đất rộng lớn trước thuộc nước Jordanie, nơi có hàng triệu người Palestine tị nạn. Sau đó, các chính phủ Israel đã cho dân tới vùng đất gọi lả Tây Ngạn (sông Jordan) đó lập trại định cư, mặc nhiên biến các nơi này thành để một tình trạng đã rồi trước khi có những thỏa hiệp phân chia địa giới tạo hòa bình lâu dài. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã làm nghị quyết yêu cầu Israel ngưng hành động trái với luật pháp quốc tế này, nhưng các chính phủ Israel thường làm ngơ. Israel đã trả lại bán đảo Sinai cho Ai Cập, trừ miền Gaza không trả lại mà để cho người Palestine sinh sống. Nhưng việc thành lập một quốc gia Palestine gồm cả vùng Tây Ngạn và Giải Gaza là một vấn đề Israel muốn thương lượng, để họ đạt được những đòi hỏi của họ.
Trước đây, các chính phủ Mỹ, cũng như các vị tổng thống Mỹ đều khuyến khích chính phủ Israel và các nhà lãnh đạo Palestine đàm phán để thiết lập một quốc gia Palestine. Các cuộc đàm phán đều tranh cãi về biên giới Israel đối với vùng Tây Ngạn. Các cuộc mặc cả giữa Palestine và Israel xoay quanh vấn đề Israel được giữ những vùng định cư nào ngoài biên giới năm 1967. Nhưng chưa vị tổng thống Mỹ nào công khai nhắc đến căn bản về “biên giới Israel trước năm 1967,” một điều các chính phủ Israel không muốn ai nhắc tới! Ông Obama là vị tổng thống đầu tiên nói đến những chữ “nhậy cảm” đó, nói công khai những lời mà mọi người chỉ nói trong chỗ kín đáo! Và chính phủ Mỹ không báo trước cho Thủ tướng Netanyahu rằng ông Obama sẽ nói tới vấn đề “nhậy cảm” này. Đúng là ông Obama đã tự mình mua lấy một cơn thịnh nộ của một chính phủ đồng minh!
Có thể ông Obama đã đáp lễ một hành động của ông Netanyahu vào năm ngoái. Giữa tháng Ba năm 2010, đúng lúc Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Jerusalem, chính phủ Israel công bố một chương trình xây thêm 1,600 đơn vị gia cư cho một nơi định cư mới của người Do Thái tại miền Đông Jerusalem, xây giữa một khu sinh sống của người Á rập. Ông Biden phản đối ngay, nói rằng khu định cư mới này gây trở ngại cho việc đàm phán hòa bình. Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố hành động của Israel có tính cách cố tình hạ nhục (insult) chính phủ Mỹ. Ít khi có một nhân viên chính phủ Mỹ nói những lời lẽ nặng nề như vậy với một chính phủ Israel. Sau đó Thủ tướng Netanyahu lập tức ngỏ lời xin lỗi phó tổng thống Mỹ, đổ tội cho ông bộ trưởng Nội Vụ công bố việc lập khu định cư không đúng lúc, mà không hề hỏi ý chính phủ. Nhưng khu định cư mới vẫn tiếp tục tiến hành.
Năm nay, đến lượt ông Netanyahu bầy tỏ lòng giận dữ. Hội kiến ông Obama vào ngày Thứ Sáu, thủ tướng Israel đã lớn tiếng lên lớp tổng thống Mỹ về lịch sử dân tộc Do Thái, với 4000 năm lịch sử, với những tai ách phải chịu trong mấy ngàn năm đó. Trước ống kính các đài truyền hình, hai ông Netanyahu và Obama bầy tỏ những bộ mặt không thân thiện cho cả thế giới trông thấy!
Một ký giả gốc Do Thái ở Mỹ, ông Jeffrey Goldberg đã bực mình với ông thủ tướng Israel, viết trên blog của mình để nhắc nhở với một tựa đề: “Ông Netanyahu thân mến, Xin Đừng Nói Với Tổng Thống Của Tôi Như Thế!” (Dear Mr Netanyahu, Please Don't Speak to My President That Way).
Ngày Chủ Nhật, ông tổng thống Mỹ đã tự mình “vào hang cọp.” Ông Obama đến diễn thuyết trước một hội nghị của Aipac, Ủy hội Mỹ Israel, một tổ chức vận động của người gốc Do Thái ở Mỹ, thuộc loại diều hâu nhất và mạnh nhất. Trước cử tọa 10,000 người, ông Barack Obama thản nhiên nhắc lại một lần nữa, là việc thỏa hiệp hòa bình giữa quốc gia Israel và người Palestine sẽ dựa trên căn bản biên giới trước năm 1967!
Tuy nhiên, ông Obama cũng nhân cơ hội giải thích thêm những lời ông nói ngày Thứ Năm. Ông chỉ nhắc lại lập trường của các chính phủ Mỹ từ trước đến nay: phải công nhận những thực thể về cư dân mới ngoài biên giới năm 1967 (ý nói, các vùng định cư của người Israel). Cho nên, ông Obama công nhận cuộc đàm phán Israel Palestine sẽ đưa tới một biên giới khác năm 1967. Nhưng ông Obama không bầy tỏ một lời nói hay cử chỉ nào chứng tỏ ông ân hận đã vì làm cho ôn thủ tướng Israel nổi giận. Nhiều người Mỹ gốc Do Thái đã khen ngợi bài diễn văn hôm Thứ Năm của ông Obama, trong đó ông đã đề cập tới nhiều vấn đề cơ bản ở vùng Trung Đông, ca ngợi những người dân Tunisie và Ai Cập, lên án các chính phủ Barhain và Syria, và đặt hy vọng vào các cuộc đàm phán Israel và Palestine. Năm 2008, chính một vị thủ tướng Israel, ông Ehud Olmert đã từng đề nghị một thỏa hiệp dựa trên đường biên giới trước năm 1967, với lãnh tụ Palestine Mahmoud Abbas. Bởi vì lúc đó cựu tổng thống Gorges W. Bush sắp mãn nhiệm mà ông Olmert thì cũng sắp phải rời ghế thủ tướng, ông muốn đưa một nhượng bộ chót để tiến tới một thỏa hiệp, may ra có thể được dân bầu trở lại! Ông Daniel Levy, một cựu nhân viên ngoại giao Israel, bênh vực ông Obama: “Trên căn bản, ông ấy chỉ muốn nói với chính phủ Israel rằng, ‘Chúng tôi sẽ bảo vệ các anh đến cùng, nhưng nếu anh không đưa ra một cái gì để tiến tới hòa bình, thì nước Mỹ cũng không giúp gì được các anh hết’!”
Vậy tại sao ông Netanyahu lại tỏ ra giận dữ với một ông tổng thống Mỹ như thế? Vì bàn cờ chính trị trong nước ông. Đây là một cơ hội để ông củng cố uy tín đối với đảng ông và các đảng liên minh trong chính phủ ông. Sau khi tỏ ra mình cứng rắn, dám đương đầu với một ông tổng thống đồng minh đang lên (sau vụ giết Osama bin Laden), chắc chắn ông Netanyhu khi trở về nước sẽ được hoan hô!
Nhưng ông Obama đi mua lấy cơn nhức đầu như vậy để làm gì?
Ai cũng biết rằng trong cuộc bầu cử sang năm, ông sẽ cần lá phiếu và tiền ủng hộ của người Mỹ gốc Do Thái. Nhiều người ủng hộ ông lo rằng sang năm người Mỹ gốc Do Thái sẽ bỏ rơi ông. Chuyện này có thể xẩy ra, mặc dù các cố vấn chính trị chung quanh ông rất nhiều người gốc Do Thái. Trước đây ông Obama đã từng nói những điều làm người Do Thái ở Mỹ bất bình rồi. Trong cuộc tranh cử năm 2008, ông Obama đã than, “Chưa dân tộc nào chịu thống khổ như người Palestine!” Chưa hết, lúc đó ông còn nói sẽ sẵn sàng nói chuyện với chính phủ Iran, không điều kiện tiên quyết! Mà ai cũng biết ông tổng thống Iran là người luôn miệng hô hào tiêu diệt nước Israel! Cuối cùng, năm đó có 78% cử tri gốc Do Thái bỏ phiếu cho ông Obama thay vì Nghị sĩ John McCain.
Người ta sẽ chờ coi trong cuộc tranh cử năm 2012 vấn đề Israel và Palestine có trở thành một đề tài tranh cử hay không. Các nhà chính trị Mỹ sẽ còn phải đối phó với cơn nhức đầu 100 năm này trong nửa thế kỷ nữa, mà chưa chắc đã hết!
.
.
.
No comments:
Post a Comment