Hiền Anh - Vietnamnet
Cập nhật lúc 05/05/2011 06:13:00 AM (GMT+7)
http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/vietnamnet.vn/10-nam-phan-dau-khong-bang-mot-lan-co-cau/6190710.epi
Cơ chế bầu cử nặng về khâu cử, nhẹ về khâu bầu khiến cử tri không nhớ nổi tên người mình đã bầu và tạo ra những nghị sĩ hiền lành, rụt rè.
"Người dân không tỏ rõ tình cảm vuimừng, xúc động, sung sướng khi thấy một ai đó trúng cử. Cơ chế bầu cử hiện nay nặng về khâu cử, nhẹ về khâu bầu nên người dân thường nói: 10 năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu", PGS-TS Thái Vĩnh Thắng, chủ nhiệm khoa Hành chính -Nhà nước, ĐH Luật Hà Nội nói tại cuộc hội thảo về bầu cử, do trường ông tổ chức tuần qua.
Để dân không chọn nhầm
Nhận xét không ít đại biểu trúng cửkhông quan tâm đến cử tri nhiều bằng quan tâm đến các cấp lãnh đạo vì việc quyếtđịnh họ có được tái cử hay không phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức, đại biểu làmviệc ở một nơi nhưng lại ứng cử ở nơi khác nên cử tri không nhớ nổi họ tên ngườimình đã bầu, ông Thắng cũng cho rằng cách thức bầu cử hiện nay tạo ra các nghịsĩ "hiền lành và rụt rè".
Trong khi, nghị sĩ các nước trên thếgiới thường chỉ trích thẳng thắn khi Chính phủ không đáp ứng được yêu cầu của xãhội, thì đại biểu QH ở Việt Nam còn đắn đo, cân nhắc vì sợ phật lòng cấp trên sẽảnh hưởng đến con đường công danh và đôi khi sợ ảnh hưởng đến lợi ích của địaphương mình.
Một phép so sánh nữa của TS Thắng, đólà các ứng cử viên nghị sĩ phải ra tranh cử, phải có đam mê công việc của nghịsĩ, mong muốn trở thành nghị sĩ và phải bằng chương trình hành động cụ thể đểchứng tỏ cho cử tri khả năng làm nghị sĩ của mình. Thông qua quá trình vận độngbầu cử, họ thuyết phục người khác bỏ phiếu cho mình, bỏ nhiều thời gian công sứcvà đôi khi cả tiền bạc mới được trở thành nghị sĩ. Còn ở Việt Nam, nhiều ứngviên không thực sự muốn hoặc không có đam mê làm nghị sĩ nhưng do vị trí côngtác hoặc do cơ cấu mà tổ chức sắp xếp làm đại biểu QH. Sau khi được bầu, họthường không có một chương trình hoạt động của cá nhân mà tất cả đều gắn với sựphân công của QH, nếu không hoàn thành nhiệm vụ (ngoại trừ phạm tội) thì cũngkhông phải chịu một sức ép nào từ phía các cử tri bầu ra mình.
Chia sẻ với ông Thắng khi cho rằng vậnđộng tranh cử có thể được coi là linh hồn của bầu cử, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan,cũng ở ĐH Luật Hà Nội, nhận định nếu chỉ nhìn từ các quy định pháp luật về quyềnbầu cử, ứng cử của công dân, các nguyên tắc bầu cử, số lượng cử tri tham gia bầuvà tỷ lệ số phiếu trúng cử của các đại biểu thì có thể khẳng định chế độ bầu cửở Việt Nam là rất dân chủ.
Song thực tế, sự quan tâm của một bộphận dân chúng đối với các hoạt động bầu cử đại biểu QH chưa cao. Một số ngườixác định việc đi bầu chỉ như là một "nghĩa vụ" chính trị, làm cho xong chứ chưaquan tâm tới việc tìm hiểu đầy đủ về các ứng cử viên mà họ sẽ bầu và kết quả củacuộc bầu cử. Điều này có thể do sai lầm trong suy nghĩ của những người đó chorằng "ai trúng cử cũng được" hoặc mọi việc đã an bài. Song cũng phải thừa nhậnlà điều kiện để cử tri hiểu biết về ứng viên mà họ sẽ lựa chọn chưa nhiều.
Theo ông Đoan, thông tin trong danhsách trích ngang về ứng viên thường rất sơ sài chỉ gồm tên tuổi, quê quán, nơiđang làm việc, học vấn hoặc trình độ chuyên môn và chức vụ đang đảm nhiệm, cònphần mà cử tri quan tâm nhất là năng lực làm việc, đạo đức, lối sống... thì hầunhư không có.
"Để dân không chọn nhầm thì quantrọng nhất là thông tin hai chiều giữa cử tri và ứng viên. Ứng viên phải có điềukiện thông tin cho cử tri về những gì họ có, đặc biệt là những gì họ có thể manglại cho cử tri, cho đất nước khi họ trúng cử. Ngược lại, cũng tạo điều kiện chocử tri trao đổi, kiểm tra, thậm chí "hạch sách" đối với các ứng cử viên mà họtrao quyền lực để cử tri yên tâm, tin tưởng khi quyết định khi bỏ phiếu",ông Đoan nói.
Vận động tranh cử vẫn còn xalạ
Với quan điểm "bầu cử được xem làmột hoạt động điển hình của việc thực hiện cơ chế dân chủ", TS.Trương ThịHồng Hà, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minh lại nhận thấy căn cứ vào các quy định pháp luật thì hoạt động vận độngbầu cử chưa được xem là nhu cầu tự thân của người ứng cử. Chính vì vậy, càngthấy xa lạ với cụm từ "vận động tranh cử" theo quy luật đáng phải có trước mỗikỳ bầu cử. Bởi lẽ, vận động bầu cử chưa được xác định đúng vai trò, ý nghĩa củanó trong việc giúp cử tri xem xét, nghiên cứu, lựa chọn để bầu ra người đại diệncho mình. Hoạt động vận động bầu cử không chứa đựng yếu tố cạnh tranh mà diễn ramột cách thụ động, theo chương trình kế hoạch của các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền.
Pháp luật về bầu cử cũng chưa xác địnhđược thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của hoạt động vận động bầu cử cũngnhư chưa xác định được cụ thể các hành vi không được vận động mà mới chỉ quyđịnh về nguyên tắc. Do đó, trong thực tế vận động, khi có những vấn đề đặt ranhư người ứng cử có được ủng hộ về tài chính cho địa phương nơi mình ra ứng cửkhông? Có được trao đổi trên mạng xã hội như Facebook không? Ứng viên có đượcphản biện lại bản dự kiến chương trình hoạt động của những ứng viên kháckhông?
Do đó, theo bà Hà, cần sửa đổi, bổ sungLuật Bầu cử để hoạt động vận động bầu cử phải được diễn ra theo đúng quy luật,để cử tri nắm được thông tin trung thực về ứng viên, từ đó đưa ra sự lựa chọnchính xác những người đại diện cho mình thực hiện quyền lực nhà nước.
-----------------------------------------------------
Các ứng viên đại biểu QH khóa mới đang ở giai đoạn vận động bầu cử, từ ngày 3 - 18/5. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào chủ nhật 22/5 tới.
Hiền Anh
.
.
.
No comments:
Post a Comment