Saturday, January 22, 2011

VIỆT NAM : VẪN KHUÔN MẶT CŨ (Asia Times)


Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Sat, 01/22/2011 - 12:26

Những rùm beng phấn khích của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS) đã trôi qua để thêm năm năm nữa. Đất nước này vừa có một loạt lãnh đạo vừa làm mới lại, vào có hai điều đọng lại trong tâm trí người dân: chuẩn bị ăn tết Nguyên đán sẽ bắt đầu vào ngày 3 tháng Hai và phân tích những hệ quả của việc thay đổi nhân sự cao cấp đối với hoạt động của chính phủ trong những năm tới.

Nạn lạm phát, đặc biệt là trong giá cả thực phẩm, đã là một đám mây đen bao phủ những ngày Tết sắp đến, theo truyền thống là thời gian để chi tiêu thoải mái vào quần áo và thức ăn ngon. Theo lệ thường thì chính quyền sẽ bơm thêm nguồn tiền trước dịp tến và sau đó sẽ siết chặt lại. Năm nay, dường như họ không có lựa chọn nào khác hơn ngoại trừ phải hãm phanh cực mạnh ngay từ lúc này. Kể từ khi tỉ lệ giá cả hàng hoá theo từng năm tăng vọt lên 11,5% vào tháng Mười hai, vượt xa mục tiêu 7% của Hà Nội, các nhà phân tích nước ngoài đã cảnh báo chính quyền là "bị ám ảnh bởi tăng trưởng" đến mức gây thiệt hại cho mối cân bằng kinh tế vĩ mô.

Các người đọc diễn văn đã thú nhận như thế trong kỳ đại hội vừa kết thúc. Nhân vật cao cấp của Đảng là Trương Tấn Sang đã nhận định rằng "yếu kém trong công tác quản lý kinh tế xã hội đã dẫn đến nợ nước ngoài tăng nhanh, nguy cơ tái lạm phát cao và đầu tư dàn trải." Sang, được cho là đã đanh thép chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nội bộ, sẽ giữ ghế chủ tịch nước trong năm năm tới trong khi Dũng sẽ giữ nguyên vị trí của mình.

Quá nhiều cạm bẫy

Một năm trước, Dũng trông như đang tuột dốc với việc quay lại vị trí của mình. Việc thâm thủng chi tiêu mãnh liệt đã giúp Việt Nam tránh bị sa lầy bất chấp nền kinh tế suy thoái toàn cầu, và có tin đồn rộng rãi rằng đầu tư nước ngoài sẽ bùng nổ khi giá thành lao động tăng cao khiến các nhà máy sản xuất phải rời khỏi Trung Quốc. Nhưng làn sóng đầu tư đã không đến và thay vì thế Dũng đã bị tấn công vì việc gần phá sản của công ty nhà nước vốn từng là ngọn cờ đầu, sự thâm thủng tài khoản hiện tại đầy chán chường cũng như sự thiếu tin tưởng đối với khả năng quản lý tỉ giá tiền đồng so với đô la của ngân hàng nhà nước.

Với hàng loạt những khó khăn ngắn hạn, chiến lược kinh tế xã hội 10 năm do chính quyền đưa ra trong tháng Bảy đã không gây chú ý nhiều mặc dù nó báo hiệu những chính sách cần thiết để đưa nền kinh tế từ tình trạng yếu kém chuyên dựa vào nguồn lao động rẻ tiền và tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt sang môi trường tăng trưởng bền vững dựa trên các ngành công nghiệp kiến thức cao và "những chuỗi giá trị" được tích hợp. Với nhiều khả năng trong một đất nước mà mọi công bố quan trọng đều là sản phẩm chung của giới lãnh đạo, chiến lược này chính là kế hoạch của Dũng để đạt được nhiệm kỳ thứ hai.

Chiến lược kinh tế xã hội nhấn mạnh vào việc phát triển chất lượng đầu tư, tức là thay thế một mạng lưới các công ty biết tôn trọng môi trường, lắng nghe ý kiến địa phương và nhấn mạnh việc luôn tăng cường kỹ năng sản xuất trong các xí nghiệp dây chuyền nặng về gia công vốn thường thấy trong lĩnh vực công nghiệp của quốc gia hiện nay.

Các nhà bình luận nước ngoài đã xem một khẳng định của chiến lược này rằng các công ty nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế như là một bằng chứng để không nên xem trọng nó. Sự thiếu hiệu quả trầm trọng của lĩnh vực nhà nước là nguyên nhân chính đáng để quan ngại, ngoài ra còn thêm nạn quan chức tham nhũng lan tràn, việc xây dựng hệ thống hạ tầng yếu kém và thiếu phối hợp, việc tập trung vào tăng trưởng trong hai thành phố lớn nhất nước cũng như sự cách biệt giàu nghèo ngày càng tăng.

Chiến lược kinh tế xã hội đã được 1.400 đại biểu thông qua trong đại hội vào ngày 17 tháng Giêng, trong đó đề xuất việc giải quyết toàn bộ những khó khăn của quá trình phát triển bền vững trong những năm tới và, trong cùng lúc đó, giữ vững tỉ lệ tăng trưởng tổng sản lượng nội địa hàng năm ở mức 7% hoặc cao hơn. Việc chính phủ Việt Nam sẽ đạt được những mục tiêu này hay không sẽ dựa trên sự đoàn kết và quyết tâm mà giới lãnh đạo cao cấp vừa hồi sinh đem đến.

Hàng ngũ mới

Trên bề mặt, Bộ Chính trị mới của ĐCS sẽ không có khả năng hơn trong việc tạo ra những chỉnh đổi táo bạo hơn những người tiền nhiệm của họ.

Sáu thành viên đã về hưu, và năm người mới được đưa vào, nhưng vẫn không có một thay đổi rõ rệt để bất cứ thành phần nào trong đảng có được nhiều đại diện hơn. Đóng vai trò tạo dựng đồng thuận là nhân vật 67 tuổi Nguyễn Phú Trọng, ông chắc chắn là sẽ phải dàn xếp sự tranh giành giữa hai đối thủ lâu dài là thủ tướng Dũng và tân chủ tịch Trương Tấn Sang cũng như những đồng minh của hai người.

Như đã được nhiều người trông đợi kể từ sau việc rút thăm của ban chấp hành trung ương ĐCS trong tháng Mười hai, Trọng đã được bầu làm tổng bí thư vào ngày cuối cùng của đại hội. Trọng làm việc nhiều năm tại Tạp Chí Cộng Sản, tờ báo tư tưởng của đảng, trở thành tổng biên tập vào năm 1991. Năm 2000, ông được đề bạt làm tổng bí thư thành uỷ Hà Nội và giữ chức vụ này cho đến năm 2006, khi ông được bầu làm chủ tịch Quốc hội. Ông được nhìn chung là đã có công trong việc tạo cho Quốc hội có tầm quan trọng hơn như một diễn đàn với những thảo luận quan trọng về những hoạt động của quốc gia và về khả năng làm việc của các quan chức chính phủ.

Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, được xem là người tương đối cách tân trong chính sách kinh tế nhưng bảo thủ đối với những vấn đề an ninh. Cựu thủ tướng cách tân Võ Văn Kiệt đã đưa Dũng ra Hà Nội và vào Bộ Chính trị vào tnăm 1995 sau khi ông nổi bật như một nhà lãnh đạo của tỉnh Kiên Giang trong vùng châu thổ Mekong. Sau khi nắm giữ những chức vụ trong bộ nội vụ và trưởng ban kinh tế trung ương, Dũng được đề cử vào Bộ Chính trị vào năm 1995. Ông trở thành thống đốc ngân hàng nhà nước và phó thủ tướng vào năm 1997. Năm 2005 ông được đề cử chức thủ tướng, thay thế Phan Văn Khải.

Sang, cũng vào tuổi 62 và cũng là người miền nam, được bầu vào Bộ Chính trị năm 1995. Ông sớm tạo dựng thanh danh của mình trong chức vụ Bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù Sang bị tai tiếng trong vụ án hình sự lớn đầy tai tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2000-01, ông được cho là đã đóng những vai trò trong nội bộ đảng như trưởng ban kinh tế trung ương và sau đó là phó của tổng bí thư Nông Đức Mạnh vừa về hưu.
Người ta cho rằng Sang đã tích cực vận động để thay thế Mạnh và chức chủ tịch nước, một vai trò chủ yếu mang tính hình thức, chỉ là món quà an ủi dành cho ông.

Những thành viên lưu nhiệm trong Bộ Chính trị bao gồm bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh (62), phó thủ tướng thứ nhất Nguyễn Sinh Hùng (62), bộ trưởng công an Lê Hồng Anh (62), bí thư thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải (61), trưởng ban tư tưởng Tô Huy Rứa (63) và bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị (62).
Năm thành viên "nhiệm kỳ thứ nhất" bao gồm thứ trưởng quốc phòng, Trung tướng Trần Đại Quang (55), phó chủ tịch quốc hội Nông Thị Phóng (55), người dân tộc Tày và là phụ nữ duy nhất trong Bộ Chính trị, Ngô Văn Dụ, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Đinh Thế Huynh, tổng biên tập báo Nhân Dân, và Nguyễn Xuân Phúc (56), Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ của Dũng.
.
.
.

No comments: