Friday, January 14, 2011

VIỆT NAM TRONG TƯƠNG QUAN HOA KỲ - TRUNG QUỐC (Phần 2) - Người Việt Online

Người Việt
Thursday, January 13, 2011

Đề tài: Việt Nam, trong tương quan Hoa Kỳ - Trung Quốc

Giáo Sư Carl Thayer (trái)và Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng


13. Hỏi:
Trung Quốc và Hoa Kỳ, ai có quyền lựa chọn, và sự lựa chọn nhiều hơn, đối với Việt Nam ? Việt Nam có sự lựa chọn nào không, trong việc nên 'đi' với Bắc Kinh hay/và Washington ? Hà Nội đã chọn lựa như thế nào trong thời gian qua? (Người Việt Nam)
Between China and the US , which country has the most influence and can exercise more options with Vietnam ? Does Vietnam has any choice between siding with the US and China ? And how do you think Ha Noi has “chosen”
up to this point?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn. TQ cần phải giữ Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của mình hay ít ra không chịu ảnh hưởng bởi một quốc gia đối thủ . Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam vững mạnh và độc lập đối với TQ, nhưng sẽ không cần phải làm điều này bằng mọi giá.
Việt Nam muốn xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và Tây Phương mà không gây thù nghịch một cách không cần thiết với TQ. Họ đã làm được như vậy, và ở một chừng mực nào đó họ đã thành công.
A: The US has more options. China must see to it that Vietnam remains under its influence or at least not under the influence of a rival country. The US would like for Vietnam to be strong and independent from China , but does not have to do it at all costs.
Vietnam seeks closer ties with the US and the West without antagonizing China unnecessarily. It has done so and, to certain extent, has been successful.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Việt Nam hơn so với Hoa Kỳ vì Trung Quốc và Việt Nam đều có đảng cộng sản. Điều này tạo ra một đường dẫn đặc biệt cho Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam. Lãnh đạo Đảng họp hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, các quan chức cao cấp tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, và Tổng cục Chính trị quân đội của hai quốc gia cùng trao đổi. Trung Quốc không đặt áp lực lên Việt Nam về tự do tôn giáo và nhân quyền. Thật ra, Bộ công an của hai nước thường xuyên tương tác để học hỏi lẫn nhau. Hoa Kỳ có lẽ có ảnh hưởng kinh tế nhiều hơn bởi vì Việt Nam cần tiếp cận thị trường Mỹ và đầu tư của Mỹ về chuyển giao công nghệ. Điều này trái ngược với đầu tư rất thấp và chuyển giao công nghệ tối thiểu của Trung Quốc vào Việt Nam.
Việt Nam theo đuổi một chính sách ngọai giao 'bốn hương tám phướng' và không vĩnh viễn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Trung-Việt năm 1991, Việt Nam có lẽ đã nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn. Thật ra, quan hệ với Trung Quốc của Việt Nam thường giảm tốc độ những quan hệ phát triển với Hoa Kỳ, đặc biệt là những quan hệ quốc phòng. Nhưng việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, từ cuối năm 2007, đã thay đổi tất cả điều này. Việt Nam hiện đang theo đuổi các mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ để khuyến khích sự có mặt của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hà Nội xem sự hiện diện của Hoa Kỳ như một cân bằng với Trung Quốc.
Mối bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là một chủ đề được tranh luận trong đảng. Phe bảo thủ tìm đến Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến ý thức hệ và mô hình phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề biển Đông đã làm tất cả mọi vấn đề liên quan đến Trung Quốc trở thành căng thẳng. Giới trí thức Việt Nam là những người có tinh thần quốc gia và do đó không ít thì nhiều đều có thái độ chống Trung Quốc. Trong khi đó, những người Việt theo đuổi quan điểm hội nhập quốc tế và quan hệ với Hoa Kỳ, phải vượt qua những lời chỉ trích Hoa Kỳ và áp lực của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Phe bảo thủ cho rằng 'thế lực thù địch' đang tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua diễn biến hòa bình. Điểm mấu chốt là Việt Nam theo đuổi một zig-zag thẳng hàng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.
ANSWER: China has more political influence in Vietnam than the US because China and Vietnam both have communist parties. This provides a special conduit for China to influence Vietnam. Party leaders hold regular summit meetings, senior officials hold theoretical seminars to share experience, and the General Political Departments in both militaries interact. China puts no pressure on Vietnam with respect to religious freedom and human rights. In fact their public security ministries regularly interact to learn from each other. The United States probably has more economic influence because Vietnam needs access to the US market and US investment and technology transfer. This contrasts to low Chinese investment and minimal technology transfer.
Vietnam pursues an “all-directional” foreign policy and does not permanently side with China or the United States. Since the normalization of Sino-Vietnamese relations in 1991, Vietnam has probably sided more with China. In fact, Vietnam’s relations with China often put a break on developing ties with the United States. This has been the case with defense relations particularly. But Chinese assertiveness in the South China Sea, since late 2007, has changed all this. Vietnam is now pursuing defense ties with the United States in order to encourage the US to remain engaged in Southeast Asia. Hanoi views an American presence as a balance against China.
Vietnam’s conduct of its relations with China and the United States is a subject of internal party debate. Conservatives look to China on matters of ideology and as a model of economic development. But the South China Sea issue has made all matters Chinese contentious. The elite in Vietnam is nationalist and therefore to a certain extent anti-China. For those in Vietnam pursuing international integration and relations with the US, they have to surmount US criticism and pressure over human rights and religious freedom. The conservatives argue that “hostile forces” are trying to subvert Vietnam’s socialist regime through peaceful evolution. The bottom line is that Vietnam pursues a straight zig-zag line between Beijing and Washington.


14. Hỏi:
Nguyễn Tấn Dũng đang 'popular', chắc còn ngồi đủ 1 nhiệm kỳ Thủ Tướng, rồi 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư nữa mới có cơ 'diễn biến hoà bình' tại VN. Tổng cộng 15 năm. Hai vị có nghĩ CSVN sẽ lùi vào bóng tối lịch sử trong 15 năm nữa không, hay là tôi
bi quan quá đáng?(Henry Nguyen)
Q: Nguyen Tan Dung is still being” popular”, I think he will finish one more term of being Prime Minister, and 2 terms of being General Secretary before there is a chance for a “peaceful evolution” in Vietnam. That’s a total of 15 years. Do you both think that we have to wait another 15 years for the Vietnamese Communist to be a thing of the past, or am I being overly pessimistic?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Có vẻ như ông Dũng sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng hay ngay cả sẽ làm Tổng Bí Thư. Tuổi tác ông ta quá lớn khó có thể nắm thêm hai nhiệm kỳ TBT của đảng CSVN, sau khi đã phục vụ thêm 5 năm ở ghế Thủ Tướng.
A: It is likely that Mr. Dung will continue to be the PM of VN or even SG. It would be too old for him to assume two additional terms as SG of the CPV after having served an additional five years as PM.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Nguyễn Tấn Dũng có thể được tái đề cử nắm thêm nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm nữa nhưng khó thể nào trở nên tổng bí thư đảng vào cuối nhiệm kỳ này. Ông Dũng sinh năm 1949, sẽ là 67 tuổi vào phiên nhóm quốc hội kỳ tới. Đảng có thể đưa ra qui định ngoại lệ mới cho phép người trên 67 tuổi làm tổng bí thư, nhưng ông Dũng chỉ có thể ngồi được tối đa một nhiệm kỳ. Theo tôi họ sẽ chọn người trẻ hơn.
Trong 15 năm tới Việt Nam vẫn giữ danh nghĩa cộng sản.
ANSWER: Nguyen Tan Dung may well be re-nominated for another five-year term as prime minister but he is unlikely to be made party secretary general at the end of this period. Dung was born in 1949 and he will be 67 at the next congress. It is possible the party could invoke the rule allowing exemptions for the party secretary general to be over 65 but Dung could serve only one term. It is my assessment they will go for someone younger.
In 15 years Vietnam will still be nominally communist.


15. Hỏi:
Tại sao người CSVN rất là sợ Trung Quốc? Và họ lại bán đứng đi nhiều phần của lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc? Người dân trong nước và ngoài nước nên làm gì để bảo vệ tổ quốc? (Võ)
Q: Why are Vietnamese Communsit afraid of China? And sell many parts of Vietnamese territory to China? What should people in and out of the country do to protect our land?
Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Lãnh đạo cộng sản của
Việt Nam ngày nay phải đối mặt với những tình huống khó xử tương tự như người tiền nhiệm của họ: làm thế nào để quản lý các mối quan hệ không cân xứng với láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam đứng hàng thứ mười ba trên thế giới kể về dân số, nhưng về mặt kinh tế nó chỉ nhỏ bằng một tỉnh trung bình của Trung Quốc. Việt Nam phải cân bằng mối bang giao này bằng cách thừa nhận sức mạnh vượt trội của Trung Quốc, mà vẫn đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà các nước láng giềng của Việt Nam. Việt Nam không thể đi những bứơc lùi trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, vì như thế sẽ bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam chắc chắn có thể bảo vệ lãnh thổ đất liền của mình. Nhưng lãnh hải lại là một vấn đề khác. Quần đảo Hòang Sa đã bị mất từ thời Việt Nam Cộng Hòa, với Hoa Kỳ là đồng minh. Ngày nay Trung Quốc có khả năng thực thi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển Nam Hải Việt Nam phải chịu, Trung Quốc quyền lực để làm như vậy.
Việt Nam phải xây dựng lực lượng quốc phòng riêng của mình và tìm kiếm đồng minh cũng như sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Sự tiến thóai lưỡng nan của Việt trong việc đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, không phải là vấn đề của riêng Việt Nam một mình, mà là vấn đề chung của tòan bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
ANSWER: Today’s Vietnamese communist leaders face the same dilemmas as their predecessors: how do you handle assymetric relations with the giant neighbor to the north. Vietnam ranks thirteenth in population in the world but it is only a middle size Chinese economy. Vietnam must manage this relationship by acknowledging China’s superior power while obtaining from China respect for Vietnam’s autonomy. China’s rise is affecting not just Vietnam but its neighbors. Vietnam cannot hold back from developing relations with China, it would be left behind.
Vietnam can surely defend its land territory. But at sea the matter is different. It was the Republic of Vietnam, with the US as an ally, that lost the southern Paracels. Today China has the ability to enforce unilateral fishing bans in the South China Sea at Vietnam’s expense because it has the power to do so.
Vietnam must build up its own defense forces and seek allies and support from the international community. Vietnam’s dilemma in dealing with a rising and increasingly powerful China is not Vietnam’s problem alone, it is one faced by the entire Asia-Pacific.


16. Hỏi:Khi Bộ-Trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Trung-Quốc, họ có khoe máy bay tàng hình, chuyện đó hư thực ra sao, xin cho ý kiến?(Thọ Trần)
When US Minister of Defense visited Bejing , China boasted about their Stealth Bomber, was there some truth in that story?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Điều đó có thật.
It is true.


17. Hỏi: Việt Nam nổi tiếng với chiến lược du kích trong lịch sử chiến tranh chống Trung Quốc, Pháp và Mỹ, nhất là trên bộ trừ hai lần trên biển, một lần với quân Hán vào thế kỷ thứ 8 và chống quân Mông Cổ thế kỷ 12. Có cái gì giống như chiến tranh du kích trong hải chiến hiện đại thời nay? (Nguyen Noi)
Q: VietNam has been well known with guerrilla warfare tactics thoughout history against Chinse, French and American, mostly on land, except 2 times on water against Han’s navy in 8th century and against Mogolian’s navy in 12th century. Is there such thing as guerrilla tactics in modern Navy of today ?
Giáo sư Carl Thayer trả lời:Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất, tôi được nghe những lời chỉ trích về quyết định mua sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class của Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những chiếc tầu này quá tốn kém và chi phí bảo trì sẽ 'giết' Việt Nam. Những người chỉ trích cho rằng dùng tiền đó để mua tầu tuần tra tên lửa chạy nhanh thì tốt hơn. Mặt khác, sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class là một phương tiện ngăn chặn mạnh mẽ. Những tầu này hoạt động ẩn và có thể tấn công bất ngờ. Việt Nam cũng đã bắt đầu mua những tầu chống hạm đội tên lửa tấn công nhanh đậu ở đất liền. Những tầu tấn công nhanh và tầu ngầm có thể được dùng cho những cụôc tấn công quấy rối, nhưng những căn cứ trên bờ sẽ dễ tổn hại khi bị tấn công.
ANSWER: In my most recent visit to Vietnam I heard criticism of Vietnam’s decision to purchase six Kilo-class submarines. The critics argued they were too expensive and the maintenance costs four “kill” Vietnam. These critics argued that money could be better spent on fast missile patrol boats. On the other hand, six Kilo-class submarines is a powerful deterrent. They operate by stealth and can attack with surprise. Vietnam has also begun acquiring land based anti-ship cruise missiles.Both fast attack craft and submarines would be used to conduct harassing raids. But their bases on shore would be vulnerable to air attack.


18. Q
:U.S. Navy are moving to the Western Pacific 3 fleets of force led by carriers. In the long run, US will need 1 additional naval base for a carrier-level force, in addition to the 2 in Japan and South Korea in Northeast Asia. Do you think the US needs a base in Cam Ranh, Vietnam or Subic Bay, Philippines to even out the forces in the 2 areas Northeast and Southeast Asian? The Changi base in Singapore is too small. (Nguyen Manh Tri).

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
ANSWER: fixed military bases are expensive to maintain and subject to the domestic politics of the host country. In today’s world, they also are vulnerable targets. A former Commander of the US Pacific Command put it this way, the US seek “places not bases.” Cam Ranh Bay would be a suitable stop over point for US ships in transit. As facilities get build up there, Vietnam could undertake minor repairs as it is currently doing. Guam is the center point for US forces and consideration is being given to developing facilities in Australia for US forces at the southern end of the western Pacific.
Vietnam has made it clear it will not permit foreign military bases.
ĐÁP: Những căn cứ quân sự cố định rất tốn kém để duy trì, và chịu ảnh hưởng tình hình chính trị trong nước của quốc gia sở tại. Trong thế giới ngày nay, căn cứ quân sự cố định cũng là mục tiêu dễ bị tổn thương. Một cựu tư lệnh chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ tại phát biểu thế này: Hoa Kỳ đi tìm những 'nơi chốn chứ không phải căn cứ.' Vịnh Cam Ranh Bay sẽ là một điểm dừng thích hợp cho các tàu của Mỹ quá cảnh. Sau khi các cơ sở được xây dựng xong ở đó, Việt Nam có phụ trách những sửa chữa nhỏ như hiện nay. Guam là điểm trung tâm cho các lực lượng Mỹ và đang được cứu xét để phát triển các cơ sở tại Úc cho các lực lượng Hoa Kỳ ở cuối phía nam của Tây Thái Bình Dương.
Việt Nam đã khẳng định rõ ràng là sẽ không cho phép các căn cứ quân sự nước ngoài.


19. Hỏi:
Chúng tôi rất lo lắng về sự tồn vong của đất nước Việt Nam trước sự nhu nhược và độc tài của nhà cầm quyền CSVN và trước sự trấn áp, xâm lăng của Tàu Cộng. Xin quý giáo sư vui lòng cho biết ý kiến. (Đào Văn)
Q: We are very worried about the survival of Vietnam as a country in light of the cowardice and dictatorial ways of the communist Vietnamese government and the invasion by communist China. Please give your opinion. Thank you.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Chính Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc chống lại xâm lược của Trung Quốc tại biên giới Việt Trung vào năm 1979. Câu hỏi của bạn tốt nhất nên đặt ở góc độ so sánh: các nước khác nằm ở biên giới Trung Quốc đang làm gì? Thái Lan từ chối đặt vấn đề Biển Đông vì sự làm mất lòng Trung Quốc. Phi Luật Tân thì lúc nóng lúc lạnh, và không chịu hiện đại hóa quân sự của mình. Phi Luật Tân hy vọng sẽ được Hoa Kỳ hay Trung Quốc che chở để tưởng thưởng cho hành vi phục tòng của mình. Nhà cầm quyền Campuchia hiện nay nhận viện trợ lớn của Trung Quốc, trong khi vài thập niên trước đây Trung Quốc đã hỗ trợ Khmer Đỏ! Tôi đồng ý rằng chính quyền Việt Nam hiện nay là một chế độ độc tài, nhưng tôi sẽ không đồng ý là họ hèn nhát. Nếu Trung Quốc xâm lược Việt Nam ngày hôm nay, họ sẽ phải chịu các cuộc chiến tranh kéo dài tương tự như kẻ ngọai xâm của Việt Nam trước đó gặp phải. Và Việt Nam cuối cùng sẽ thắng thế. Nếu một kịch bản như thế xảy ra đảng cộng sản có thể sẽ được điểm tốt khi Việt Nam thắng trận.
ANSWER: It was communist Vietnam that successfully resisted China’s invasion of its border area in 1979. Your question is best put in comparative perspective: what are other countries on China’s periphery doing? Thailand refused to raise the South China Sea issue for fear of alienating China. The Philippines blows hot and cold and refused to modernize its military. It expects a free ride from the United States and/or for China to reward its compliant behavior. Cambodia’s regime is now accepting large amounts of Chinese aid, while decades ago China was supporting the Khmer Rouge! I agree that Vietnam today is dictatorial but I would not agree it is cowardly. If China invaded Vietnam today it would be subject to the same protracted warfare that previous foreign aggressors encountered. And Vietnam would ultimately prevail. If such a scenario occurred the communist party could take credit for Vietnam’s victory.


20. Hỏi:
Ai cũng biết Trung Quốc giầu lên là nhờ Mỹ giúp. Khi giúp Trung Quốc như vậy, chắc hẳn Mỹ nghĩ rằng mình có thể kiểm soát được sức mạnh và tính tham lam của Trung Quốc. Nhưng liệu rồi đây, Mỹ có giữ được khả năng đó không? Thưa SG Nguyễn Mạnh Hùng và GS Carl Thayer. (Vui Hoàng)
Q: It’s common knowledge that the reason China has become so prosperous is because of the help from the US . Apparently when helping China , the US believed that they can control China ’s growth and ambition. But, in reality, is that something that the US can do?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
TQ trở nên giàu có hầu hết nhờ chính sách của chính họ. Mỹ trao đổi mậu dịch với TQ vì quyền lợi của Mỹ chứ không phải vì quyền lợi của TQ.
A: China has become wealthy mostly because of its own policy. The US trades with China for its own interests not for China ’s interests.


21. Hỏi:

Giáo sư có nghĩ rằng VN hiện nay đang đứng giữa hai lằn đạn ( Hoa Kỳ và Trung Quốc), liệu sách lược VN hôm nay trong thế chiến quốc sẽ như thế nào để giữ vững thế độc lập giữa hai đại cường? Thành thật cám ơn GS. (Nguyễn Thứ Điệp)
Q: Between China and the US , do you think Vietnam is “between a rock and a hard place” ? What should Vietnam ’s strategy be in order to maintain its sovereignty between 2 powerful nations?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Đúng vậy, Việt Nam đang đứng ở thế tiến thoái lưỡng nan. TQ là đe dọa cho chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN, trong khi theo quan điểm của các lãnh tụ cộng sản, Hoa Kỳ là mối đe dọa “diễn tiến hòa bình”. TQ là một mối đe dọa đối với chủ quyền VN, còn Mỹ được nhận thấy như là mối đe dọa đối với sự tồn vong của chế độ CS.
Về câu hỏi thứ hai, xin xem câu trả lời của tôi đáp lại câu hỏi của Ô. Phuc Do
A: Yes, Vietnam is between a rock and a hard place. China presents a threat to Vietnam ’s sovereignty and territorial integrity while, form Vietnamese leaders’ point of view, the US represents the threat of “peaceful evolution.” China is a threat to Vietnam ’s sovereignty, the US is a perceived threat to the survival of the communist regime.
For your second question, please see my answer to Mr. Phuc Do’s question.


22. Hỏi:
Các ông không cần đa đảng nhưng dân VN cần thì sao? Xin giáo sư cho ý kiến. (Hùng)
Q: The US may not need a
multi-party regime, but Vietnam may need it. What do you think?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Hoa Kỳ hoan nghênh một hệ thống lưỡng đảng ở VN. Nếu điều này xảy ra, quan hệ Mỹ Việt sẽ thắt chặt hơn.
The US would welcome a two-party system in Vietnam . If this happened, it would solidify US-Vietnam relations.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:Thuở lập quốc, tiền nhân của Hoa Kỳ không hề mưu tính đến một hệ thống lưỡng đảng mà nó tự tiến hóa một cách tự nhiên. Khía cạnh quan trọng của hệ thống Hoa Kỳ là người dân có thể loại bỏ đảng cầm quyền một cách ôn hòa bằng lá phiếu, và khi một đảng nắm quyền, hệ thống kiểm soát và cân bằng của Mỹ bắt đầu hoạt động. Quyền lực được phân phối đồng đều giữa các ngành Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Hoa Kỳ ngày nay sẽ không là Hợp Chủng Quốc nếu thiếu vắng hệ thống lưỡng đảng.
Chính trị đa nguyên rồi ra sẽ phát triển ở Việt Nam . Khi kinh tế phát triển, các phe nhóm khác nhau trong xã hội sẽ có những quyền lợi riêng. Điều khó là tiến trình chuyển tiếp từ một chế độ độc đảng sang đa đảng sẽ xảy ra như thế nào. Một đảng chống đối sẽ vươn lên từ một nền tảng vững chắc, hay Đảng CS VN có thể tự phát triển thành các cánh khác nhau, một tiến bộ và một bảo thủ. GS Samuel Huntington thuộc trường ĐH Havard, trong cuốn sách nhan đề “The Third Wave,” đề ra ba mô hình dân chủ rộng rãi: (1) kẻ xuất sắc trong giới cầm quyền sẽ là người lãnh đạo; (2) phe chống đối nắm quyền lực; và (3) các phần tử xuất sắc kết hợp với phần tử chống đối mang lại sự thay đổi. Theo quan điểm của tôi, 1 và 3 thích hợp với VN hơn cả.
ANSWER: The US two-party system was not envisaged by the Founding Fathers but evolved naturally. The important feature of the US system is that the citizens can remove the party in power peacefully through the ballot box, and when a party is in power the American system of checks and balances operates. Power is dispersed between Executive, Legislative and Judicial branches. The US today would not be the United States without its two party system.
Political pluralism will inevitably develop in Vietnam . And as the economy develops, different groups in society will have different interests. The difficulty is how the process of transition from a single party to a multi-party regime will take place. An opposition party could emerge with firm roots, or the Vietnam Communist Party could develop separate wings, one progress the other conservative. Harvard Professor Samuel Huntington, in his book The Third Wave, sets out three broad patterns of democratization: (1) elites in power take the lead; (2) the opposition takes power; and (3) elements of the elite join with elements of the opposition to bring about change. In my opinion 1 and 3 are the most likely scenarios for Vietnam


23. Hỏi:

Liệu sự xụp đổ của chế độ cộng sản là có thể hay chế độ này sẽ còn cầm quyền lâu dài? Cám ơn Giáo sư, chúc Giáo sư năm mới sức khỏe dồi dào. (Chân Nguyễn)
Q: Will the collapse of communism in Vietnam be possible, or will this (communist) regime be able to hold on to its power in the years to come?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:Điều ấy có thể xảy ra nhưng không ai có thể nói được khi nào điều ấy sẽ xảy ra. Điều chắc chắn là: chính trị Việt Nam phải thay đổi để thích nghi với thay đổi kinh tế lẫn xã hội, và điều này đang xảy ra. Tôi cũng xin gởi lời chúc mừng năm mới đến ông.
A: It is possible. Nobody can predict exactly when that will happen. One thing is certain: Vietnamese politics must change to accommodate economic and social changes, and it is changing. Happy New Year to you, too.

24. Hỏi:

Việt Nam sẽ đi dây giữa Trung Cộng và Mỹ bao lâu? Chiến tranh Việt Trung có thể xảy ra trong vòng 10 năm nữa hay không và có thể tránh được không? Nếu xảy ra thì VN có thể thắng cuộc chiến đó không? (Dzung Vu)
Q: How long will Vietnam continue to “walk a line” between US and China ? Will there be a war between China and Vietnam in the next ten years? Is that something that can be avoided, and if not, can Vietnam win that war?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Càng lâu càng tốt.
Theo tôi nghĩ, cuộc chiến tranh giữa VN với TQ khó thể xảy ra. Nhưng một cuộc đụng độ nhỏ thì có thể. Việt Nam không thể một mình chống đỡ thành công trong một cuộc chiến với TQ.
A: As long as possible.
A war between Vietnam and China is not likely, in my opinion. A small, brief skirmish is possible. Vietnam cannot win a war with China alone.

25. Hỏi:

Nếu Việt Cộng chịu bảo vệ quyền lợi của Việt Nam chống Trung Quốc cũng như VNCH làm năm 1973, Hoa Kỳ có im lặng đứng xem như lần trước? Hay có phản ứng gì khác từ phía Hoa Kỳ? Tại sao khác phản ứng lần trước (1973)? (Nguyễn Nội)Q: If the Viet Cong were willing to defend the Vietnam’s interest against China just like the Republic of South VietNam did in 1973, would USA just quietly stand by and watch like last time ? or what kind of reaction would there be from USA ? why different reaction from last time (1973) ?
Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Trong thời gian hiện tại, cơ hội Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào xung đột giữa Việt Nam Trung Quốc rất thấp. Hoa Kỳ sẽ huy động cộng đồng quốc tế để tạo áp lực lên những bên tham chiến để chấm dứt chiến tranh. Nhưng điều đó phụ thuộc vào nguyên nhân của cuộc xung đột và ai là người gây chiến. đã được những người gây nên . Nếu Trung Quốc kẻ gây hấn, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam tình báo cần thiết, và Hải quân Mỹ có thể ngăn chặn các tàu Trung Quốc đi vào khu vực xung đột.
ANSWER: The United States is highly unlikely to intervene military in a conflict between Vietnam and China today. The United States would mobilize the international community to bring pressure on the belligerents to cease hostilities. But first it depends on what the cause of the conflict was and who provoked it. If China was the aggressor the US might provide Vietnam with appropriate intelligence. And the US Navy might deter Chinese ships from entering the conflict zone.

26. Hỏi:
Khả năng thật của vũ khí hạt nhân Trung Quốc là gì? Thí dụ, có thể nào phá hủy hết các thành phố lớn của Nhật trong 24 giờ, …, vũ khí này có thể phá hủy tới bao nhiêu và bao xa? (Nguyễn Nội)
What is the real capability of China’s nuclear weapon ? For example, can it destroy all major Japan’s cities in 24 hours, …, how far and how much can it destroy ?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Hiện Trung Quốc có khỏang 20 đầu đạn hạt nhân, hay nhiều hơn. Không có quốc gia nào trên thế giới hiện đại có thể tồn tại nếu hai mươi thành phố lớn nhất của nó bị vũ khí hạt nhân phá hủy. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh Nhật Bản, nó có thể sẽ bị Hoa Kỳ trả đũa. Kịch bản này đặt trên giả sử là Trung Quốc ra tay đột ngột và không cảnh báo. Trên thực tế, sự suy thoái dần dà của quan hệ song phương sẽ là một cảnh báo cho Nhật Bản. Nhật Bản có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng vài tháng. Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, không có người chiến thắng.
ANSWER: China may possess something of the order of 20 or more nuclear warheads. There is no modern country in the world today that could survive if twenty of its largest cities were destroyed by nuclear weapons. If China used nuclear weapons against Japan it would likely suffer retaliation from the United States. The above scenario presupposes China acted suddenly and without warning. It is more likely that the deterioration of bilateral relations would provide Japan with warning time. Japan can in a matter of months develop nuclear weapons. There are no winners in a nuclear war.


27. Hỏi:
Giả sử Nam Hàn có thể và đồng ý hợp nhất với Bắc Hàn về kinh tế, nếu Trung Quốc bán đứng Bắc Hàn (như Mỹ đã làm với Nam Việt Nam) và bảo đảm quyền tự do đi lại ở biển Nam Trung Hoa cho Hoa Kỳ, Nhật và Hàn Quốc, và đổi lại Hoa Kỳ sẽ để cho Trung Quốc toàn quyền điều khiển tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa và Việt Nam, thì Hoa Kỳ có đồng ý đề nghị này không? (Nguyễn Nội)
Q: Assuming that South Korea is able and willing to absorb North Korea economically, if China proposed to sell off North Korea (just like American did to South Viet-Nam) and guarantee the free passage in South China sea to USA, Japan and Korea, in return USA would let China control fully the resources of South China sea and VietNam, would USA buy this proposal ?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:Trung Quốc sẽ ở vào một vị trí suy yếu đi nhiều nếu Hàn Quốc đã được thống nhất như một quốc gia đồng minh thân Mỹ. Trung Quốc không thể cấp quyền đi lại qua Biển Đông một cách miễn phí, vì nó không thể kiểm soát sự chuyển động của tầu hải quân Mỹ và hải quân của đồng minh. Tất cả các nguồn tài nguyên tại Biển Đông không cũng không đáng đánh đổi cho một Hàn Quốc thống nhất thân Mỹ. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng vùng biển quốc tế là tài sản chung của toàn cầu mà mọi quốc gia phải được hưởng.
ANSWER: China would be in a much weakened position if Korean were unified under a pro-American ally. China is in no position to grant free passage to the South China Sea because it cannot control the movement of US and allied naval vessels. All the supposed resources in the South China Sea are not worth a unified pro-American Korea (the Germany of East Asia). The US would continue to insist that international waters are part of the global commons to be enjoyed by all nations.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Đây là câu hỏi có tính cách giả thuyết. Tôi không tin tương lai sẽ diễn tiến theo một cách đơn giản như vậy.
This is a hypothetical question. I doubt that future development will take place in such a simplistic manner.


28. Hỏi:1) Có tin đồn từ Wikileaks là Việt Nam xin Trung Quốc cho là một nước tự trị dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc. Có thật không?
2) Nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, Mỹ có giúp?
3)ASEAN dường như không xứng nổi với Trung Quốc về quân sự, vậy ASEAN phải làm gì để đối phó với Trung Quốc trong trường hợp một nước ASEAN bị Trung Quốc tấn công? (Jon Lương)
Q:
1) There is a rumor from Wikileaks that Vietnam requested China to become an autonomous country under China’s direction. Is it true?
2) If China attacks Vietnam, America will help?
3) ASEAN seems no match to China in term of military, what should ASEAN do to cope with China in case 1 among ASEAN countries being attacked by China?


Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Tôi chưa được nghe tin đồn này. Tôi sẽ cần phải xem chi tiết và thời điểm mà tin đồn này nói tới. Tổng thống Roosevelt đã đề nghị với ông Tưởng Giới Thạch là cho ông quyền kiểm soát đối với Việt Nam, và ông ta đã từ chối một cách khôn ngoan.
Đối với phần 2 của câu hỏi, câu trả lời còn tùy vào nguyên nhân gây ra chiến sự và ai là người đã có lỗi. Nếu Trung Quốc là kẻ xâm lược Mỹ sẽ huy động cộng đồng quốc tế để áp dụng hình thức xử phạt thích hợp và làm áp lực chấm dứt chiến sự cũng như tìm cách đưa đến một thỏa thụân. Mỹ có thể cung cấp thông tin tình báo kịp thời hoặc thậm chí thiết bị quân sự cho Việt Nam. Mỹ có thể cũng huy động tàu của mình để ngăn chặn các tàu Trung Quốc đi vào khu vực chiến tranh. Mỹ sẽ kỳ vọng Việt Nam phải tự vệ trước.Việt Nam không phải một đồng minh hiệp ước của Mỹ và do đó không có quyền kêu gọi hỗ trợ của quân đội Mỹ.
Đối với phần 3: ASEAN yếu về mặt quân sự bởi vì nó không có một lãnh đạo chung. Nếu các thành viên chủ chốt, đang là đồng minh Hoa Kỳ hay đối tác chiến lược của ASEAN bị Trung Quốc tấn công, Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự với liên minh của các khu vực quy định. Nếu ASEAN bị tấn công gần như cả thế giới sẽ áp dụng các biện pháp phong tỏa để trừng phạt về Trung Quốc. Giao thương sẽ bị phá vỡ. Trung Quốc sẽ phải trả giá khủng khiếp và mất đi nhiều thành quả phát triển của nhiều thập niên. Hành động như thế sẽ mang được lợi gì cho Trung Quốc? Hiện giờ nhiều nướcc ASEAN đã đang thân với Trung Quốc.


ANSWER: I have not heard the rumour. I would need to see the details and what historical period was being referred to. It was President Roosevelt who offered Chiang Kai-shek control over Vietnam and he wisely declined.
As for part 2, it depends on the cause of hostilities and who was to blame. If China was the aggressor the US would mobilize the international community to adopt appropriate sanctions and to press for an end to hostilities and a negotiated settlement. The US might provide timely intelligence or even military equipment to Vietnam. The US might also station its ships so as to prevent Chinese ships from entering the war zone. The US would look to Vietnam to defend itself in the first instance. Vietnam is not a treaty ally of the US and therefore has no call on US military support.
As for part 3: ASEAN is weak militarily because it does not have a joint operational command. If key members of ASEAN who are US allies or strategic partners were attacked by China, the US would intervene militarily with a coalition of other regional stated. If ASEAN were attacked nearly the whole world would apply sanctions on China. Trade would be disrupted. China would pay a terrible price and forfeit decades of development. What could China possible gain by such actions? Many ASEAN countries are already close to China.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
1.Tôi không thấy có bằng chứng nào chứng tỏ lời đồn đại đó là sự thật.
2. Xin xem câu trả lời của tôi cho câu hỏi của ông Nguyễn Giao
3. Trong trường hợp hiện nay thì ASEAN không làm được gì nhiều.
A:
1) I have no evidence that such rumor is a correct description of fact.
2) I have answered this question to Mr. Nguyen Giao.
3) Under the present circumstances, not much.


29. Hỏi:
Biết rằng cũng 4 khuôn mặt cũ sẽ đến từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam sắp chấm dứt, có hy vọng nào cho tương lai? Tôi không có hy vọng nào cả và sẽ phải quên đi lời phân tích và tiên đoán năm 2005 của Goldman Sach là Việt Nam sẽ là một trong số 11 kế tiếp. (Larry Dinh)
Given the same 4 old faces coming from the Vietnam's Communist Party Congress which will be ended soon, Is there any hope in the future ? I have no hope at all and certainly I should forget Goldman Sach's 2005 analysis and prediction that VN will be one of the NEXT ELEVEN.

Trả lời của GS Thayer
Thật ra Việt Nam đã thực hiện một quá trình thay đổi theo từng thế hệ kể từ đại hội đảng thứ Năm vào tháng Ba năm 1982. Giờ thì việc một phần ba hay nhiều hơn thành viên của các Ủy ban Trung Ương về nghỉ hưu, và số người về hưu của Bộ Chính Trị còn nhiều hơn đã trở thành thông lệ. Các nhà lãnh đạo chỉ được tại chức tối đa hai nhiệm kỳ và phải - với một ngoại lệ nhỏ - nghỉ hưu ở tuổi 65. Tôi năm nay đã 65 tuổi, nhưng vẩn thấy mình còn nhiều sức để phụng sự. Những 'gương mặt cũ', gọi theo cách của bạn, đã mở cửa đưa Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu , và tạo một tỷ lệ tăng trưởng sản xuất trung bình khoảng 7% một năm trong thập niên qua. Trong khi 5 người đương nhiệm trong Bộ Chính trị sẽ đảm nhiệm những chức vụ cao nhất của nhà nước và đảng, 5 hoặc 6 người mới sẽ gia nhập Bộ Chính trị. Việt Nam có tiềm năng để trở thành một quyền lực quan trọng bậc vừa. Trong cuộc hội thảo mỗi 4 năm, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã đưa ra tín hiệu là Việt Nam Indonesia và Malaysia là những đối tác chiến lược tiềm năng.
ANSWER: In fact Vietnam has been carrying out a phased process of generational change since the 5th party congress in March 1982. It is now routine that up to a third or more of Central Committee members will retire and even more members of the Politburo. Leaders are given a limit of two terms in office and must – with a small exception – retire at 65. I am 65 and still feel I have much to offer. The “old faces” as you call them have opened Vietnam to the global economy and produced growth rates averaging about 7% for the last decade. While five incumbents on the Politburo will assume the highest state and party offices, 5 or 6 new persons will join the Politburo. Vietnam has the potential to become an important middle power. The US Defense Department in its Quadrennial Defense Review has signaled out Vietnam along with Indonesia and Malaysia as a potential strategic partner.

* Phần trả lời đang tiếp tục được cập nhật



Người Việt Online hân hạnh làm cầu nối giữa độc giả Việt Nam và 2 giáo sư hàng đầu về vấn đề Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc: Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng và Giáo Sư Carl Thayer.
Cuộc phỏng vấn trực tuyến sẽ có sự tham gia cùng lúc của hai vị giáo sư, một ở Hoa Kỳ, một ở Úc Châu. Đề tài phỏng vấn xoay quanh chủ đề “Việt Nam trong thế tương quan Hoa Kỳ - Trung Quốc.”
Phần trả lời của 2 diễn giả, kéo dài 1 giờ đồng hồ, được trình bày bằng cả 2 ngôn ngữ, Anh và Việt (phần Việt ngữ do Người Việt chịu trách nhiệm chuyển dịch).

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Giáo S
ư Nguyễn Mạnh Hùng trước năm 1975 tốt nghiệp đại học luật khoa Sài Gòn, sau đó du học tại Hoa Kỳ, lấy bằng tiến sĩ về Bang Giao Quốc Tế tại đại học Virginia.
Sau đó, ông trở về Việt Nam, từng đảm nhiệm vị trí Thứ Trưởng Kế Hoạch của Việt Nam Cộng Hòa.
Hiên Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng giảng dạy môn Chính Trị Học và Bang Giao Quốc Tế, đồng thời là giám đốc Chương Trình Nghiên Cứu Đông Dương tại đại học George Mason, Virginia.

Giáo sư Carl Thayer
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu quân sự, hiện giữ vị trí Giám Đốc Diễn Đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng (Defense Studies Forum), Học Viện Quốc Phòng tại đại học New South Wales, Canberra, Úc.
Ông tng nhiu ln đến Việt Nam tham dự nhiều hội thảo, nghiên cứu, và là tác gi ca gn 400 bài viết nghiên cu tình hình chính tr ca các quc gia Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Một trong những công trình nghiên cứu của ông trong 4 thập niên qua là vấn đề Biển Đông.

------------------------------------------

Những Bài Liên Quan:

‘Hoa Kỳ hiện diện, Trung Quốc không thể múa gậy vườn hoang’ (Wednesday, July 29, 2009 11:48:44 AM)
Trả lời phỏng vấn của Nhật báo Người Việt hôm 28 tháng Bảy năm 2009, Giáo sư Carl Thayer nhận định rằng, "với sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc không thể múa gậy vườn hoang”. Ông còn nói, “nếu là một người Việt Nam, tôi sẽ rất vui trước sự kiện này.”
Giáo sư Carl Thayer: 'Có lẽ Việt Nam đang mừng thầm' (Monday, July 26, 2010 6:19:00 PM)
Hoa Kỳ không đứng về quốc gia nào trong việc tranh chấp lãnh thổ, nhưng lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ bao gồm tự do hàng hải, về sự an toàn và an ninh khi di chuyển trên vùng Biển Ðông, và luật lệ quốc tế, theo quan điểm của Hoa Kỳ được tôn trọng.
Phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh Hùng về Mỹ-Việt-Hoa (Friday, August 27, 2010 3:30:24 PM)
Nếu Trung Quốc tấn công những nước như Úc chẳng hạn, như Nhật, Phi Luật Tân, thì Mỹ sẽ phản ứng lại ngay lập tức vì Mỹ có hiệp ước liên minh quân sự với các nước này. Còn đối với Việt Nam thì Mỹ chưa có quan hệ đồng minh quân sự. Phản ứng hay không còn tùy thuộc vào tình huống.
Nhận xét về ‘Nguyễn Phú Trọng sẽ là Tổng bí thư? (Friday, December 17, 2010 12:20:27 AM)
Ba chuyên gia am hiểu tình hình chính trị tại Việt Nam: GS. Carl Thayer, GS. Nguyễn Mạnh Hùng và Nhà báo Bùi Tín, nhận xét về tin ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là tân tổng bí thư đảng CSVN.
.
.
.

No comments: