Me. Nâ'm 's Blog
Jan 20, '11 11:03 PM
Trong kỳ Đại hội đảng vừa qua, tôi đặc biệt chú ý đến khái niệm "công hữu tư liệu sản xuất".
Rõ ràng đây không phải là một khái niệm mới, bởi trong quá khứ với chính sách quốc hữu hoá thì các đỉnh cao trí tuệ đã thu gom đất đai, tài sản, nhà xưởng, máy móc của rất nhiều gia đình.
Đó không phải là hình thức "công hữu tư liệu sản xuất" hay sao?
Rõ ràng đây không phải là một khái niệm mới, bởi trong quá khứ với chính sách quốc hữu hoá thì các đỉnh cao trí tuệ đã thu gom đất đai, tài sản, nhà xưởng, máy móc của rất nhiều gia đình.
Đó không phải là hình thức "công hữu tư liệu sản xuất" hay sao?
Nạn nhân điển hình nhất của các cá nhân tự cho mình là "cộng sản chuyên chính" ấy, chính là vua Lốp.http://suckhoedoisong.vn/20090625042228890p61c89/vua-lop-ngay-ay-bay-gio.htm
http://tamnhin.net/Guong-mat/1931/Nhung-nguoi-vua-lop-mang-on.html
Rất nhiều gia đình, và vài ba thế hệ đã phải trả giá cho chính sách cào bằng tài sản, đất đai của toàn dân, trừ lý lịch.
Quốc hữu hoá nhưng lại xét lý lịch, tuỳ theo dạng, tuỳ theo chính sách.
Bản chất cái chính sách đó thể hiện mầm mống tư hữu nhằm làm lợi cho một số (nhóm) người ngay từ đầu.
Lấy của thiên hạ làm của chung thì rất dễ, bởi thiên hạ có không đồng ý thì cũng có được đâu?
Rồi một khi đã gọi là của chung thì sẽ dẫn đến tình trạng "cha chung không ai khóc" thì lại có bàn tay tư hữu thò vào.
Sau quá trình "công hữu" sẽ là tiến trình "tư hữu".
Tôi nhớ trong tiểu luận "Cuộc cách mạng bị thất lạc" của nhà văn Đào Hiếu, mở đầu, ông đưa ra hình ảnh đàn chim bồ câu và lũ gà đang tranh ăn, rượt đuổi nhau trước sân nhà và kết luận:
- "Loài vật còn có óc tư hữu, huống chi loài người?" (**)
Rõ ràng tư hữu là bản năng, và mọi quá trình công hữu dù được dẫn dắt và nguỵ biện dưới những lớp áo học thuyết, lý luận, định hướng.... đều là nguỵ biện.
Một cá nhân có thể kiềm chế bản năng tư hữu của chính mình nhưng chắc chắn không thể chống lại hoặc kiểm soát bản năng đó của những người khác.
Thực tế đã chứng minh những người hô hào giương cao khẩu hiệu chống tham nhũng chính là những người tham nhũng bậc nhất ở đất nước này. Thử hỏi, mình không thắng được bản năng tham lam của mình thì làm sao kêu gọi người khác??
Đại hội đảng lần thứ XI kết thúc, mục đích là kêu gọi toàn dân thống nhất với mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa theo con đường định hướng ban đầu.
Nhưng rõ ràng, tất cả chỉ là nguỵ biện, sử dụng một mớ học thuyết, lý luận để lừa bịp nhân dân. Bởi nói dông dài, nhưng xét về thực tế trong bao nhiêu năm nay các nhà quản lý tài ba của chúng ta đã sử dụng số "tư liệu sản xuất công hữu" đó để làm gì?
Và những người "bị" bắt ép tuân theo chính sách quốc hữu hoá đó được gì?
Từ công hữu đến tư hữu, liệu có thực sự được không?
Tôi sẽ không trả lời, và mượn một đoạn của nhà văn Đào Hiếu để kết thúc entry này.
"Thực tế có cách mạng vô sản nào đâu?
Thực tế có ai thèm ngó ngàng gì tới cái gọi là cách mạng vô sản?
Hiện nay còn tệ hại hơn. Những người cầm quyền chỉ lo vơ vét, lo ăn cắp, lo tranh giành địa vị, lo giết nhau, hạ bệ nhau, bỏ tù nhau... Có ai rảnh mà đi làm cách mạng vô sản, có ai dư hơi mà nghĩ tới chuyện xây dựng chủ nghĩa xã hội?"
Thực tế, những người cộng sản Việt Nam bây giờ đã bỏ đảng của họ rồi, đã bỏ quên "cách mạng vô sản" trong tủ nhà cô bồ nhí nào đó, và đã đánh mất chìa khoá rồi..." (**)
(*) Tên tiểu luận "Cuộc cách mạng bị thất lạc" của Đào Hiếu.
(**) Trích từ tiểu luận "Cuộc cách mạng bị thất lạc"
P/s: Lúc viết những dòng này, tự nhiên tôi nhớ lại câu chuyện của anh đã kể cho mình trong những ngày anh học ở Nga. Những người bạn từ nước Nga đã vỗ vai anh và nói: "Chủ nghĩa cộng sản thứ mà đất nước tao đã vứt bỏ lâu rồi thì chúng mày lại nhặt về để làm phương châm và định hướng".
Chua chát không?
- "Loài vật còn có óc tư hữu, huống chi loài người?" (**)
Rõ ràng tư hữu là bản năng, và mọi quá trình công hữu dù được dẫn dắt và nguỵ biện dưới những lớp áo học thuyết, lý luận, định hướng.... đều là nguỵ biện.
Một cá nhân có thể kiềm chế bản năng tư hữu của chính mình nhưng chắc chắn không thể chống lại hoặc kiểm soát bản năng đó của những người khác.
Thực tế đã chứng minh những người hô hào giương cao khẩu hiệu chống tham nhũng chính là những người tham nhũng bậc nhất ở đất nước này. Thử hỏi, mình không thắng được bản năng tham lam của mình thì làm sao kêu gọi người khác??
Đại hội đảng lần thứ XI kết thúc, mục đích là kêu gọi toàn dân thống nhất với mục tiêu tiến lên xã hội chủ nghĩa theo con đường định hướng ban đầu.
Nhưng rõ ràng, tất cả chỉ là nguỵ biện, sử dụng một mớ học thuyết, lý luận để lừa bịp nhân dân. Bởi nói dông dài, nhưng xét về thực tế trong bao nhiêu năm nay các nhà quản lý tài ba của chúng ta đã sử dụng số "tư liệu sản xuất công hữu" đó để làm gì?
Và những người "bị" bắt ép tuân theo chính sách quốc hữu hoá đó được gì?
Từ công hữu đến tư hữu, liệu có thực sự được không?
Tôi sẽ không trả lời, và mượn một đoạn của nhà văn Đào Hiếu để kết thúc entry này.
"Thực tế có cách mạng vô sản nào đâu?
Thực tế có ai thèm ngó ngàng gì tới cái gọi là cách mạng vô sản?
Hiện nay còn tệ hại hơn. Những người cầm quyền chỉ lo vơ vét, lo ăn cắp, lo tranh giành địa vị, lo giết nhau, hạ bệ nhau, bỏ tù nhau... Có ai rảnh mà đi làm cách mạng vô sản, có ai dư hơi mà nghĩ tới chuyện xây dựng chủ nghĩa xã hội?"
Thực tế, những người cộng sản Việt Nam bây giờ đã bỏ đảng của họ rồi, đã bỏ quên "cách mạng vô sản" trong tủ nhà cô bồ nhí nào đó, và đã đánh mất chìa khoá rồi..." (**)
(*) Tên tiểu luận "Cuộc cách mạng bị thất lạc" của Đào Hiếu.
(**) Trích từ tiểu luận "Cuộc cách mạng bị thất lạc"
P/s: Lúc viết những dòng này, tự nhiên tôi nhớ lại câu chuyện của anh đã kể cho mình trong những ngày anh học ở Nga. Những người bạn từ nước Nga đã vỗ vai anh và nói: "Chủ nghĩa cộng sản thứ mà đất nước tao đã vứt bỏ lâu rồi thì chúng mày lại nhặt về để làm phương châm và định hướng".
Chua chát không?
.
.
.
No comments:
Post a Comment