Nguyễn Thượng Chánh
May 21st, 2011
Nói rõ là tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một nhà viết hay nhà gõ mà thôi.
Tôi viết chùa, tôi gõ chùa, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để giải khuây, để cho vui, để khỏi nghĩ quẩn, để bắt trí não làm việc,đề phòng bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly, và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống. Viết, gõ được xem như là một trị liệu pháp (therapy) vậy.
Thế cho nên, tôi viết cho người đọc nhưng thật ra là tôi cũng đồng thời viết cho chính tôi, cho cuộc sống của mình có được thêm phần ý nghĩa hơn…
***
Ngày nay việc sử dụng Internet được xem như là một phần trong sinh hoạt hằng ngày của đa số chúng ta. Internet là tai mắt và đồng thời cũng là sợi dây liên lạc (email, chat) giữa mọi người với nhau.
Chúng ta, trong đó có bạn và cả tôi nữa, ít nhiều đều ghiền Internet chẳng khác nào mình ghiền…một loại ma túy nào đó.
Internet chỉ biết vâng lệnh mà ít khi nào cãi lại. Kỹ luật.
Báo mạng, blogs xuất hiện nhiều vô số kể. Vàng thau lẫn lộn, thượng vàng hạ cám.
Tại hải ngoại, ai muốn viết gì thì mại vô cứ việc viết loạn xà ngầu lên.Vui lắm bà con ơi.
Không ai cấm cản ai hết, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận mà!
Một công việc thiện nguyện
90%, người viết (hay người gõ) đều là những người làm“chùa” hay làm công quả. Đây không phải là chùa một cột, chùa Phật, chùa Chà, hay chùa Bà gì hết,nhưng chùa ở đây là free, bài cho không, biếu không…Bố thí.
Nội việc tờ báo chịu đăng bài cũng đem lại cho mình cảm giác sướng “lăng tăng”cả thể xác lẫn tâm thần rồi. Phê.
Quan trọng hơn hết là có người để ý, quan tâm,kiên nhẫn, chịu khó đọc; chê khen hổng thành vấn đề,thìquả thật đây làm điều làm mình bay bổng lên chín tầng mây.Đã.
Bất cứ chuyện gì cũng đãcó người viết cả rồi. Từ chuyện phòng bệnh, ăn uống sao cho sống lâu sống khỏe để có sức mà kéo cày ngày nhưđêm,màtrả nợđời, nợ băngvàđóng thuế cho tới ngày về chín suối.Chuyện thiền, chuyện nam nữvật lộnạch đụi trên giường, chuyện xe cán chó,chuyện kinh bang tế thế, chuyện Bin Laden bịbắn nát óc, chuyện cụ già bên ni về bên đó lấy vợbéđem về ngóchơiv,v…
Có người viết để phổ biến những thông tin hữi ích, còn người khác thìviết đểkhuyên bảo bá tánh nên ăn chay sám hối, mau maulo tu tập đi kẻo hổng còn kịp nữa đâu.Đời mạt Pháp đãtới rồi.
Thậm chí cóÔng Mỹ già Harold Camping bên Cali, một kỹ sư công chánh về hưu, cho biết dựa theo Kinh Thánh và sự tính toán riêng của ông thì chắc chắnnhưđinh đóng cột, là ngày 21/5/2011 là ngày tận thế.Ông nầy là sáng lập viên đài phát thanhFamily Radio bên Cali. Để coiông ta cương ẩu tới bậc nào. Thầy hù có khác. Dỏm.
Có người viết để giải khuây cho tâm tríbớt khùng, có ngưòi viết để xả xú bắp, có người viết để chọc giận phe nầy, đá giò lái phe nọ.
Có người viết, ngườiđọc không biết họ viết cái gì, không hiểu gì hết. Nhức đầu.
Có người viết để hù cho thiên hạ sợkhơi khơi chơi. Đây là mấy cái thơdây chuyền chain lettersđượcgởi quaI Meo.Họ dọa thòng một câu bắt buộc mình phải chuyển thơđi cho người khác nếu không thì mệt lắm. Bộ hết chuyện làm rồi sao anh suôi?Tào lao.
Có người viết để bán ảo tưởng. Để làm gì?
Có người thì viếtvìmuốn phô trương, vìganh tị, vìghen ghét, để trả thù, để trả lời,để chửi cho đã tức. Sân si.
Có người viết để xin xỏ tiền bạc. Tham
Có người viết để cho biết làtaovẫn còn sống nhăn răng đây nè. Yêu cái tôi, thhương cái ngã..
Ai thích thì cứđọc. Không ai ép buộc ai cả. Tự do.
Vậy, viết, gõ phải cẩn thận, coi trước coi sau, cân nhắc chữ nghĩa cho kỹ. Nhắm mắt viết đại dám bị người ta hiểu lầm, diễn giải sai ý, rắc rốilắmchớ hổng phải chơi đâu. Bút sa gà chết.
Mỗi người mỗi cách viết
Viết bừa, cươngẩu, viết đại thì dễ.
Còn viết đàng hoàng, có suy nghĩ thì khó hơn vì phải tốn thì giờ, phải phối kiểm tin tức, tra cứu tựđiển, hỏi han ý kiến bạn bè vàcác người chuyên môn v,v…
Chữ quốc ngữ khó thiệt..
Danh từ chuyên môn, danh từ khoa học, tiếng Tây tiếng U thìđãkhó rồinhưng tiếng mẹđẻ của mình cũng không phải dễ gì hơn. Mỗi vùng, mỗi miền đều có cách nói, cách viết khác nhau. Bắc, Trung, Nam.
Viết cho đúng khó lắm. Lo.
Ngôn ngữ của mình mang theo là tiếng Việt xài trước 75, còn bây giờ thì có nhiều từ nhiều chữlạ quá.Chịu thua.
Viết một đề tài về khoa học để quảng bá thông tin đến đại chúng rất phức tạp chớ không đơn giản chút nào hết. Phải tốn rất nhiều thời giờ để sưu tra tài liệu, phải viết sao cho dễ hiểu bằng cách tránh né tối đa những khía cạnh quá chuyên môn, quá kỹ thuật technicité chỉ làm cho bài viết trở nên khó hiểu, quá khô khan nhàm chán mà không có mấy người muốn đọc.
Mỗi người viết mỗi kiểu, mỗi cách, mỗi văn phong khác nhau. Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười. Wow!
Viết sao cho mọi người đều hiểu hết làđiều cần thiết.. Đó làý mong muốn vàcũng làmục đích của nhà viết, nhà gõ.
Văn là người?
Không chắc đâu.
Đôi khi mình thấy bài nào hay trong báo Mẽo thì đem dịch ra, xào nấu nêm nếm lại cho đúng gu người “Việt trung bình” nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi bị người ta gán mình vào nhân vật đã được nêu ra trong bài.
Có khi bị sửa lưng, sao ổng nói vậy mà ổng lại làm khác.Chỉ biết cười trừ mà thôi.Nghe tui nói nhưng đừng có coi tui làm.Hổng sao.
Người nào chê mình là thầy mình.Phảicố gắng thêm hơn nữa để không phụ lòng mong đợi củabạn đọc. Xã.
Trăm người trăm ý
Vậythì không thể nào thỏa mãn, viết đúng như ý muốn của tất cả mọi người được hết. Ảo tưởng.
Phản hồi mặn để sửa lưng, để bắt giò bắt cẳng thường thấy hơn phản hồi ngọt để khen tặng và khích lệ mầm già.Chuyện rất bình thường.
Nghĩ tới chuyện các người mù rờ con voi, mình thấy tâm hồn được an ủi phần nào.Tâm thanhtịnh trong tỉnh thức..
Kẹt
Chuyện trích dăng lại bài vỡ của người khác từ một blog, từ một báo mạng không phải là một vấn đề gì quáđáng, hiếm thấy xảy ra đâu. Đó là chia sẻ thông tin.
Nhưng cần phải tôn trọng tác giả, tôn trọng nội dung bài viết. Không được lờ cái tên của người ta, không được sửa lại tên cúng cơm hay bút hiệu của người ta, không được thêm những gì người ta hổng có viết trong bài gốc. Và cũng nhớ ghi thêm là trích lại từ báo nào, từwebsite nào… theo đúng luật giang hồ. Cám ơn người anh em.
Một nhà báo kinh nghiệm tại Quận Cam mách nước.
“Khó khăn nhất là cách dùng chữ sao cho khéo léo và tế nhị, nơi dễ bị hiểu nhầm và gây đau đớn, nhất là
về chính trị (thí dụ, dùng chữ TPHCM)
về tôn giáo (thí dụ, khi dịch tin Vatican bao che các linh mục lạm dụng trẻ em)
về đảng phái (thí dụ, khi có bài nào nhắc tới đảng tranh, xưa thì là thời ông Diệm, gần là các đảng trong cộng đồng bây giờ)
về thẩm định nghệ thuật (thí dụ, lỡ lời chê văn thơ người này, người kia dở)
về chính trị (thí dụ, dùng chữ TPHCM)
về tôn giáo (thí dụ, khi dịch tin Vatican bao che các linh mục lạm dụng trẻ em)
về đảng phái (thí dụ, khi có bài nào nhắc tới đảng tranh, xưa thì là thời ông Diệm, gần là các đảng trong cộng đồng bây giờ)
về thẩm định nghệ thuật (thí dụ, lỡ lời chê văn thơ người này, người kia dở)
Đề tài dễ câu khách là sex, về chuyện gay cấn tình, tiền, về y khoa, sức khỏe, bảo hiểm… nhưng với nhiều độc giả thì họ chỉ quan tâm về tình hình quê nhà. Không thể biết chính xác bao nhiêu phần trăm độc giả ưa thích.
Vui thì viết là vui, lại là môn thể thao luyện chữ, luyện Anh văn, thấy mình giúp nhiều cho đồng bào… Buồn là khi đọc các thông tin quê nhà làm mình khóc, như đọc về cảnh dân nghèo, về Lời Tuyên Bố của TS Cù Huy Hà Vũ, về bài của TS Nguyễn Thanh Giang viế “Thương Hạnh Lắm” và nhiều nữa…
Phản ứng thì trả lời tế nhị, nếu thấy càng gây thêm chia rẽ, thì đành im lặng… Thêm nữa, có những người hình như ngồi 24 giờ gửi bài lên các diễn đàn mạng, trong khi mình đâu có dư thì giờ mà đọc kỹ từng email, mà trả lời hết các ý mình muốn nói…
Muốn viết không đụng chạm ai hết là nên làm thơ tình, nhưng đừng gia nhập các hội văn nghệ, kể cả Văn Bút, vì mất thì giờ, rồi có khi chia phe, tan rã lại buồn, lại nghe đổ tội cho nhau…
Bài viết lý tưởng? Không biết. Xấu đẹp, hay dở tùy người đối diện”.
Kết luận
Tôi viết, tôi gõ là tôi sống. (Je pense, donc je suis,Cogito ergo sum-René Descartes))
Thăng!
Montreal, May 21, 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment