Đức Tâm - RFI
Thứ ba 10 Tháng Năm 2011
Ngày hôm qua, 09/05/2011, chính phủ Đài Loan đã lên tiếng, khẳng định lại chủ quyền của mình đối với một số quần đảo ở Biển Đông, nhằm phản đối một tuyên bố của Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc về vấn đề này.
Theo bộ Ngoại giao Đài Loan, « quần đảo Đông Sa, (Pratas), Nam Sa (Trường Sa – Spratly), Tây Sa (Hoàng Sa – Paracels) và Trung Sa, cũng như các vùng nước xung quanh là lãnh thổ của Trung Hoa dân quốc », chiếu theo lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế.
Chính quyền Đài Bắc nói rằng sẽ không chấp nhận bất kỳ đòi hỏi chủ quyền hoặc chiếm giữ nào trong các khu vực này và kêu gọi các nước láng giềng tự kiềm chế, tránh đơn phương hành động.
Đồng thời, Đài Loan tuyên bố sẵn sàng tham gia các cuộc thương lượng để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền đối với các quần đảo này, kể cả việc phối hợp với các nước khác tiến hành thăm dò các nguồn tài nguyên ở đây, trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, cùng xử lý các tranh chấp và duy trì hòa bình trong khu vực.
Ngày 03/05/2011, Việt Nam đã gửi một công hàm tới tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (Đài Loan gọi là Nam Sa) và Hoàng Sa (Đài Loan gọi là Xisha).
Đây là lần thứ hai trong một tháng qua, Đài Loan lên tiếng khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo ở Biển Đông. Trước đó, vào ngày 17/04, chính quyền Đài Bắc đã ra tuyên bố về chủ quyền sau khi xẩy ra đụng độ giữa tàu thăm dò dầu khí của Philippines và hai tàu tuần tra của Trung Quốc ở Biển Đông hồi tháng Ba.
Vẫn liên quan đến Đài Loan, hôm nay, chính quyền hòn đảo này cho biết đã phản đối Việt Nam coi Đài Loan như là một bộ phận của Trung Quốc và yêu cầu Hà Nội phải chỉnh sửa sai lầm này.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao Đài Loan thì trong một tài liệu nói về việc miễn cấp visa nhập cảnh Việt Nam, chính quyền Hà Nội đã xếp Đài Loan và Trung Quốc có cùng một quy chế.
Đài Loan đã bày tỏ quan ngại và đề nghị cơ quan đại diện Việt Nam ở Đài Bắc chỉnh sửa. Phía Việt Nam cam kết sẽ báo cáo về Hà Nội vấn đề này. Cho đến nay, Việt Nam cấp visa nhập cảnh cho công dân hòn đảo này thì chỉ ghi chữ « Đài Loan » và không ghi gì thêm.
Sở dĩ chính quyền Đài Bắc phải lên tiếng về vụ này bởi vì vừa qua, phe đối lập thuộc đảng Dân Tiến đã nêu ra hiện tượng tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới ghi chữ « Đài Loan » rồi bổ xung thêm trong ngoặc đơn chữ « Trung Quốc ».
Trong một bức thư đề ngày 14/09/2010, Tổ chức Y tế Thế giới quy định rằng khi nói đến Đài Loan thì phải sử dụng cụm từ « tỉnh Đài Loan của Trung Quốc ».
Việc Đài Loan liên tiếp lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình đối với một số quần đảo ở Biển Đông cũng như vấn đề không được xếp Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, diễn ra trong bối cảnh đang có vận động tranh cử tổng thống. Đảng đối lập Dân Tiến tố cáo Quốc Dân đảng, hiện đang cầm quyền, quá thân thiện với Trung Quốc, coi nhẹ chủ quyền và lãnh thổ.
Trong thời gian qua, giới học giả Đài Loan cũng khuyến cáo chính quyền Đài Bắc phải thường xuyên nêu vấn đề chủ quyền và lãnh thổ.
.
.
.
---------------------------
VOA
Thứ Ba, 10 tháng 5 2011
Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc Việt Nam tổ chức bầu cử ở quần đảo Trường Sa mà phía Trung Quốc gọi là Nam Sa và nói rằng những hành động này xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Tân Hoa Xã trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ rằng "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận".
Lời tuyên bố của bà Khương Du được đưa ra để trả lời câu hỏi liên quan đến việc Việt Nam tiến hành các cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá 13 và Hội đồng Nhân dân các cấp tại quần đảo Trường Sa.
Bà Khương Du nói rằng bất cứ nước nào thực hiện hành động đơn phương tại quần đảo Nam Sa là “bất hợp pháp” và “không có giá trị” và rằng các cuộc bầu cử này vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và không tuân theo tinh thần của Tuyên bố về cách Hành xử của các bên ở Biển Đông".
Theo báo chí Việt Nam hôm 2/5, 2 tàu hai tàu Hải quân Việt Nam đã lên đường làm nhiệm vụ tổ chức bỏ phiếu bầu cử sớm đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 cho các điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa.
Huyện Trường Sa được Hội đồng Bầu cử cho phép tiến hành bỏ phiếu vào ngày 15-5, sớm hơn 7 ngày so với ngày bầu cử chung của cả nước.
Nguồn: Xinhua, Dantri
Tân Hoa Xã trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ rằng "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận".
Lời tuyên bố của bà Khương Du được đưa ra để trả lời câu hỏi liên quan đến việc Việt Nam tiến hành các cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá 13 và Hội đồng Nhân dân các cấp tại quần đảo Trường Sa.
Bà Khương Du nói rằng bất cứ nước nào thực hiện hành động đơn phương tại quần đảo Nam Sa là “bất hợp pháp” và “không có giá trị” và rằng các cuộc bầu cử này vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và không tuân theo tinh thần của Tuyên bố về cách Hành xử của các bên ở Biển Đông".
Theo báo chí Việt Nam hôm 2/5, 2 tàu hai tàu Hải quân Việt Nam đã lên đường làm nhiệm vụ tổ chức bỏ phiếu bầu cử sớm đại biểu Quốc hội khóa 13 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 cho các điểm đảo thuộc huyện đảo Trường Sa.
Huyện Trường Sa được Hội đồng Bầu cử cho phép tiến hành bỏ phiếu vào ngày 15-5, sớm hơn 7 ngày so với ngày bầu cử chung của cả nước.
Nguồn: Xinhua, Dantri
.
.
.
No comments:
Post a Comment