Monday, May 2, 2011

ANGIE CHÂU : CHỌN CHỖ NGỒI KHIÊM NHƯỜNG Ở BÀN TRÒN NHÂN LOẠI (Lưu Diệu Vân)

29.04.2011

Lưu Diệu Vân thực hiện & chuyển ngữ

LDV: Viết lách là một cơ may ngẫu nhiên, giấc mộng thưở nhỏ, hay là say mê suốt đời của cô? Làm cách nào và từ đâu cô tìm được can đảm để từ bỏ trông đợi truyền thống của gia đình Á Đông để trở thành nhà văn? Tại sao không là những cái nghề thanh thế như luật sư hay bác sỹ?
AC: Một câu hỏi đáng suy nghĩ. Thành thật mà nói, khi tôi suy nghĩ kỹ thì việc viết lách và trở thành tác giả có sách xuất bản là tổng hợp tất cả những điều cô vừa nhắc đến. Bắt đầu với sự kiện tôi là một con mọt sách từ bé. Có lẽ vì ba mẹ tôi làm việc khá nhiều và tôi lại là đứa con duy nhất nên thú đọc sách đã trở thành niềm say mê. Tôi yêu thích lối những câu chuyện chuyên chở và mở ra trước mắt tôi thế giới và cuộc sống tôi sẽ không bao giờ chạm đến được nếu không qua trang sách. Niềm yêu mến sách vở dẫn đến sự cảm phục dành cho những người viết. Nhưng hành trình đeo đuổi nghề viết lách cho riêng mình lại là một ngẫu nhiên. Vào năm cuối đại học, một người bạn đã gợi ý tôi và anh cùng học chung một lớp ngoại khóa gọi là Thi Ca Cho Đại Chúng, được giảng dạy bởi June Jordan – một thi sĩ xuất sắc khiêm nhà hoạt động xã hội. Thúc đẩy chính của lớp học là giới thiệu thi ca đến sinh viên, buộc họ phải sáng tác, và rồi rèn luyện họ hầu hướng dẫn và tăng cường tinh thần tự giác của người khác. Sứ mệnh của lớp là mang những chương trình hướng dẫn này đến những cộng đồng khác như trường trung học, trại cai nghiện, nhà tù trong quận hạt. Tiếng nói — đồng nghĩa với sự tăng cường tinh thần tự giác — là thông điệp trọng yếu của chương trình. Khả năng biểu đạt lưu loát những gì ta đã thấy và trải nghiệm tự nó đã là một quá trình chữa lành vết thương. Chỉ khi nhìn lại tôi mới nhận ra lớp học này là một cuộc cách mạng.
Sau khi tôi ra trường và làm trong công ty lớn, một công việc mà tôi không tìm thấy chút thỏa mãn nào. Tôi ngẫm nghĩ về điều tôi tha thiết nhất trong đời sống và đó chính là khả năng tạo được những ảnh hưởng tích cực. Tôi muốn góp phần chuyển tải đến cộng đồng người Mỹ hình tượng tiêu biểu của dân Việt, trọn vẹn và phức tạp hơn những gì tôi chứng kiến trong quá trình trưởng thành. Tôi vô cùng thất vọng khi hình tượng duy nhất của phụ nữ Việt mà tôi thấy được tạo hình trong phim ảnh thường là những cô gái bị hiếp dâm trong rừng hoặc gái điếm trong quán rượu. Họ hoàn toàn không giống như những người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh và thú vị như tôi thấy trong chính gia đình mình. Ngoại trừ trong hình ảnh những người lính, chúng ta có được thấy đàn ông Việt ở góc độ khác đâu? Và trong văn chương Hoa Kỳ, những nhân vật người Việt hầu như không tồn tại. Tôi muốn viết về trải nghiệm của người Việt và phơi bày tính chất nhân bản của trải nghiệm ấy. Tôi xách hành lý và dọn đến Hawaii để thử xem thực tế mình có viết được hay không? Những câu truyện đã được sinh ra từ nơi ấy và tôi đã tốn 10 năm để viết tác phẩm này. Đó là một hành trình bất ngờ đầy cơ may và vẫn tiếp tục là như thế.
Tôi chọn con đường này bởi vì tôi tin vào sự hệ trọng của nó và tôi muốn tiếp thêm vào những đối thoại về trải nghiệm của dân tộc mình. Chúng ta có quá nhiều bác sỹ và luật sư người Việt trên đất nước này rồi. Chúng ta lại có ít tác giả người Việt. Tôi nghĩ rằng tôi muốn giúp nâng con số đó bởi tôi xem văn chương như một phương tiện đối thoại với thế giới rộng lớn. Đó là cách tôi khiêm nhường chọn một chỗ ngồi trong bàn. Biết bao nhiêu năm qua, chúng ta, dân tộc Việt đã cho phép người khác định đoạt những gì thích hợp cho mình bởi vì chúng ta ngại ngần, không muốn gây sóng gió, muốn tỏ ra khiêm nhường và vì vậy chúng ta đã không bênh vực tranh đấu cho chính mình một cách tốt nhất. Tôi trở thành nhà văn vì tôi không thể tưởng tượng tôi có thể hiến mình cho bất cứ điều gì khác. Đây là điều khó khăn nhất và cũng là điều xứng đáng nhất mà tôi theo đuổi. Và không phải cứ trở thành người viết là tôi trở nên thiếu trách nhiệm rồi dựa dẫm vào cha mẹ. Tôi tự trang trải chi phí đại học. Tôi luôn biết tự lo lấy mình. Và hiện thời, tôi công tác toàn thời gian ở một tập đoàn tuyển lựa giám đốc công ty hàng đầu trên thế giới. Có nhiều điều phải quân bình nhưng tôi nghĩ ba mẹ đã dạy cho tôi nhiều giá trị đích thực của đạo đức nghề nghiệp kết hợp với những gì đem đến nhiều hạnh phúc nhất.

LDV: Cô đã sống ở nhiều nơi, xuyên nhiều lục địa. Sự xáo trộn ở Việt Nam, nỗi thương vong ở Mã Lai, sự thanh thoát của Ý, sự cám dỗ của Tây Ban Nha, cái oi bức của Hawaii, sự sinh động của California: những trải nghiệm đa văn hóa này đã giúp hình thành cá tính văn chương của cô như thế nào?
AC: Tôi cho rằng mình là công dân của thế giới. Những câu chuyện đặc thù [trong tuyển tập] bén rễ ở khu đại đô thị San Francisco nhưng tôi mong một vài trải nghiệm du hành đã được chuyển tải vào các chủ đề nhân bản trong tác phẩm. Nói cho cùng những trải nghiệm đa văn hóa mà tôi đã thu thập được, ở điểm cao nhất, tụ thành một điều rất đơn giản. Tôi nghĩ đó là thực chất của quan niệm cá nhân tôi và là điều tôi ao ước cho cuốn sách. Đó là [nhận thức] chúng ta đều là con người.

LDV: Đôi khi, chúng ta chăm chú lắng nghe nhất trong tĩnh lặng. Loạt truyện của cô dùng những tiến triển điềm tĩnh, không phải những đối thoại có toan tính, để gói trọn người đọc vào trong cảm giác gần gũi thầm kín. Đây có phải là một chọn lựa có ý thức, một “thương hiệu đặc trưng” đã được định trước của Angie Châu?
AC: Tôi mong những sáng tác của mình sẽ tiếp tục biến hóa và tiến hóa như chính tôi để sẽ có [thời khắc] xứng đáng khi thảo luận về đề tài chính và thương hiệu đặc trưng, tôi mong lúc ấy sẽ là đoạn cuối của một sự nghiệp lâu dài chứ không phải là lúc khởi đầu. Bạn bè và gia đình tôi biết tôi có thể rất sinh động nhưng thật ra gần gũi thầm kín là nơi chốn tôi thích nhất và có lẽ vì thế mà câu chuyện này đã tạo được ấn tượng sâu sắc.

LDV: Người Lặng Lẽ Nhất Đời giàu ngôn ngữ thơ và tràn ngập hình ảnh đan chéo đa diện. Thi ca có là một phần quan trọng trong quá trình tu dưỡng văn chương của cô không? Niềm đam mê thi ca đã ảnh hưởng đến cú pháp, nghệ thuật sáng tạo câu ngữ, và những yếu tố văn phong khác của cô như thế nào?
AC: Vâng, thi ca là một phần quan trọng của quá trình trau dồi văn chương của tôi bởi vì chính ký ức về lớp học Thi Ca Cho Đại Chúng ở đại học đã truyền cảm hứng cho tôi trở thành người viết khi ra trường. Tôi nhận ra không gì đầy thử thách, đáng sợ, hân hoan và đủ khả năng tăng cường tinh thần như cảm giác mà tôi có khi học về thi ca và sau đó, thử làm những bài thơ của chính mình rồi còn phải chia sẻ chúng với tất cả thế giới vì đó là một điều khiện bắt buộc của lớp học. Mới đây, khi tôi thuyết trình ở một trường đại học, tôi đã kể với đám sinh viên rằng khi tôi cần cảm hứng viết lách tôi thường hay tìm đến thi ca để được ngôn ngữ kích thích. Nhiều nhà văn tôi yêu thích cũng làm như thế khi sáng tác nhưng đối với những nhà thơ, họ có thể cảm nhận cú nảy và luồng điện chảy mạnh đột ngột bùng vỡ nhanh chóng hơn. Có thể thấy sự ảnh hưởng của thi ca trong văn phong của tôi qua cách tôi dành trọng lượng cho cú pháp, lối chọn từ ngữ, hình tượng và nhịp điệu đồng điều như khi tôi chọn cốt truyện và nhân vật vậy. Nói một cách khác, nhân vật của tôi cần tiến triển từ A đến B nhưng trọng điểm nằm ở hành trình của họ chứ không phải là đích đến, ta có thể tạm nói như vậy.

LDV: Cô bắt đầu tuyển tập với [truyện ngắn] “CƠN THÈM” và kết thúc bằng “NỖI KHUÂY,” nỗi thèm khát chút hạnh phúc nhỏ nhoi và niềm khuây khỏa khi đỗ bến an toàn. Ý niệm ẩn dụ này tương tự với trải nghiệm của người di dân ra sao?
AC: Tôi nghĩ cô liên kiết ẩn dụ rất tuyệt vời và thích hợp ở điểm này. Tôi đoán là số đông độc giả [của Da Màu] là những người di dân và chắc chắn sẽ đồng cảm với trải nghiệm phải thích ứng cuộc sống mới nơi xứ người, tranh đấu cho sự sống còn và chịu đựng cơn đói khát cơ thể. Xét cho cùng, đa số chúng ta ai đã từng là thuyền nhân cũng sẽ lập tức nhớ lại cảm giác dằn vặt của cơn đói. Nhưng tất nhiên chúng ta muốn nói đến hình ảnh cơn đói như một ẩn dụ nữa. Sự đói khát được thành đạt, chóng thích nghi xã hội, vươn cao đến đích. Thèm khát được thấu hiểu thêm về xứ sở này và những phong tục mới mẻ và kỳ quặc, thêm nữa là một niềm đói khát sâu thẳm hơn cho những gì đã mất và những cái đã bỏ lại Việt Nam. Như cô diễn tả, một nỗi thèm khát chút hạnh phúc nhỏ nhoi. Đó là lý do khởi điểm vì sao chúng ta bỏ quê hương mà đi. Và dĩ nhiên, khi ta ra đi và quyết chọn lối thoát hiểm nghèo này, niềm khuây khỏa dành cho sự đỗ bến an toàn, được đến nơi toàn vẹn.

LDV: Sự cảm kích những phúc lành nhỏ nhoi, khả năng thích ứng sau những gian nan thử thách, khả năng chế ngự những cảm xúc tiêu cực là những chủ đề thực chất xuyên suốt sáng tác của cô. Nếu gốc rễ cội nguồn cô không là người Việt Nam, cô sẽ khai thác những đề tài đó khác đi như thế nào?
AC: Đúng vậy, tôi ngưỡng mộ cộng đồng người Việt chính vì khả năng thích ứng, sự kiên trì, lòng quyết tâm và tính khiêm tốn dù đối diện nghịch cảnh của chúng ta. Cùng lúc, tôi nghĩ rằng những chủ đề này cũng là những chủ đề nhân loại được mọi người đồng cảm nhận bất kể chủng tộc và quốc gia. Đó là khuynh hướng và quan điểm cá nhân tôi về đề tài viết lách và trải nghiệm nói chung. Tôi viết những câu chuyện về nhân vật, ngẫu nhiên là gốc Việt, nhưng mục đích chính của tôi vẫn là biểu lộ thông điệp con người ai cũng giống ai, tất cả điều dò dẫm về phía ánh sáng, để làm sáng tỏ những mối quan hệ, để tịnh tâm với lý do vì sao chúng ta ở cõi này. Khi tôi chứng kiến những gì đang xảy ra trên thế giới, những cuộc đấu tranh ở Châu Phi, Trung Đông, những thảm họa gần đây ở Nhật Bản, những [bất hạnh] xảy ra ngay trong sân vườn của xã hội chúng ta như tỷ lệ thất nghiệp và sự suy thoái của nền giáo dục và mọi thứ khác, và tôi chỉ thấy những tranh đấu và chiến thắng khiêm nhường ở mọi góc độ nhân bản. Tôi muốn được nghĩ rằng nếu mình mang một sắc tộc hay màu da khác, tôi cũng vẫn có khả năng nhìn sâu vào tận nhân tính mà tôi cùng sở hữu giống mọi người để viết với một trái tim và khối óc rộng mở, cùng lúc, một cách đầy đam mê và chân thành nhất.

LDV: Cô đã từng đề cập đến việc cô đang bị chứng rối loạn thính giác gây ra bởi các nhân vật trong tuyển tập Người Lặng Lẽ Nhất Đời. Kim, Đức, Sophia, Elle …họ vẫn thì thầm bên tai cô, họ mong mỏi điều gì khác nữa từ cô. Cô dự kiến sẽ trị liệu bệnh trạng văn chương nghiêm trọng này bằng phương cách nào?
AC: Bằng cách tiếp tục cho họ tiếng nói. Đặc biệt là câu chuyện của Kim và Đức hơn hẳn những câu chuyện khác. Kim Lê là một tiểu thư sanh ra từ một gia đình quý tộc danh giá rồi phải lòng một anh cảnh sát trưởng ở Sài Gòn, người ấy sau này trở thành một sĩ quan cấp cao trong quân lực Việt Nam Miền Nam. Hậu quả của chiến tranh là anh bị giam giữ như một tù binh hậu chiến rồi cô đơn độc vượt biên đường biển sang Hoa Kỳ và Kim trở thành bà mẹ đơn thân phải một mình nuôi lớn hai con nơi xứ lạ quê người. Ở cương vị phụ nữ, Kim đã trải nghiệm những tàn phá do hoàn cảnh và lịch sử gây ra thế nhưng họ [Kim và Đức] chất chứa một câu chuyện phi thường gắn liền với sức mạnh của tình yêu, nghị lực, hy sinh và lòng tận tụy. Tuyển tập truyện ngắn của tôi, Người Lặng Lẽ Nhất Đời, dành hẳn ba truyện cho quan hệ của Kim và Đức nhưng trọng điểm là hậu quả của cuộc chiến. Tôi đã muốn có được sự thích thú chứng khiến họ yêu nhau như đôi tình nhân vô tư hồn nhiên ở Sài Gòn ngay cả trong lúc bom đạn đang trút xuống. Sau khi tôi hoàn thành tuyển tập tôi nhận ra còn có quá nhiều điều để khám phá. Tôi đã muốn nói về xã hội Việt Nam vào những thập niên 60, 70 và tác động của chính sách Hoa Kỳ vào thời đó. Tôi đã muốn suy ngẫm về ách đô hộ thực dân Pháp và những ảnh hưởng đến kết cấu xã hội Việt Nam và lối chúng ta nhận xét đặc tính và giá trị cá nhân do hậu quả của chủ nghĩa thực dân. Tôi đã muốn nghiên cứu đường lối hệ tư tưởng chính trị cắt dứt những mối quan hệ gia đình. Cho nên đó là những điều tôi đang bắt tay vào làm hiện tại, một cuốn tiểu thuyết về những nhân vật này, những người chưa sẵn sàng chịu quay lưng.

LDV: Mỗi cuốn sách mang một bí mật khát khao được khám phá và mỗi tác giả có một bí mật tha thiết muốn cất giữ. Độc giả có thể được tạm thời đặc cách vào trong thư phòng chất chứa bí mật của cô và cuốn sách không?
AC: Tôi giới thiệu tác phẩm như một hiến tặng cho độc giả. Trong đó có mười một truyện ngắn và là tinh túy của mười năm sáng tạo. Trước hết, tôi muốn những câu chuyện của mình đem lại giải trí đầy thích thú cho độc giả. Ngoài ra nếu trong quá trình đọc, họ tìm thấy một chút mình trong những câu chuyện này để có cảm giác được thấu hiểu, được nhìn nhận, và được lắng nghe, thì điều đó sẽ khiến tôi rất hạnh phúc. Việc sáng tác cuốn sách này đã giúp tôi thấu hiểu được cái hỗn loạn rối rắm mà chúng ta gọi là cuộc sống. Tôi tin sức mạnh của văn chương có thể cứu vớt sự sống và tôi giới thiệu Người Lặng Lẽ Nhất Đời như một cứu cánh cho những ai cần nó.

------------------

Angie Chau: Taking A Small Seat At The Humanity Table

LDV: Is writing a serendipity, a childhood dream or a life-long passion? Where and how did you find the courage to break free from the traditional Asian family expectation to become a writer? Why not the usual high-prestige careers like lawyers and doctors?
AC: That is a good question. And honestly, when I think about it, writing and becoming a published author is a combination of all of the things you’ve mentioned. It began with the fact that I was a voracious reader as a child. Likely because my parents worked a lot and I was an only child, reading was a passion. I loved how the stories transported me and opened my eyes to worlds and lives I wouldn’t have had access to otherwise. The love of reading led to an admiration of writers. But how I arrived at pursuing the work myself is somewhat serendipitous. In my senior year of college, a friend suggested I take an extracurricular class with him called Poetry For the People taught by June Jordan, an amazing poet and social activist. The thrust of the class was to introduce students to poetry, get them to write, and then to teach them how to teach others and empower others. The mission was to take the workshops to other communities whether it was a high school, a rehabilitation center, the county jail. The point was that voice meant empowerment. The ability to articulate what you’ve seen and been through is in itself a healing process. Only in retrospect do I realize that this class was a revolution.
After I was out of school and working a very corporate job that I didn’t find at all fulfilling, I thought about what mattered most to me in this lifetime and it was the ability to make a positive impact. I wanted to contribute by giving the American public a representation of Vietnamese people that was fuller and more complex than what I saw growing up. I was deeply disappointed that the only representation of Vietnamese women I saw as portrayed in movies were usually girls being raped in the jungle or women as prostitutes in bars. They were nothing like the strong, smart, interesting women I saw in my family. Besides soldiers where did we ever see Vietnamese men? And in American literature, Vietnamese characters were virtually non-existent. I wanted to write about Vietnamese experience and show it in its humanness. I packed my bags and moved to Hawaii to get away and see if I could in fact write. That was where the stories were born and yet it took 10 years to write this book. It’s been a serendipitous journey and it continues to be so.
I chose this path because I believed it was important and I wanted to add to the conversation about our experience. We have so many Vietnamese doctors and lawyers in this country already. We have few Vietnamese writers. I guess I wanted to bolster those numbers because I saw literature as a means of dialogue with a larger world. It was my own small way of taking a seat at the table. For many years, we as Vietnamese people allowed others to determine what was right for us because we were reluctant, didn’t want to shake the boat, wanted to appear humble and so did not advocate for ourselves very well. I became a writer because I couldn’t imagine dedicating myself to anything else. It is the hardest thing I’ve pursued and so the most rewarding. And it’s not like I became a writer and suddenly became irresponsible and dependent on my parents. I paid my way through college. I always supported myself. And today, I have a full time career in professional services at a premier global executive search firm. It’s a lot to balance but I think my parents taught me the right values of work ethic combined with doing what will bring you joy.

LDV: You have lived in many countries across many continents. The turmoil of Vietnam, the bereavement of Malaysia, the etherealness of Italy, the temptation of Spain, the sultriness of Kauai, the vivacity of California: how have these multi-cultural experiences shaped your literary personality?
AC: I think of myself as a citizen of the world. These stories in particular are rooted in the SF Bay Area but I hope that some of my travel is infused in the larger universal themes of the book. At the end of the day the multicultural experiences I’ve gathered have culminated into something very simple. I think it is the essence of my perspective and it is my dream for the book. It is that we are all human.

LDV: Sometimes, it is in silence that we hear most attentively. Your stories use placid movements, not contrived dialogues, to embrace the reader in a quiet intimacy. Is this a conscious choice, an intended signature trademark of Angie Chau?
AC: I hope my work continues to change and evolve as I do so that it may be more appropriate to talk about themes and trademarks at what I hope to be at the end of a long career as opposed to the beginning. My friends and family know that I can be quite animated but in reality quiet intimacy is my favorite place to be and perhaps this is why that piece came across so strongly.

LDV: Quiet As They Come is rich in poetic verses and mosaic imagery. Was poetry an extensive part of your literary cultivation? How has that preference influenced your syntax, diction, coinage and other elements of style?
AC: Poetry was an important part of my literary cultivation since it was my memories of the Poetry for the People course I took in college that inspired me to become a writer once I was out of school. I realized that there was nothing else as challenging, scary, empowering, or as joyful as what I felt in studying poetry and then attempting to write my own poems and actually having to share them with the world which was a requirement of the course. Recently, I was giving a talk at a college campus and was telling the students that when I need something to inspire my writing I often turn to poetry to get excited about language again. I love the care and the selectivity and freshness with which poets approach language. My favorite prose writers do the same thing with their work but with poets, one can get that jolt and rush but in a quicker burst. Poetry has influenced my writing in that I put as much weight on syntax, diction, imagery, and rhythm as I do plot and character. In other words, my characters need to get from A to B but it’s about their journey as opposed to the destination if that makes sense.

LDV: You begin the book with “HUNGER” and conclude with “RELIEF”, hunger for a small happiness and relief for a safe landing. How is this a metaphor of the immigrant experience?
AC: I think you put it brilliantly and quite aptly right here. I am guessing that many of your readers are immigrants themselves and must identify with being new to a country and literally trying to survive and being physically hungry. After all, most of us who were boat people can readily remember the physical pangs of hunger. But of course there is the metaphorical hunger too. Hunger to succeed, to fit in, to make it. Hunger to understand this new land and the strange new customs, but also a deep hunger for all that was lost and left behind in Vietnam. As you put it, a hunger for a small piece of happiness. That’s why we risked leaving our homeland in the first place. And of course, one you leave and set on on this perilous escape, the relief for a safe landing, to arrive in one piece.

LDV: Appreciation for small blessings, resilience in the face of hardship, containment of destructive emotions are intrinsic themes of your work. If your roots were not Vietnamese, how differently do you think you would have explored them?
AC: It is true. I have great admiration for the Vietnamese community precisely for our resilience, tenacity, sheer determination and humility all in the face of hardship. At the same time, I think these themes are universal themes that are felt across race and nationality. That tends to be my outlook on story and experience in general. I write stories about people who happen to be Vietnamese but my intention is to reveal how human we are just like everyone else, all of us groping for light, to make sense of relationships, to make peace with why we are here in the first place. When I look at what’s going on in the world today, the struggles in Africa, in the Middle East, the recent disasters in Japan, in our own backyard with unemployment and deteriorating education and everything else, all I see is struggle and small victories every day on a human level. I would like to think that if I were any other race or color I would be able to tap into my shared humanity to write with an open heart and mind, passionately and honestly all the same.

LDV: You had mentioned you are suffering from auditory hallucinations caused by the characters in Quiet As They Come. Kim, Duc, Sophia, Elle…they are still whispering to you, they want more from you. What is your treatment plan for this severe literary condition?
AC: To continue to give them voice. Specifically it’s the Kim and Duc story more than anything else. Kim Le is a Vietnamese socialite from an aristocratic family who happens to fall in love with Saigon’s Chief of Police who then becomes a high-ranking officer in the South Vietnamese army. As a result of the war, he ends up being imprisoned as a POW and she escapes by boat to America alone and ends up having to raise two kids on her own as a single mother in a new county. As a woman, she becomes ravaged by circumstances and history and yet they have this incredible story that speaks to the power of love and strength, sacrifice and devotion. My story collection, Quiet As They Come devotes three stories to the Kim and Duc relationship but the focus was the aftermath of the war. I wanted the pleasure of watching them fall in love as young idyllic lovers in Saigon even as bombs are dropping. After I finished the collection I realized there was still so much to explore. I wanted to talk about Vietnamese society during the 60s and 70s and how it was impacted by American policy. I wanted to think about how French colonial rule impacted the social fabric of Vietnamese society and how we viewed our identities and self worth as a result of colonialism. I wanted to look at how political ideology can break up families. So that’s what I’m working on today, a novel about these characters who were not yet ready to go away.

LDV: Every book carries a secret yearning to be discovered and every writer has a secret yearning to be kept. Can we be granted temporary VIP access into your secret creative chamber?
AC: I put the book out as an offering to the readers. There are eleven stories and this is the culmination of ten years worth of work. First off, I want my stories to entertain and delight the reader. But if through reading they happen see a little bit of themselves in these stories so that they feel connected, seen, heard, then that would make me very happy. The act of writing this book has helped me to make sense of this chaotic messiness we call life. I believe in the power of literature to save lives and I’m putting Quiet As They Come out there as a lifeline for anybody who might need it.
.
.
.

No comments: