Friday, January 14, 2011

VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN HOA KỲ - TRUNG QUỐC (Phần 1) - Người Việt Online

Người Việt
Thursday, January 13, 2011

Đề tài: Việt Nam, trong tương quan Hoa Kỳ - Trung Quốc

Giáo Sư Carl Thayer (trái)và Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng

1. Hỏi:
Hai vị là dân học cao hiểu rộng. Vậy, quí vị có thể tiên đoán CSVN nói riêng, và CS thế giới nói chung, sẽ sụp đổ như Liên Sô không và nếu có thì chừng nào? Xin cám ơn 2 vị. Bảy Huỳnh        
Q: Being experts in your field, would both of you be able to predict when the Vietnamese communist regime in particular, and communist regimes in the rest of the world will collapse as the Soviet did?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Rất ít chuyên gia trong giới tình báo hay ngọai giao đã tiên đóan được sự sụp đổ thình lình của chủ nghĩa xã hội vào năm 1989 và sự tan rã của khối Liên Bang Sô Viết vào năm 1991. Về việc chuẩn đóan tình hình sắp tới, tôi cho rằng điều tốt nhất là chúng ta nghĩ đến những kịch bản khả dĩ có thể xẩy ra. Có năm cái gọi là chế độ cộng sản – Trung Quốc, Vietnam, Cuba, Bắc Hàn và Laos. Tốt nhất là không nên tổng quát hóa năm chế độ có rất nhiều cá biệt này. Sự sụp đổ chế độ là một kịch bản có thể, nhưng xác xuất không cao. Theo ý kiến tôi, có nhiều khả năng là Việt Nam sẽ thay đổi dần qua nhiều thập kỷ, thay vì sụp đổ.
A: Few experts in foreign ministries or intelligence services predicted the suddenness of the collapse of socialism in 1989 and the disintegration of the Soviet Union in 1991. For futures analysis I is best to think in terms of plausible alternative scenarios. There are five so-called communist regimes – China, Vietnam, Cuba and arguable North Korea and Laos. It is best not to generalize about five very different regimes. Regime failure is one possible but remote scenario. It is more likely that Vietnam will experience gradual change over decades, in my opinion.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:Chủ nghĩa Cộng Sản đang thay đổi ở khắp nơi, kể cả Việt Nam. Nó không còn giữ đúng cái nguyên thủy của nó nữa. Khó lòng mà tiên liệu chính xác được khi nào cái gọi là hệ thống cộng sản sụp đỗ hoàn toàn trên khắp thế giới.
A: Communism is changing everywhere, including Vietnam. It is no longer in its pure form. It is impossible to predict exactly when the so-called communist system collapses completely in the world.


2. Hỏi:
Tôi xin có hai câu hỏi đến với quí ngài.
1- Khi nào chế độ cộng sản Việt Nam sẽ biến mất?
2- Làm sao VN có thể thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của bọn bành trướng tham vọng Trung Quốc? Chân thành cám ơn quí ngài. Phúc.

Q: I have 2 questions for both of you:
1. When will the Vietnamese communist regime disappear?
2. How can Vietnam break away from the influence and control of ambitious China?
Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Về câu hỏi số 1 của ông Phúc, một phần của câu trả lời xoay quanh định nghĩa thế nào là cộng sản. Việt Nam là một chế độ độc tài độc đảng, một nơi đang lúng túng trong việc xác định ý nghĩa của một chủ nghĩa xã hội. Một số đảng viên đã được kích động trong nhiều năm qua để đổi tên đảng từ đảng Cộng Sản Việt Nam qua đảng Lao Động Vịêt Nam, và đổi tên nước từ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thành Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam. Điều này cho thấy ý thức hệ cộng sản trong ý nghĩa thuần khiết nhất của nó đã bị pha lõang. Nếu chúng ta dùng những từ “chế độ cộng sản” để nói đến thể chế chính trị hiện hành, thì có lẽ thể chế này sẽ tiến hóa và thay đồi dần dà qua nhiều thập niên. Trong thời gian này, có thể đảng cộng sản sẽ đồi tên để phản ảnh những thay đổi về kinh tế. Trong kịch bản này, cộng sản sẽ không sụp đổ một cái ọach, nhưng sẽ chết đi với một tiếng rên.
Về câu hỏi số 2:
Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi về địa lý của mình. Một thực tế không thể thay đổi đựơc là Việt Nam nằm ngay ở biên giới Trung Quốc, và dù với số con 89 triệu dân, Việt Nam cũng chỉ nhỏ bằng một tỉnh cỡ vừa của Trung Hoa. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và được dự đoán sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ trong vài thập niên nữa. Việt Nam – cũng như những nước Á Châu khác, không thể thoát khỏi ảnh hưởng và tầm kiểm soát của Trung Quốc, mà chỉ có thể quản lý mối quan hệ với nước này. Điều này có thể được thực hiện một cách song phương qua mối bang giao giữa hai nước, hay đa phương thông qua các tổ chức khu vực, và tự giúp mình bằng cách phát triển sức mạnh quân sự của Việt Nam.Tôi không đồng ý rằng Việt Nam đang chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Đương nhiên, Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến Việt Nam vì mối quan hệ kinh tế giữa hai bên không đồng đều. Nhưng người Việt Nam của mọi thành phần, cả đảng viên đảng cộng sản và lẫn những người nằm ngòai đảng, đều là những người có tinh thần quốc gia khi đụng đến những tranh chấp Biển Đông. Điểm mấu chốt là sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ đòi hỏi mọi quốc gia phải điều chỉnh chứ không riêng gì Việt Nam.
A: In answer to Mr. Phuc’s first question, part of the answer revolves around about what do you mean by communist? Vietnam is an authoritarian one-party regime where it is struggling to define what is meant by socialism. A small group of party members has been agitating for a number of years to change the name of the Vietnam Communist Party to Vietnam Labor Party (Dang Lao Dong Viet Nam) and to change the name of the country from Socialist Republic of Vietnam to Democratic Republic of Vietnam. This indicates that communist ideology in its purest sense has been diluted. If we take “communist regime” to mean the current political system, it is likely to evolve and change gradually over several decades. During this period the party is likely to be renamed to reflect changes in the economy. In this scenario communism does not go out with a bang but with a whimper.
Answer 2: Vietnam suffers from the tyranny of geography. It is an immutable fact that Vietnam borders China, and even with a population of 89 million it is only the size of a middle Chinese province. China is now the second largest economy in the world and is predicted to overtake the US economy in several decades. Vietnam – like the rest of Asia – cannot break away from Chinese influence and control. It can only manage the relationship. This can be done bilaterally through diplomacy, multilaterally through regional institutions, and military through “self-help” – building up Vietnam’s own military strength.
I also disagree that Vietnam is under Chinese control. To be sure China exercises influence on Vietnam because of the unequal economic relationship. But Vietnamese of all stripes – both members of the communist party and non-party members – are nationalists when the question of the South China Sea (Bien Dong) is raised. The bottom line is that China’s rise will require adjustments from all countries, not only Vietnam.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Nếu nhà khí tượng dựa vào những dữ kiện khoa học mà vẫn thường tiên đoán sai, thì một nhà khoa học chính trị với dữ kiện ít chính xác, muốn trả lời câu hỏi của ông cho chắc chắn thì quả là sự liều lĩnh và tự phụ quá. Chính cơ quan trung ương tình báo của Mỹ cũng đã bị một số chính trị gia và những người không phải là chuyên viên chỉ trích rằng không tiên đoán được sự sụp đổ của Cộng Sản Đông Âu.
Về câu hỏi thứ 2:
Việt Nam cần phải xây dựng một lực lượng phòng thủ và răn đe hữu hiệu đồng thời theo đuổi một chính sách ngoại giao khôn khéo.
A: If the weathermen often make incorrect weather predictions based on scientific data, it is risky and pretentious for a political scientist whose data base us much less precise to answer your question with certainty. The CIA has been criticized by some politicians and laymen for its failure to predict the collapse of communism in Eastern Europe.
To build a strong defense/deterrence and pursue a wise foreign policy.


3. Hỏi:
Trong khoảng thời gian 5 năm tới, Trung Quốc có thể lấn chiếm bằng mọi cách kể cả vũ lực để đoạt toàn bộ Hoàng sa và Trường sa, tạo ra một sự đã rồi, dù sau đó sẽ có hội hộp, đàm phán, bị lên án trên trường quốc tế? Xin cảm ơn GS. (Song Phạm)Q: In the next 5 years, what is the possibility that China would invade Vietnam byall means, including the use of force, to seize all of Paracel Islands and Spratly Islands, creating a “fait accompli” situation, even if that action will be condemned in the international arena?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa rồi. Không kể đến các tình huống và chiến sự không tiên liệu trước được, chưa chắc gì họ sẽ chiếm toàn bộ Trường Sa, vốn đang dưới sự kiểm soát của nhiều quốc gia. Tuy vậy, không loại bỏ khả năng TQ sẽ chiếm từng đảo một.
A: China has already occupied the Paracel Islands. Barring unforeseen circumstances and war, it is unlikely that they would occupy the all of the Spratly islands which are currently occupied by several countries. However, the possibility of Chinese taking over one island cannot be dismissed.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Trung Quốc đã chiếm giữ cả các quần đảo Hoàng Sa và sẽ tiếp tục làm như vậy trong năm năm tới đây và lâu hơn nữa. Quần đảo Trường Sa, với một vài ngoại lệ, là những tảng đá nhỏ được gọi là “features” theo luật quốc tế. Những tảng đá này không có khả năng duy trì sinh sống của con người hay có khả năng độc lập về kinh tế. Trung Quốc chắc sẽ không sử dụng vũ lực để chiếm các tảng đá này từ Việt Nam bởi vì việc Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều quốc gia khác cùng phụ thuộc vào đường biển cho thương mại và vận chuyển những năng lượng quan trọng. Điều Trung Quốc muốn là đảm bảo họ sẽ là chủ những nguồn “hydrocarbon” nếu có nằm ở quần đảo này.
Trong kỷ nguyên này, những cuộc xâm lược thông thường rất tốn kém. Xác xuất Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam rất thấp, vì nếu xâm chiếm, Trung Quốc sẽ phải trả một giá rất khủng khiếp, bao gồm chi phí chiếm đóng dài hạn. Hành động xâm lăng của Trung Quốc sẽ gây bất ổn cho thương mại toàn cầu. Tóm lại, chi phí của cuộc xâm lược và chiếm đóng sẽ quá đắt so với những gì lấy được.
ANSWER: China already occupies all of the Paracel Islands and will continue to do so over the next five years and longer. The Spratly Islands are, with a few exceptions, tiny rocks called features in international law. Each rock is incapable of supporting sustained human habitation on its own or an independent economic function. China is highly unlikely to use force to seize features from Vietnam because Chinese occupation of the entire South China Sea would affect the interests of many external countries dependent on sea lines of communication to trade and the transport of vital energy supplies. What China seeks to secure is any hydrocarbon resources if they are discovered.
The modern era has demonstrated that conventional invasions are costly. It is highly improbable China would invade Vietnam. It would suffer a terrible price, including the cost of protracted occupation. China’s actions would disrupt global trade. In short, the costs of invasion and occupation would far exceed any possible gains.


4. Q: Chinese officials always say their military modernization is for defense purposes. However, all Chinese new weapons are developed to target and destroy US aircraft carriers and fleets while the US has no intention to attack China . Do Chinese consider American as threats? Why? And as a Vietnamese American, what can I do if Vietnam and China are at war? Will Vietnam be the second Tibet? (Paul Lê)

A: Nguyen Manh Hung :
Chinese military is no match for the United States, even in the South China/East Sea. China does not consider the US as a threat to its national security, but to its influence in Asia and the Pacific.
Theoretically, you have one of the following options: 1) go back to Vietnam and fight; 2) stay here and protest and mobilize world public opinion against China; 3) blame the government of Vietnam for its failure to protect national sovereignty; or 4) do nothing.
In my humble opinion, Vietnam is not likely to become another Tibet.Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Quân đội TQ không thể sánh với Hoa Kỳ được, ngay cả ở khu vực Biển Nam Hải hay Biển Đông. TQ không xem Mỹ như là mối đe dọa cho nền an ninh quốc gia của họ, nhưng là mối đe dọa cho ảnh hưởng của họ ở Á Châu và Thái Bình Dương.
Theo lý thuyết, ông có một trong những chọn lựa sau: 1) trở về Việt Nam để chiến đấu; 2) Vẫn cứ ở lại Hoa Kỳ để phản đối và vận động dư luận quốc tế chống lại TQ; 3) Đổ tội cho chính quyền Việt Nam vì đã không bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ; hoặc 4) Không làm gì cả.
Theo thiển ý của tôi, Việt Nam không dễ gì trở thành như Tây Tạng được.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Trung Quốc, dưới mắt Bắc Kinh, bao gồm cả Đài Loan. Mục đích tối thiểu của Trung Quốc trong việc hiện đại hóa quân sự là để tránh lặp lại sự kiện của năm 1996. Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã phóng tên lửa đạn đạo vào eo biển Đài Loan và tập trận hải quân để đe dọa người dân Đài Loan trong thời gian có cuộc bầu cử. Bắc Kinh muốn tỏ rõ thái độ là Trung Quốc sẽ phản đối sự độc lập của Đài Loan bằng vũ lực. Hoa Kỳ can thiệp với hai lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm khiến Trung Quốc bớt hung hăng. Trung Quốc khẳng định quyền điều tiết lưu lượng hải quân trong 200 dặm hải lý của Khu kinh tế độc quyền. Mặt khác, Hoa Kỳ khẳng định, theo luật quốc tế, họ có quyền đưa tàu quân sự đến với mục đích khảo sát và nghiên cứu. Nhìn qua những dữ kiện này, việc hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc có thể được xem như là sự phòng thủ và được thiết kế để đẩy Hải quân Hoa Kỳ xa hơn nữa ra khỏi bờ biển của Trung Quốc.
Lãnh đạo Trung Quốc muốn nâng cao vị trí của nước họ vì giờ đây nền kinh tế của họ đã phát triển. Họ không muốn bị lệ thuộc hay đứng sau Hoa Kỳ. Họ cũng muốn thống trị Đông Á. Liên minh giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cùng với Hải quân Hoa Kỳ là lực cản cho những tham vọng của Trung Quốc.
Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cừơng quốc có vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ có một kho vũ khí lớn vĩ đại. Trung Quốc không tìm cách phát triển một lực lượng hạt nhân tương đương với Hoa Kỳ, mà là muốn phát triển một lực cản đáng tin cậy. Để lỡ nếu bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân, Trung Quốc muốn lực lượng hạt nhân của mình có thể tồn tại và sau đó trả thù. Trong ví dụ này, Trung Quốc xem Hoa Kỳ là một mối đe dọa, vì kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ rất lớn.
Phải làm gì nếu Trung Quốc và Việt Nam đi đến chiến tranh?
Câu trả lời của tôi phải tùy theo nguyên nhân và ai là người gây ra cuộc chiến. Nếu Trung Quốc là kẻ gây hấn, công dân Mỹ có thể thúc giục chính phủ của họ cung cấp vệ tinh và tin tình báo kịp thời cho Việt Nam về lực lượng và tình hình của quân đội Trung Quốc. Mỹ có thể hỗ trợ Vịêt Nam bằng cách cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí. Và Mỹ có thể gây áp lực hạn chế cuộc xung đột, đôn đốc sự chấm dứt chiến tranh. Trách nhiệm bảo vệ Việt Nam đầu tiên phải nằm trong tay các nhà lãnh đạo và quân đội của Vịêt Nam.
ANSWER: China, in Beijing’s eyes, also includes Taiwan. China’s military modernization, at a minimum, is designed to avoid a repeat of the events of 1996. At that time China fired ballistic missiles into the Taiwan Strait and conducted naval exercises in order to intimidate the Taiwanese people during an election period. China was making it clear it would oppose Taiwanese independence by use of force. The US intervened with two carrier task force groups and China had to back down. China also claims the right to regulate naval traffic in its 200 nautical mile Exclusive Economic Zone. The US, on the other hand, insists it has the right under international law, to send in military ships for survey and research purposes. Given these dynamics, China’s military modernization can be viewed as defensive and designed to push the reach of the US Navy further and further from its shores.
Chinese leaders seek a higher place in the global pecking order as their economy grows. They do not want to be subordinate to the United States. They also seek to be the dominant power in East Asia. The US alliance system with Japan, South Korea and Australia plus the US Navy stands in the way of Chinese ambitions.
Both China and the United States are nuclear powers. The United States has a vast arsenal. China does not seek to develop an equivalent nuclear force. Rather, China seeks to develop a credible deterrent. If it is attacked by nuclear weapons it wants its nuclear force to be able to survive and then retaliate. In this example, China views the US a threat because of America’s large nuclear arsenal.
What to do if China and Vietnam go to war? My answer would have to depend on what were the causes of the war and who was responsible. If China were the aggressor, American citizens could urge their government to provide timely satellite and other intelligence to Vietnam about Chinese military forces. The US could assist by providing military equipment and weapons. And the US could exert pressure to keep the conflict limited and urge a cessation of hostilities. The burden of defending Vietnam falls on its leaders and their military in the first instance.


5. Q: 1. What would the U.S. do if Vietnam coorperates with China in letting the latter control its south China sea?
2. In what circumstances would the U.S. risk its GI's blood & lives in intervening a Vietnam-China fight over border disputes?
3. When (what years) would China 's military strength in terms of soldiers, carriers, and airforces is about the same as that of Japan before the end of the Second World War? (Nguyễn Giao)

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
1) Không chắc gì Việt Nam theo đuổi chính sách như ông miêu tả.
2) Nếu TQ tấn công tàu chiến hay binh sĩ Hoa Kỳ, hoặc trong trường hợp Mỹ có hiệp ước an ninh hổ tương với Việt Nam như họ có với Nhật.
3)Sức mạnh quân sự của TQ hiện nay đã hơn Nhật ở thời điểm trước khi chấm dứt Thế Chiến Thứ 2.
A: Nguyen Manh Hung
1. Vietnam is not likely to pursue the policy you prescribe.
2. If China attacks US ships or personnel or in case the US has a military security agreement with Vietnam as in the case of US-Japan mutual security pact.
3. They already have more than what the Japanese had before WW II.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
ĐÁP 1: Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh sự hợp tác hòa hõan giữa Trung Quốc-Việt Nam trong việc Biển Đông. Hoa Kỳ cũng có thể khuyến khích các công ty dầu mỏ của Mỹ tham gia vào việc khai thác tài nguyên hydrocarbon. Nhưng nếu hợp tác giữa Trung Quốc - Việt Nam là nhằm kiểm soát tuyến đường thương mại quốc tế thông qua Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phản đối nỗ lực này, bằng cách sử dụng quân đội nếu cần thiết. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của đồng minh và các đối tác thương mại quan trọng.
ĐÁP 2: Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp tham gia vào một cuộc tranh chấp biên giới Trung-Việt. Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò quốc tế quan trọng trong việc tạo áp lực lên những nước tham chiến để chấm dứt những hành động gây chiến.
ĐÁP 3: Điểm then chốt ở đây là hàng không mẫu hạm, được dùng nâng cao Hải quân Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Hiện nay Trung Quốc đang hiện đại hóa hàng không mẫu hạm của họ, và dự tính xây ít nhất một hàng không mẫu hạm thứ hai trong thời gian tới. Trong tương lai xa, có thể Trung Quốc sẽ xây thêm nhiều hàng không mẫu hạm nữa. Hoa Kỳ hiện thời có 11 hàng không mẫu hạm. Phải vài thập niên nữa thì Trung Hoa mới có được một số hàng không mẫu hạm tương đương với số hàng không mẫu hạm của Nhật Bản vào đầu Thế chiến II.
ANSWER 1: The United States would probably applaud China-Vietnam peaceful collaboration in the South China Sea. The US might also encourage American oil companies to become involved in the exploitation on hydrocarbon resources. But if Sino-Vietnamese cooperation was aimed at controlling international trade routes through the South China Sea the U.S. would oppose this attempt, using military force if necessary. The US would enlist the support of its allies and key trading nations.
ANSWER 2: The United States would not become directly involved in a Sino-Vietnamese confrontation along their border. The US would play a prominent international role in bringing pressure to bear on the belligerents to cease hostilities.
ANSWER 3: The key here is aircraft carriers, which served to advance the Japanese Imperial Navy across the Pacific. At present China is converting an old carrier into a newer one and has plans to build at least a second carrier in the near term. Over the longer term it is likely China will develop more aircraft carriers. The US has 11 carrier task groups at present. We are probably looking at several decades before China has the equivalent of Japanese carriers at the start of World War II.


6. Hỏi:
Tôi nhận thấy rằng người Mỹ sẽ không để cho đảng CSVN chơi trò đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc. Không sớm thì muộn thế chiến lược mới giữa Việt Nam và Mỹ sẽ hình thành. Thưa 2 giáo sư có nghĩ vậy không? Thời gian sẽ là bao lâu? Quý vị có phỏng đoán được không? Xin chúc 2 giáo sư vẹn toàn như ý. (Nguyen Van Khoi)
Having followed the news about the conflicts in the South China Sea in the last year, I believe that the US will not let Vietnam swing between China and US, and sooner or later, a new strategy will be formed between US and Vietnam, is that true? Can you two predict when this will be?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ một vài lợi ích an ninh chung ở vùng Biển Đông. Họ cùng hợp tác để bảo vệ quyền lợi chung đó. Sự hợp tác này tiến được bao xa còn tùy vào chính sách và hành động của TQ và Vietnam . Cám ơn lời chào mừng của ông.
The US and Vietnam share a certain common security interest in the South China Sea . They are cooperating to protect that shared interest. How far this cooperation goes depends on the policies and actions of China and Vietnam .
Thank you for your greetings.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Trong năm 2009 Hoa Kỳ đã đáp ứng những mối quan tâm của Việt Nam – cũng như của các quốc gia khác trong khu vực - về việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Việt Nam và Hoa Kỳ có một ích lợi chung (ở vùng biển này). Sự kiện đáng kể nhất là việc một đối thoại quốc phòng cấp cao đã đựơc bắt đầu. Nhưng giữa hai nước chưa có những ràng bụôc quốc phòng gì đáng kể. Đa số những họat động chỉ có tính cách tượng trưng, chẳng hạn như thăm Việt Nam để tàu sân bay Mỹ.
Việt Nam không tìm cách liên minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ với cả hai nước để phục vụ lợi ích của mình. Trong cuộc hội thảo Quốc Phòng mỗi 4 năm của Hoa Kỳ gần đây nhất, Việt Nam được nói đến như một đối tác chiến lược nhiều tiềm năng. Việt Nam sẽ hợp tác với Hoa Kỳ chừng nào họ vẫn được tự do hành động. Tôi không dự đóan sẽ có quan hệ đối tác Mỹ-Việt chính thức hoặc không chính thức nhằm việc chống lại Trung Quốc.
ANSWER: In 2009 the United States responded to Vietnamese concerns – and the concerns of other regional states – about Chinese assertiveness in the South China Sea. Both Vietnam and the United States had a convergence of interests. The most substantial development was the inauguration of a high-level defense dialogue. But little of substance has emerged in terms of defense ties. Most of the activity has been symbolic, such as Vietnamese visits to American aircraft carriers.
Vietnam does not seek to ally with the US against China. Vietnam seeks to develop relations with both countries to serve its interests. The United States in the Defense Department’s most recent Quadrennial Defense Review has already identified Vietnam as a potential strategic partner. Vietnam will cooperate with the United States but only as long as it retains freedom of action. I do not forsee a formal or informal US-Vietnam alliance or partnership directed against China.


7. Hỏi:
1. Việt Nam có còn độc lập không? Tại sao?
2. Bao giờ cộng sản Trung Quốc sụp đổ? Bằng cách nào? Tại sao? Và bao giờ?
Q:1. Is Vietnam still independent? Why?
2. When will the Communist China collapse? How? Why? And When? (Mr. Lý Bá)

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:1) Phải, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập. Chính phủ VN tự kiểm soát cả lãnh thổ lẫn dân chúng của họ. Họ tự vạch ra chính sách ngoại giao và quốc phòng.
2) Chủ nghĩa Cộng Sản đang thay đổi ở TQ. Không ai có thể tiên liệu khi nào TQ sẽ ngưng tự xưng mình theo chủ nghĩa ấy.
Yes. The government has control over its territory and population. It conducts its own foreign and defense policies.
Communism is changing in China . No one can predict when China ceases to call itself communism.


Giáo sư Carl Thayer trả lời:
ĐÁP 1: Vấn đề độc lập phải đựơc đo lường bằng nồng độ trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Việt Nam có thể độc lập vì nó có khả năng tự bảo vệ trước ngọai xâm. Việt Nam tự đặt hướng đi kinh tế cho mình, và Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn độc lập với sức mạnh tòan diện của một quốc gia. Là một nứơc nhỏ đang phát triển, Việt Nam phải hết sức để ý đến lợi ích của những láng giềng mạnh mẽ nhất, cũng như Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ luôn phải nghĩ đến sức mạnh tòan diện của một Hoa Kỳ. ĐÁP 2: Trung Quốc sụp đổ chỉ là một trong nhiều kịch bản có thể xẩy ra trong tương lai và là kịch bản có xác xuất thấp nhất. Trong lịch sử Trung Quốc đã trải qua những thời gian thống nhất, theo sau là những lúc bị phân tranh, tuy nhiên khuynh hướng của lịch sử Trung Quốc nghiêng vế thống nhất. Có lẽ Trung Quốc dần dà thay đổi thay vì sụp đổ.
ANSWER 1: Independence is a matter of degree in an increasingly globalized world. Vietnam is independent because it has the capacity to defend itself against outside aggression. Vietnam sets its own economic course – the United States not China is Vietnam’s largest market. But independence should not be confused with comprehensive national power. As an emerging middle power Vietnam must be mindful of the interests of more powerful neighbors, as much as Canada and Mexico have to take US comprehensive national power into account.
ANSWER 2: China’s collapse is only one of many possible future scenarios and is also the least likely. Historically the Chinese empire experienced moments of unity followed by disunity but historical trends have been to keep China unified. China will likely evolve rather than collapse.


8. Hỏi:
Hoa Kỳ sẽ làm gì, phản ứng như thế nào nếu trong trường hợp có xung sự xung đột bằng quân sự giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc? (Đức Trần)

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Điều đó còn tùy thuộc khi nào việc ấy xảy ra và xảy ra như thế nào. Câu trả lời chi tiết hơn đã được đáp trong câu hỏi của Ô. Nguyễn Giao.
A: In the event there is a war between China and Vietnam , what will the US do?
It depends on when and how. A more detailed answer was given to the above question of Mr. Nguyen Giao.


9. Hỏi:
Xin nhị vị GS cho biết ý kiến về một nhận định khá phổ biến nơi cộng đồng người Việt hải ngoại là: Sự lớn mạnh của Trung Cộng ngày nay là do chính sách sai lầm từ ‘cái bắt tay’ giữa TT Nixon và Mao vào năm 1972? (NVCH chúng ta là một con bài thí cho việc này) (Nguyễn Nhất Anh)
Q:
Would you each please comment on a common perception within the Vietnamese community, that is, “the reason China has grown and become so powerful today is because a strategic mistake stemmed from a “handshake” between Nixon and Mao Tse-tung in 1972”, in other words, VNCH was sacrificed because of this strategy.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Trung Quốc trở nên hùng mạnh như ngày nay là nhờ quyết định của Mao Trạch Đông đi sát lại với Mỹ và quyết định của Đặng Tiểu Bình áp dụng chế độ kinh tế thị trường và mở cửa sang phía Tây Phương. Chính sách của Mỹ xích gần với Trung Quốc để kiềm chế ảnh hưởng đang lên của Liên Sô lúc ấy nhằm phục vụ quyền lợi của Mỹ. Đó không phải là một lỗi lầm chiến lược.
Việt Nam Cộng Hòa bị hy sinh trên bàn mặc cả của các đại cường vì theo quan điểm của Mỹ, họ không còn quan tâm đến việc cứu vãn VNCH bằng mọi giá nữa. Điều ấy cũng áp dụng đối với Bắc Việt. Nếu vào thời điểm ấy TQ không còn nghĩ Việt Nam đáng để được bảo vệ.
A: China has become powerful today thanks to Mao’s decision to seek rapprochement with the US and Deng’s decision to move China to a market economy and open to the West. US policy of rapprochement with China to contain the growing power of the USSR at that time served the interest of the US . It was not a mistake.
South VN was sacrificed on the alter of big power politics because, from the point of view of the US, the US no longer had an interest in saving South Vietnam at all costs. The same could be said of North Vietnam if, at the time, China did not think supporting North Vietnam was worth the cost.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Việt Nam Cộng Hòa đã bi hy sinh khi Nixon và Kissinger tìm cách thíêt lập một mối quan hệ với Trung Quốc. Điều này đựơc thấy rất rõ từ các Thông cáo Thượng Hải. Nhưng chính miền Bắc Việt Nam cũng bị “đem bán”. Qua cụm từ “decent interval” ('khoảng cách tử tế”) người ta thấy rõ là Hiệp định Paris năm 1973 nhằm để bứt Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ đã bỏ đi mà không cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu để giúp miền Nam tồn tại. Trong khi đó, Trung Quốc cố vấn Hà Nội nhẫn nhịn chờ ngày thống nhất. Nhưng với sự hậu thuẫn của Liên Xô, lãnh đạo Hà Nội đã chọn lựa giải pháp quân sự và dùng vũ lực để thống nhất Việt Nam.
ANSWER: The Republic of Vietnam was sacrificed when Nixon and Kissinger sought to develop a relationship with China. This is clear from the Shanghai Communique. But North Vietnam was also sold out. It is clear from the expression “decent interval” that the 1973 Paris Peace Agreements were designed to extricate the US from South Vietnam. The US got out and did not offer requisite assistance to the Nguyen Van Thieu government to enable it to survive. China meanwhile counseled Hanoi to bide its time over unification. But Hanoi’s leaders, with Soviet backing, chose the military option and forcibly reunified Vietnam.


10. Hỏi:
Kính thưa GS Nguyễn Mạnh Hùng, hiện tại Trung Quốc đã thực hiện thành công được phi đạn đánh và diệt được hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ từ khoảng cách 2,900 km chưa hay chỉ là những lời thổi phồng trong hoàn cảnh căng thẳng trong lúc đối đầu như hiện tại? (Thinh Nguyen)
Q: Is it true that China is currently able to fight and destroy the US aircraft carriers from a 2900km distance or that is just a rumor?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Trên lý thuyết phi đạn của TQ có khả năng ấy. Nhưng vũ khí mới của Trung Quốc chưa có khả năng đặt hải quân Hoa Kỳ vào tình trạng bị đe dọa trầm trọng.
A: China has the theoretical capability to do so. But US naval power is not in danger of being seriously challenged by China .

11. Hỏi:
Có khi nào Cộng sản Trung quốc sẽ tự 'giải thể' hoặc 'sụp đổ' vì chiến tranh với Hoa Kỳ? Liệu các nước Cộng sản 'anh em' vẫn 'tồn tại' theo 'đàn anh' cho đến ngày CS Trung hoa có một 'biến cố' như câu hỏi ở trên thì các nước chư hầu sẽ đổ theo? (Ẩn Danh)
Q: Is there a possibility that the Chinese Communist will voluntarily “dissolve” or “collapse” because of being at war with the US? And do you think that the smaller communist countries will continue to exist, and collapse only when the Chinese communist collapse?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Cộng Sản TQ đang thay đổi. Không chắc gì TQ sẽ liều lĩnh gây chiến với Mỹ.
TQ là nước cộng sản lớn nhất còn tồn tại.
Nếu Cộng sản TQ sụp đổ thì kinh nghiệm cộng sản trên thế giới sẽ chấm dứt.
A: Communism in China is changing. It is unlikely that China would risk a war with the United States .
China is the largest remaining communist country in the world. If communism in China collapses, the communist experience will end in the world.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Bất kỳ cuộc chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - dù ít có cơ hội xẩy ra - cũng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, gây thiệt hại lớn lao cho cả hai nước. Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề hơn, và hệ thống chính trị của nó sẽ tan rã.
Ngòai Trung Quốc chỉ có bốn quốc gia khác được gọi là các nước cộng sản: Việt Nam, Cuba, Lào và Bắc Triều Tiên. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất nếu Trung Quốc sụp đổ vì sự phụ thuộc của Việt Nam vào hàng hoá của Trung Quốc. Việt Nam sẽ điều chỉnh lại. Bắc Triều Tiên sẽ mất một đồng minh thiết yếu và chế quyền Bắc Hàn sẽ mất đi những hỗ trợ vật chất quan trọng mà Trung Quốc hiện đang cung cấp. Chính quyền Bắc Triều Tiên hoặc có thể sụp đổ hoặc sẽ tìm cách thống nhất với Nam Hàn Lào sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng kinh tế Lào là không thực sự là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chế độ Lào sẽ vượt qua được cơn bão. Cuba sẽ không bị ảnh hưởng.
ANSWER: Any full-scale war between China and the United States – however unlikely – would involved the use of nuclear weapons and enormous damage to both countries. China would suffer the most and its political system would disintegrate.
There are only four other so-called communist countries besides China: Vietnam, Cuba and arguably Laos and North Korea. Vietnam would be the most severely affected if China collapsed because of Vietnam’s dependence for Chinese goods. Vietnam would readjust. North Korea would loose an essential ally and its regime would loose vital material support that China provided. The regime could either collapse or seek reunification with the South. Laos would be impacted by the collapse of China but the Lao economy economy is not really a socialist economy. The Lao regime would weather the storm. Cuba would be unaffected.





12.Hỏi:
Gần đây, Người Việt dẫn tin của ngưồn 'thạo tin Đông Nam Á,' nói là đương kim Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng sẽ lên Chủ Tịch Quốc Hội. Khá bất ngờ, phải không ạ? Xin hỏi GS Carl Thayer và GS Nguyễn Mạnh Hùng: Các ông có 'nghe ngóng' nào không? Xin được nghe nhận định riêng. Thanks.(Nam Cao) Q: Recently, Nguoi Viet Daily News publishes an article saying that Mr. Nguyen Sinh Hung will be the next Head of Congress, do you have any insightful information that you can share?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Điều này không được tiên đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên. Nó có lý do của nó.
A: It was not predicted, but it was not a surprise. It has its own logic.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Đây là một câu hỏi hay và một câu hỏi khó trả lời. Trong các tính tóan của sự thay đổi lãnh đạo, việc ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ lên Chủ Tịch Quốc Hội là một trong hai kịch bản có thể xẩy ra. Hiện tại Bộ Chính trị có 15 người. Năm người sẽ nghỉ hưu vì lý do tuổi tác: Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Phạm Gia Khiêm, Trương Vĩnh Trọng và Nguyễn Văn Chi. Nguyễn Phú Trọng sẽ được lưu giữ như là Tổng Bí Thư đảng bất kể tuổi tác.
Trong
9 người còn lại, Trương Tấn Sang có nhiều khả năng trở thành chủ tịch nước. Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng và Tô Huy Rứa có thể đứng đầu Ban Bí Thư. Bốn trong số những chức vụ còn lại snằm trong tay các đương nhiệm: Bí thư thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, và TP Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải, và các Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng như Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh
. Vậy là chỉ còn lại hai người: Nguyễn Sinh Hùng và Hồ ĐứcViệt - sẵn sàng để nhậm chức Chủ tịch Quốc hội. Có tin đồn là ông Việt sẽ rời bỏ Bộ Chính trị để về nghỉ hưu, nếu vậy, theo mặc định, Nguyễn Sinh Hùng sẽ là ứng cử viên duy nhất cho chức Chủ tịch Quốc hội.
Việc Nguyễn Sinh Hùng được trở thành Chủ tịch Quốc hội sẽ gây tranh cãi vì người ta xem ông là một người khó khăn để làm việc cùng. Ông ta cũng từng là một cái gai ở sườn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Người giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội phải là người biết nhún nhường và có khả năng dung hòa những khác biệt để đạt đựơc sự đồng thuận. Cả Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đều có khả năng đó, nhưng Nguyễn Sinh Hùng thì không chắc.
ANSWER: This is a good question and one that is difficult to answer. The mathematics of leadership change make Sinh’s appointment as Chair of the National Assembly (chu tich Quoc Hoi) one of two possibilities. There are currently 15 members of the Politburo. Five will retire on grounds of age: Nong Duc Manh, Nguyen Minh Triet, Pham Gia Khiem, Truong Vinh Trong and Nguyen Van Chi. Nguyen Phu Trong will be kept on as party secretary general despite his age.
That leaves 9 others remaining. Truong Tan Sang is tipped to become the next president, Nguyen Tan Dung will remain as prime minister and To Huy Rua might head the Secretariat. Four of the remaining places will remain with the incumbents: party secretaries of Hanoi and Ho Chi Minh City (Pham Quang Nghi and Le Thanh Hai respectively) and the ministers of National Defense and Public Security (Phung Quang Thanh and Le Hong Anh respectively).
That leaves ony two individuals – Nguyen Sinh Hung and Ho Duc Viet – available to fill the post of chairman of the National Assembly. There are rumors that Viet will retire from the Politburo. Therefore, by default, Hung would be the only candidate available for chairman of the National Assembly.
Hung’s appointment would be controversial because he is reportedly a difficult personality to get along with. He has also been a thorn in the side of Prime Minister Dung. The chair of the National Assembly needs to be self-effacing and have the ability to broker compromise and reach consensus. Both Nong Duc Manh and Nguyen Phu Trong had that ability, Hung is less certain.

(Xem tiếp :

VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN HOA KỲ - TRUNG QUỐC (Phần 2) - Người Việt Online http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/01/viet-nam-trong-tuong-quan-hoa-ky-trung.html

.
.
.

No comments: