Đại Sứ Quán Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Hà Nội, Việt Nam
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở CÁC NƯỚC, NĂM 2010
Do Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
phát hành, ngày 8/4/2011
VIỆT NAM
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với dân số khoảng 88,6 triệu người, là một nhà nước độc tài do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Các quan chức lãnh đạo đứng đầu là Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lần bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội gần đây nhất được tiến hành vào năm 2007. Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã không diễn ra tự do và công bằng vì tất cả các ứng cử viên đều đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chọn lựa và thẩm tra. Mặt trận là cơ quan của Đảng Cộng sản, có trách nhiệm giám sát các tổ chức quần chúng trên cả nước. Các lực lượng an ninh thuộc quyền quản lý của chính quyền dân sự các cấp.
Người dân không thể thay đổi chính quyền, trong khi các phong trào chính trị đối lập bị cấm. Chính phủ đã tăng cường đàn áp và bắt giữ ít nhất 25 người bất đồng chính kiến và kết án 14 người bị bắt trong năm 2008, 2009 và 2010 và từ chối không đưa ra xét xử 10 người bất đồng chính kiến bị bắt giữ cuối năm 2009. Công an đôi khi còn ngược đãi nghi can trong các vụ bắt bớ hoặc giam giữ. Điều kiện nhà tù thường rất khắc nghiệt. Mặc dù tính chuyên nghiệp của lực lượng cảnh sát đã được cải thiện nhưng vẫn có trường hợp một số người làm trong ngành không bị xử phạt gì khi mắc sai phạm. Công dân bị giam giữ tùy tiện vì tham gia hoạt động chính trị và còn bị tước quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Hệ thống tư pháp bị bóp méo nghiêm trọng do những ảnh hưởng chính trị. Nạn tham nhũng cục bộ và thiếu hiệu quả. Chính phủ tiếp tục hạn chế quyền riêng tư của công dân và tự do báo chí, tự do ngôn luận, hội họp, đi lại và lập hội. Chính phủ kiểm soát gắt gao hơn tự do Internet và đã đồng loạt tiến hành tấn công các trang web chỉ trích Chính phủ cũng như bí mật theo dõi các blogger bất đồng chính kiến. Cách hiểu và bảo vệ quyền tự do tôn giáo vẫn không thống nhất. Mặc dù đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể nhưng đây vẫn là một vấn đề nhức nhối, đặc biệt là ở cấp tỉnh và cấp xã. Tham nhũng trong ngành công an vẫn là một vấn nạn. Chính phủ duy trì lệnh cấm đối với các tổ chức nhân quyền độc lập. Bạo lực, phân biệt đối xử với phụ nữ và nạn buôn người vẫn là những vấn đề nhức nhối mặc dù luật pháp và Chính phủ đã nỗ lực giải quyết. Một số nhóm dân tộc thiểu số bị xã hội phân biệt đối xử. Chính phủ hạn chế quyền của người lao động trong việc lập và tham gia các hội đoàn độc lập.
TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN
Phần I: Tôn trọng phẩm giá con người, bao gồm tự do không bị:
a. Tước đi cuộc sống một cách tùy tiện và bất hợp pháp
Không có báo cáo cho thấy Chính phủ hoặc các cơ quan Chính phủ gây ra bất kỳ vụ sát hại nào một cách tùy tiện và bất hợp pháp. Tuy nhiên, có 9 người đã tử vong khi bị giam giữ. Trong hầu hết các trường hợp, cảnh sát đều thông báo là do nạn nhân tự sát.
Tháng 1, anh Nguyễn Quốc Bảo tại Hà Nội đã tử vong trong khi bị tạm giam, nguyên nhân là do bị cảnh sát đánh đập sau khi anh bị tạm giữ vi phạm luật giao thông. Không có thông tin gì về cuộc điều tra liên quan đến cái chết của anh Bảo.
Tháng 5, tại tỉnh Quảng Ngãi, anh Võ Văn Khánh đã tử vong trong khi bị tạm giam sau khi bị công an bắt giữ do vi phạm luật giao thông. Không có thông tin gì về cuộc điều tra liên quan đến trách nhiệm của các công an trong vụ việc trên mặc dù đã có những cáo buộc về việc anh Khánh bị công an đánh đập và dẫn đến tử vong.
Tháng 6, hai người cũng đã tử vong do bị đánh đập khi bị tạm giam: anh Nguyễn Phú Trung bị cảnh sát bắt giữ do bị tình nghi tham gia vào một vụ trộm cắp tại Hà Nội và anh Vũ Văn Hiển tại tỉnh Thái Nguyên tử vong tại bệnh viện sau khi bị đánh đập trong thời gian bị giam giữ. Một số cảnh sát liên quan đến cái chết của anh Trung đã không hề bị bắt giữ, bị điều tra hay sa thải.
Tháng 7, anh Nguyễn Văn Khương tại tỉnh Bắc Giang đã bị đánh tử vong sau khi bị bắt giữ vì vi phạm luật giao thông. Một cảnh sát tham gia thẩm vấn anh Khương đã bị bắt vì sử dụng bạo lực quá mức cần thiết.
Tháng 8, anh Trần Duy Hải tại tỉnh Hậu Giang đã tử vong khi bị tạm giam sau khi thẩm vấn vì bị tình nghi liên quan đến một vụ trộm cắp tài sản. Cảnh sát cho biết anh Hải đã tự vẫn, nhưng gia đình của nạn nhân khẳng định là anh bị đánh dẫn đến tử vong. Không có thông tin về cuộc điều tra trách nhiệm của cảnh sát trong vụ việc này.
Tháng 9, anh Trần Ngọc Dương ở Đồng Nai đã tử vong khi bị tạm giam vì mâu thuẫn với hàng xóm. Cuộc điều tra về trách nhiệm của cảnh sát trong vụ việc này đã được tiến hành.
Tháng 12, đã có hai nạn nhân tử vong khi bị tạm giam, đó là anh Nguyễn Văn Thắng tử vong sau khi bị bắt giữ ở Hải Phòng và anh Đặng Văn Đen đã tử vong sau khi bị tạm giam ở tỉnh An Giang vì liên quan đến một vụ trộm cắp tài sản. Có báo cáo cho thấy cảnh sát đang điều tra về cái chết của anh Thắng. Tại tỉnh An Giang, cảnh sát đã bắt giữ một số cá nhân biểu tình phản đối những cảnh sát có liên quan đến cái chết của anh Đen.
Ngoài ra, vào tháng 5, cảnh sát tỉnh Thanh Hóa còn bắn và sát hại hai người dân, trong đó có một trẻ em 12 tuổi khi họ tham gia vào cuộc biểu tình về đất đai chống lại một công ty lớn của nhà nước. Báo chí cho biết cảnh sát đã tiến hành điều tra các cán bộ có liên quan, nhưng kết quả của cuộc điều tra không được công bố rộng rãi trước công chúng.
Không có tiến triển nào mới liên quan đến trường hợp của Y Ben Hdok, một người Thượng ở Đắc Lắc đã chết khi đang bị tạm giam vào năm 2008.
b. Mất tích
Không có báo cáo nào về các trường hợp mất tích do động cơ chính trị
…….
Xem nguyên văn báo cáo dài 40 trang tại: http://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/pdf_2011/hrreportvn2010.pdf Website Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. (bên trên cùng, góc phải)
Link chính thức của Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội
.
.
.
No comments:
Post a Comment