---------------------
(11.05.2011)-Sài Gòn- Đây là video và bài phỏng vấn giữa Thomas Việt với ông Than, con rể của già làng Đặc Nhau, vào lúc 21:09 tối ngày 11.05.2011, về tình cảnh hiện thời của 56 hộ nông dân Mơ Nông, sau khi nhà họ bị phá hủy, rẫy của họ bị cướp đi và đang phân lô bán.
Ngoài ra họ còn gửi đến Thomas Việt videos ghi cảnh máy ủi phá hủy nhà cửa trước sự bảo kê của cảnh sát chống bạo động và chính quyền các cấp tại tỉnh Đắk Nông.
Nghe phỏng vấn ông Than :
Video : Chính quyền phá nhà của bà con Mơ Nông
------------------------
VRNs (19.05.2011) -Sài Gòn- Chào quý thính giả vào ngày 19/4/2011 vừa qua, chính quyền các cấp tại tỉnh Đắk Nông đã tiến hành việc cưỡng chế đất rẫy và nhà của 56 hộ nông dân Mơ Nông và hơn 40 hộ nông dân người Kinh tại xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, Tỉnh Đắk Nông.
Sâu gần 1 tháng các hộ nông dân Mơ Nông không còn nơi ăn chốn ở nên họ kéo nhau về Ủy Ban Nhân Dân xã Đắk Ngo sinh sống trong đó trong đó có cả già làng Điệu Vương nữa.
Vào trưa ngày 18/05/2011 Thomas Việt, VRNs, có cuộc điện đàm với già làng Điệu Vương và ngay sau đó với ông chủ tịch xã Đắk Ngo khi ông cũng đang có mặt tại Ủy Ban Nhân Dân xã.
Việc giải quyết đền bù và cung cấp nơi ăn chốn ở cho gần 100 hộ nông dân này như thế nào và chính quyền các cấp nói gì và làm gì cho những người tự dưng bị biến thành vô gia cư này.
Qua cuộc điện đàm với ông chủ tịch xã thì được biết:
Tỉnh Đắk Nông vừa có thông báo là toàn bộ đất rẫy tịch thu của bà con dân tộc Mơ Nông được giáo cho công ty lâm nghiệp quốc doanh để trồng rừng. Còn Về việc đền bù đất cho bà con Mơ Nong thì đang chờ hai tỉnh Đắk Nông và Bình Phước giải quyết, vì đa số hộ khẩu thường trú của số dân này thuộc tỉnh Bình Phước.
Từ Ngày 19/4 đến nay 18/05/2011 chưa có cuộc thương thảo nào giữa chính quyền địa phương và những hộ nông dân đang bị cưỡng chế đất rẫy, khi mà họ phải sống cảnh màn trời chiếu đất gần 1 tháng rồi.
Ông chủ tịch xã giải thích những người trên người có nhiều vết xăm, đầu tốc thì xanh, đỏ vàng, trên tây cầm rựa, mã táo, súng, chặt phá lán trại và xô đuổi các hộ dân Mơ Nông là nhân viên của công ty Lâm Nghiệp quốc doanh.
Về việc hổ trợ nơ ăn chốn ở cho 56 hộ dân Mơ Nông và hơn 40 hộ nông dân người Kinh thì đến nay chưa có gì từ cấp huyện và tỉnh.
Mời quý vị cùng nghe hai cuộc trao đổi này: 110519ThomasViet_VRNs
------------------
Một số người dân từ huyện Tuy Đức, Đăk Nông, hiện đang ở Hà Nội để khiếu kiện việc mà họ gọi là “chính quyền chiếm đất của dân”.
Trong khi đó, truyền thông nhà nước nói đã hoàn tất “chiến dịch truy quét lâm tặc”.
Được biết quá trình mà chính quyền địa phương nói là để “dọn rừng” nhằm truy quét, cưỡng chế, giải tỏa đất rừng trên địa bàn xã Đăk Ngol, huyện Tuy Đức bắt đầu từ 20/04.
Sau gần 10 ngày, chính quyền nói đã giải tỏa xong diện tích khoảng 700 ha.
Đây là chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Đăk Nông nhằm lấy lại đất rừng mà trước đó người dân đã trồng cây, dựng nhà trong nhiều năm gần đây.
Tuy nhiên, một trong số những người dân đang có mặt ở Hà Nội để “đòi công lý” nói với BBC rằng thực chất chính quyền tỉnh chỉ muốn lấy lại đất để giao cho các công ty kinh doanh.
Ông Bùi Đức Sang từ tiểu khu 1538, xã Đăk Ngol, huyện Tuy Đức, cáo buộc giới chức đã “đốt nhà, chặt cây lâu năm của chúng tôi và đuổi dân chúng tôi đi”.
“Một chục người bị bắt nhốt, tới nay chưa được thả.”
Theo ông Sang, gia đình ông và nhiều người khác đã khẩn hoang trồng trọt trên mảnh đất này từ năm 1998 và sinh sống từ đó tới nay.
“Chúng tôi là dân nghèo, đi bộ đội về không có đất nên khai phá cho đất đó làm nương rẫy. Cây trái của chúng tôi nuôi lớn đã 8-9 năm nay. Nhà cửa cũng đã ổn định.”
Ông cáo buộc chính quyền đã cùng “xã hội đen” vào phá vườn tược và chặt cây của dân.
‘Chưa thấy đền bù’
Chính quyền tỉnh nói đất diện giải tỏa là thuộc Lâm trường Quảng Tín và người hiện tạm trú tại đây là lâm tặc, nhưng người dân ở Đăk Ngol thì nói trên thực tế lâm trường này đã khai thác hết gỗ rừng để bán, còn lại đất trống mà họ khai khẩn làm ăn.
Ông Bùi Đức Sang nói chưa thấy chính quyền huyện Tuy Đức và Đăk Nông đề cập tới việc đền bù gì cho bà con ở các tiểu khu bị giải tỏa đất, được biết có tới 80 hộ với hàng trăm nhân khẩu.
“Hồi đó chúng tôi nghe lời ông Đặng Đức Yến (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông), khai phá phủ xanh đồi trọc.”
Theo ông Sang, sau khi ông Yến qua đời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Thế Nhữ đã ký quyết định giao đất mà các hộ dân đang canh tác cho một số công ty “mà không đền bù”.
BBC đã tìm cách liên lạc với đương kim Chủ tịch Đăk Nông, ông Lê Diễn, nhưng ông không trả lời điện thoại.
Báo chí nhà nước trong khi đó cho hay chiến dịch “giải tỏa đất rừng và truy quét lâm tặc” tại xã Đăk Ngol có sự tham gia của hơn 500 người cùng hàng chục phương tiện đặc chủng của Đoàn công tác liên ngành.
Lực lượng này đã chặt bỏ hơn 700ha cây trồng, tháo dỡ, tiêu hủy 107 nhà tạm và lều lán mà chính quyền nói là dựng trái phép tại các tiểu khu 1521, 1525, 1537 và 1538.
Ngoài ra, họ đã lập hơn 148 biên bản xử lý vi phạm phá rừng và lấn chiếm đất rừng trái phép.
Truyền thông chính thức cũng nói “do sự hung hãn, chống trả quyết liệt của lâm tặc, chiến dịch này đã có những tổn thất đáng kể về người và của” là hai công an viên bị thương cùng ít nhất 8 xe ô tô bị hư hỏng.
Thời gian gần đây, báo chí viết nhiều về tình trạng phá rừng “không kiểm soát được” tại Đăk Nông.
-------------------------------
VRNs (07.05.2011) -Sài Gòn- Sáng ngày 06/05/2011 có hai cuộc chặt phá những lán trại của 56 hộ nông dân Mơ Nông, đợt chặt phá thứ nhất là 6 giờ sáng, đợt hai là 10 giờ bởi 20 xã hội đen được thuê bởi các doanh nghiệp Vạn Thiên, Bảo Châu, Hoàng Thịnh, Lâm Phát Đạt. Các công ty này còn đưa cho mỗi gia đình Mơ Nông 5 triệu đồng (250 USD) để đền bù cho 300 x 10000 mét vuông đất của 56 hộ nông dân này. Tuy nhiên không ai trong số họ nhận tiền đền bù này. Qua cuộc phỏng vấn với Thomas Việt, VRNs lúc 10:11 sáng 06.05.2011, ông Điệu Hương, con của già làng Điệu Vương, nói ổng không nhận tiền này vì sau khi đã nhận tiền thì ông và dân tộc ông không còn có cơ hội đòi lại đất đang canh tác của họ.
Đến 5:05 giờ chiều Thomas Việt, VRNs gọi đến già làng Điệu Vương, ông cho biết tất cả các lán trại của họ đã bị phá hủy hết. Từ sáng (06.05.2011) già làng và nhiều nông dân đến xã Đắk Ngo nhờ can thiệp nhưng mãi đến chiều vẫn không có ai đến can thiệp việc phá hủy các lán trại này.
Lúc 6:41 tối 06.05.2011, Thomas Việt có cuộc trao đổi qua điện thoại với chủ tịch tỉnh Đắk Nông, ông Diện, nhưng ông từ chối về việc cung cấp thông tin về việc cưỡng chế đất rẫy, đốt nhà và phá hủy các lán trại của dân tộc Mơ Nông này.
Xin mời anh chị em nghe trực tiếp ba cuộc trao đổi này để thấy nổi khổ của dân và thái độ kẻ cả của những vị “đầy tớ” nhân dân: 110507ThomasViet-VRNs
--------------------------------
VRNs (05.05.2011) -Sài Gòn- Như tin đã đưa về việc cưỡng chế đấy rẫy và đất ở của 56 hộ nông dân Mơ Nông và 80 hộ dân tộc kinh tại Đắk Ngo, Tuy Đức, Đăk Nông, 10:15 sáng 05.05.2011 được tin báo từ ông Điểu Bảy về 80 côn đồ đã được các công ty thuê đến để đuổi dân làng của ông đi, Thomas Việt có cuộc phỏng vấn với cha của ông đang sống tại khu vực đang tiến hành cưỡng chế, già làng Điệu Vương. Ông Điệu Vương hiện đang là già làng của làng Đặc Nhau.
Qua cuộc phỏng vấn này già làng Điệu Vương cho biết ba công ty Hoàng Thiên, Bảo Châu, Hoàng Khang Thịnh, Minh Phúc, Lâm Phát Đạt đã thuê 80 côn đồ từ những nới khác đến, trên tay cầm rựa, mã táo, những người chủ công ty và côn đồ này nói “nếu dân làng của ông Điệu Vương ở đây thì họ chém chết”. Hiện tại thì công an và quân đội không còn ở đất đang cưỡng chế nữa, chỉ có chủ của các công ty, côn đồ và dân làng của ông mà thôi. Đồng thời ông cũng cho biết về nguồn gốc của đất mà làng ông đang canh tác, chính quyền chưa cấp nơi canh tác mới mà lại đuổi làng của ông đi.
Cuộc sống hiện tại của dân làng ông là đi lượm lại những hạt điều sau cưỡng chế để đổi gạo mà sống, hết những hạt điều rơi rụng đó thì ông và dân làng không biết sống như thế nào. Họ đang sống trong các trại được làm bằng các tấm bạc, khi nhân viên các công ty đuổi họ chạy vào rừng, khi nhân viên các công ty về họ ra sống lại trong các lán trại.
Mời anh chị em cùng nghe cuộc phỏng vấn này: 110505ThomasViet-VRNs
--------------------------------------
VRNs (05.05.2011) – Sài Gòn- Lúc 11:30 tối ngày 04.05.2011, sau 16 ngày chính quyền Đắk Nông cưa chặt ủi đốt rẫy nhà của 136 hộ nông dân, sau 7 ngày chính phủ Hà Nội trả đơn của dân oan này về lại Tuy Đức, Dắk Nông, Thomas Việt có cuộc phỏng vấn với ông Điểu Bảy, một dân oan Mơ Nông, sau khi ông, vợ ông, bố mẹ ông và nhiều dân oan bị chính quyền Đắk Nông chỉa súng đòi bắn họ.
Qua cuộc phỏng vấn này ông Điểu Bảy đọc lại văn bản trả lời của phòng tiếp dân của Chính Phủ Hà Nội, nội dung chính của văn bản này là trả đơn khiếu nại của dân oan về lại địa phương, nơi mà người dân không còn tin tưởng nữa. Nên hiện tại họ không biết đi đâu và làm gì để đòi lại công lý. Ở địa phương họ bị công chức, chủ và tớ của các công ty dùng súng uy hiếp. Hiện tại ông Điểu Bảy phải đi thuê nhà để ở sau khi nhà của ông bị ủi và đốt. Trong cuộc phỏng vấn này có cả bà Giam, vợ của ông Điểu Bảy, bà nói về việc ông Quang, phó chủ tịch huyện Tuy Đức chỉa súng vào bà.
Mời anh chị em cùng nghe cuộc phỏng vấn này: ThomasViet-VRNs
------------------------------------------------
Thanh Niên 29/04/2011 1:11
Lao động Thứ Năm, 28.4.2011 | 09:22 (GMT + 7)
Nhân Dân
Tiền Phong Online
----------------------------------------
Gia Minh, biên tập viên RFA - 2011-04-28
Một vụ cưỡng chế người dân mới diễn ra tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong khiến những người dân trong cuộc phải có đơn kêu cứu khẩn cấp gửi công luận quốc tế đưa lên mạng Internet.
Kêu cứu ra công luận quốc tế
Khác với một số đơn kêu cứu lâu nay thường xuất hiện trên mạng, mà địa chỉ nơi nhận thường là các vị lãnh đạo cấp nhà nước, và các cấp liên quan ở trung ương cũng như địa phương.
Đơn tố cáo khẩn cấp của 56 hộ dân với trên 500 nhân khẩu tại xã Dak Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Dak Nong lại chỉ gửi cho công luận quốc tế. Đơn đề ngày 21 tháng tư vừa qua.
Vụ việc cưỡng chế đến mức khiến người dân điạ phương phải có đơn kêu cứu như thế được những người trong cuộc giải thích. Trước hết, một số người dân tộc Mơ Nông sinh sống tại đó cho rằng đó là đất của cha ông họ từ xưa đến nay nên họ mong muốn được sinh sống tại đó:
"Từ ngày 19 cho đến 20, 56 hộ dân bản địa đã sống ổn định tại đó từ ‘thời khai thiên lập địa’, ngay trước thời Mỹ- Ngụy đồng thời có công chống Mỹ, ổn định rồi. Đến ngày 19 tháng tư, không hiểu lý do các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện họ chặt phá hết cây trồng của chúng tôi, phá nhà cửa, đốt hết.
Họ yêu cầu bà con di dời nhà cửa, súc vật nuôi… để trả lại đất cho dự án, cho lâm nghiệp… Họ không chỉ lấy số đất đó cho công ty này, công ty kia mà còn sang nhượng với nhau. Tôi chỉ thấy giấy thông báo chứ họp dân không có. "
Trong khi ấy, một số người kinh đến lập nghiệp tại đó cũng cho biết:
"Đó là đất rừng đã khai phá, khai thác gỗ hết rồi, mình phải tự dọn ra để làm. Chúng tôi là dân nghèo khổ, vào đó dọn dẹp rồi trồng cây, lập nên vườn. Bây giờ họ giải tỏa nhà cửa, chặt đốt hết và đuổi đi.
Tôi là dân xã Dak Ngo, bây giờ bị ‘màn trời, chiếu đất’. Họ còn bắt nhốt năm người. Họ đọc lệnh, xét nhà, thu tài liệu như điã ghi hình, giấy tờ đi khiếu kiện. Họ còng tay ông Lộ Văn Phải luôn mà…"
Theo những người dân bị cưỡng chế thì có người được cấp hộ khẩu, và địa phương có cấp chính quyền xã quản lý họ, "Có một số có hội khẩu tại đó, còn số khác có hộ khẩu ở chỗ khác tại tỉnh Dak Nông."
Còn vấn đề giấy tờ sử dụng đất vẫn không được cấp và tình trạng đó được giải thích như sau:
"Họ không làm cho người bản địa chúng tôi mà chỉ cấp giấy phép, quyền sử dụng đất cho các nhà doanh nghiệp, nhà giàu mua đất mỗi cuốn sổ trên 200-300 héc ta một lô."
Phía chính quyền địa phương có giải thích ra sao về những cáo buộc mà người dân đưa ra?
Ông Nguyễn Văn Tư, trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra của huyện Tuy Đức khi trả lời:
"Thực tế chuyện cưỡng chế, giải tỏa có thông báo rõ ràng, chứ không phải tự làm thế được. Sống phải có luật pháp, không nói tầm bậy như thế được, sống phải có hợp pháp chứ không thể sống vô gia cư bất hợp pháp như thế."
Giải thích của chính quyền
Ông Lê Văn Minh, chủ tịch xã Dak Ngo đưa ra giải thích:
"56 hộ dân này không phải là người đã có hộ khẩu tại địa phương. Hộ khẩu của họ ở tỉnh Bình Phước, họ đã được hưởng chế độ ‘dân tộc’ tại đó. Nay về đây họ muốn lập buôn làng cũ. Do gia đình con cái đông, họ muốn mở rộng thêm đất cho con cái họ với lý do mồ mả ông bà, tổ tiên của họ trên đây.
Chúng tôi cũng đã xác minh làm rõ; nếu khó khăn sẽ giúp; nhưng thực tế họ về đây để phá rừng nên phải cưỡng chế. Thực tế số có đất là do phá rừng mà có. Chính quyền không quản lý được. Nay phải làm thế nào để chấp hành ‘kỷ cương, phép nước’. Họ đâu có đăng ký tạm trú tạm vắng gì mà đòi hỏi chính quyền địa phương phải giải quyết vấn đề này.
Tôi làm chủ tịch xã từ năm 2006, đã xác minh nhiều và đề nghị chính quyền tỉnh nếu hợp thức hóa được thì hợp thức. Nhưng thực tế nằm ngoài khu vực qui hoạch để thành lập thôn, mà đất là đất thuộc công ty lâm nghiệp, diện tích rừng sản xuất, chưa được chuyển đổi nhưng bà con vào thâm canh, phá rừng làm nương rẫy.
Đòi hỏi của họ, chính quyền địa phương khó giải thích, họ không trình báo. Họ có hộ khẩu nơi khác, có nhà cửa nơi khác rồi, lên đây mua bán không qua chính quyền. Khi cưỡng chế chúng tôi có thông báo, mà họ không thông."
Tình trạng thu hồi đất cuả người dân để thực hiện các dự án phát triển hiện gây ra bao vụ khiếu kiện ở khắp các điạ phương tại Việt Nam. Phía người dân trong cuộc và chính quyền điạ phương, trong hầu hết các vụ việc đều không thống nhất được phương án giải quyết. Người dân bị mất đất cho rằng họ bị xử ép không thỏa đáng trên nguyên tắc giải quyết ổn định cuộc sống cho dân.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
---------------------------------
VRNs (28.04.2011) – Sài Gòn – Vào lúc 11:30 tối ngày 27.04.2011, Thomas Việt, VRNs có cuộc phỏng vấn với ông Điểu Bảy, dân oan ở xã Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông, nhân sự kiện hơn 1000 héc ta đất của 136 hộ dân tại đây bị cướp để bán cho các công ty tư nhân giàu có. Qua 4 cuộc phỏng vấn này cả bốn dân oan cho biết cây cao su, điều và mì của họ bị cưa, ủi, nhổ và đốt đi trong số đó có nhiều rẫy cao su và điều đã và đang lấy mủ và cho quả. Không chỉ rẩy bị chặt, cưa, ủi và đốt, mà nhà của 136 hộ nông dân cũng bị ủi và đốt như vậy.
Tuy họ ra tới các cơ quan chính phủ Việt Nam hơn 3 ngày rồi mà vẫn chưa có câu trả lời nào. Ông Điểu Bảy nói sẽ đi đến cùng, dù phải huy sinh, nhằm đòi lại 28 hecta rẫy của ông bị cướp.
Một điều mà 136 hộ nông dân tại xã Đắk Ngo, Tuy Đức, Đắk Nông, không hiểu là: Tại sao rẫy của họ đang trồng cây cao su, đã và đang thu hoạch lại bị cưa, ủi và đốt đi để bán đất cho các doanh nghiệp tư nhân cũng trồng cây cao su lại từ đầu?
Xin mời anh chị em cùng lắng nghe cuộc phỏng vấn này: 110428-thomasviet-VRNs
.
.
.
No comments:
Post a Comment