Monday, January 17, 2011

TRUNG CỘNG BAO VÂY VIỆT NAM (Vi Anh)

01/17/2011

Trung Cộng đang bao vây Việt Nam trong gọng  kềm.
Ngoài biển, phía Bắc bằng căn cứ Hải Nam của TC, hàng không mẫu hạm và tàu lặn TC có thể  ra vào nhiều  chiếc một lượt. Nam có hai đảo Hoàng sa và Trường sa TC đã lấy lập thành huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam. Biển Đông của Việt Nam, TC đã không chế  80% bằng bản đồ hình lưỡi bò.

Trong đất liền, phía Bắc dọc theo biên giới VN vói Trung Quốc, TC hợp đồng mướn đất dài hạn của các Ủy Ban và Tỉnh Bộ Đảng CSVN giáp giới vói  TC để làm đồn điền.  Nơi đây TC  lập khu vực riêng như thôn xóm Tàu, tất cả công nhân, máy móc, cho đến cái bàn câu vệ sinh cũng  made in China, từ bên Tàu đem qua. TC tổ chức  công trường như như một quốc gia trong một quốc gia.

Còn phía Tây, TC bao vây VN bằng cách đánh bạt ảnh hưởng của VNCS  ra khỏi Miên và Lào mà CS Bắc Việt và VNCS đã xây dựng từ thời Chiến Tranh VN, bằng chiến lược “phóng tài hoá thu nhân tâm”, dùng viện trợ, họp đồng kinh tế để tạo thế lực chánh trị trên chánh phủ của hai nước nhỏ này trên bán đảo Đông Dương.
 
Quan trọng nhứt là  TC  bỏ vốn đầu tư xây cất và sữ dụng dài hạn các đập thủy điện tại Lào và Miên là hai nước giáp giới của VN trên bán đảo Đông Dương.  Một mũi tên giết hai con chim của VN: đánh bật VN ra khỏi Miên, Lào và làm Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa của cả nước, làm cho VN trở thành nước xuất cảng gạo nhứt nhì thế giới, thiếu nước ngọt bị nhiễm mặn, thành đồng khô có cháy.

Chẳng những thế, theo tin AP mới đây mà TC còn  hậu thuẩn  thế  bao vây VN trên đất liển bằng cách cấm chốt ngay trên vương quốc Thái Lan bằng việc thành lập một khu chế xuất hoàn toàn của TC trị giá một tỷ rưởi Đô la để từ đó có thế xuất cảng hàng hoá made in China mà không bị thuế suất cao của các nước ngoài WTO.

Thế bao vây  gọng kềm này của TC nếu còn CS Hà nội thì VN khó gỡ.  Một, ngoài biển phía đông Mỹ có nhảy vào, nhưng qua tổ chức Asean và vì tự do hàng hải quốc tế, chớ không trực tiếp đá động đến hải đảo và Biển Đông của VN. Đại để Mỹ chỉ kềm chế nhẹ hành dộng “bá quyền, bành trướng” của TC, chớ không cam kết riêng gì với CS Hà nội. CS Hà nội không phải là yếu tố then chốt trong chiến lược kềm chế nhẹ TC mà chuyến đi Á châu của TT Obama là tiêu biểu.

Nếu TC có nhẹ lời một chút trong  vấn đề Biển Đông mà Bắc Kinh gọi là quyền lợi cốt lỏi như Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng tức là quyền lợi quốc gia ai đụng đến là có chiến tranh sau khi Mỹ lên tiếng về Biển Đông, là do TC thấy TC càng hung hăng là làm cho các quốc gia Đông Nam Á gân gũi với Mỹ, lợi cho Mỹ hơn thôi.
Chớ TC không lùi bước. Hiện trạng Biển Đông có lợi cho TC. Thời gian cũng có lợi cho TC. Mỹ  và TC tương quan nhiều, phải dựa nhau để làm chia xẻ quyền lợi trên thế giới và trong vùng. Trong đó có  thể có việc giải quyết quyền lợi Biển Đong  trên đầu trên cổ các nước nhược tiểu như Việt Nam Cộng Hoà thời Chiến Tranh Lạnh khi Mỹ bắt tay với TC.

Hai, các hợp đồng TC mướn đất dài hạn của Ủy Ban các tỉnh giáp giới với TC là một hình thức xâm thực êm đềm, hán hoá từ từ, và giết hại kinh tế VN. Đa số các họp đồng thời hạn mấy chục đến gần một trăm năm thích họp cho âm mưu bành trướøng vừa nói của người Tàu. Những vùng dất muớn đó còn có tác dụng kinh tế, TC tuồng hàng hoá  hư hỏng của TC qua VN  bán rẻ dể giết hại  sức khoẻ  người dân Việt và nên nông nghiệp, kỹ nghệ VN. Và khi dộng thì  TC có đội quân thứ 5 ở biên giới VN và con đường chuyển quân  đã dọn sẵn.

Như bất cứ ở đâu từ Phi Châu sang VN nơi nào TC hợp đồng mướn đất hay gia công công trình lớn được thì TC di dân dưới chiêu bài đưa công nhân qua làm việc. Theo phong tục người Hoa, Tàu nữ không  lấy chồng ngoại quốc, nam lấy được lấy vợ ngoại quốc . Giữa lúc TC  nữ thừa nam thiếu do phong tục trọng nam và do chánh sách của Đảng CS Trung Quốc  gia đình chỉ một con, thì công nhân TC đến các nước làm việc sẽ lấy vợ người Việt sanh con đẻ cái, sống theo lối sống Tàu. Họ lập chùa Tàu, chợ Tàu, trường học Tàu, làng xã Tàu sống riêng như một quốc gia trong một quốc gia.

Ba, TC đã đánh bạt ảnh hưởng của chế độ CS Hà nội ra khỏi Miên và Lào là hai nước giáp giới với VN trên bán đảo Đông Dương. Một mặt Trung Cộng phóng tài hoá, viện trợ và họp đồng kinh tế tạo uy lực chánh trị ảnh hưởng ngoại giao cua Miên và Lào. Như viện trợ cho Miên để Miên trục xuất người Duy Ngô Nhỉ từ Tân Cương vượt biên qua Miên. Và chính Thủ Tướng Miên tuyên bố ủng hộ nguyên tắc song phương mà TC chủ trương dể giải quyết các tranh chấp ở Biên Đông trong hội nghị ASEAN ở Hà nội.

Nhưng  hình thức TC dùng thương mại và nhiều nhứt là  hợp đồng  đầu tư, xây dựng, khai thác đủ vốn lời rối chuyển giao  các đập thủy điện cho Miên Lào trên sông Mekong trong việc đánh bạt ảnh hưởng VNCS và Mỹ. Thủ tướng Miên khoe TC  đã xây xong 4 đập thủy điện, đang làm một cái mới khỏi công đây, giá  nữa tỷ Mỹ Kim và 4 cái nữa trong tương lai, tổng cộng 9 cái.

Còn  ở Lào nơi CS Hà nội có 80 ngàn quân trong Chiến Tranh VN,  TC bây giờ đã đánh bạt VNCS cũng bằng viện trợ và đầu tư và khai thác đất đai như ở Miên. TC  mướn đất  Lào cả trăm năm. Về đất đai, TC coi Lào là vườn cao su của TC, vuờn trông cây làm giấy,  mỏ xăng dầu của TC. TC khai thác tối đa, trả tiền cho chánh phủ và chở về Tàu. Như Công ty Quốc Doanh Nông Nghiệp của tỉnh Vân Nam mướn 166,700 hectares  đất trồng cao su của 4 tình miền Bắc của Lào. Công ty quốc doanh Zhongxing Telecom Equipment mướn 100,000 hectares  cũng ở đây.  Còn nhiều nữa. Như 2 triệu hectares  TC đang bàn bạc mướn trồng cây làm giấy.

Tài nguyên khác như kim loại màu, TC chiếm gần hết, trong đó có việc TC khai thác bauxite của TC
Thế TC bao vây VN trên đất, trên biển này, CS Hà nội khó gỡ vì siêu cường Tây Phương chưa đủ tin CS Hà nội, còn TC thì lợi dụng chiêu bài “đồng chí CS” êm đềm lấn đất, chiếm biển của VNhttp://lamvienbaoloc.multiply.com/.( Vi Anh)
.
.
.
InnovGreen đang làm gì trên biên giới VN?
Kỳ 1:
Quang Cường – Quốc Huy – Trí Thức
Cập nhật lúc 13:38, Thứ Ba, 16/11/2010 (GMT+7)
Kỳ 2:
Duy Tuấn - Trường Giang - Hoàng Sang
Cập nhật lúc 08:31, Thứ Tư, 17/11/2010 (GMT+7)
Kỳ 3:
Duy Tuấn - Trường Giang - Hoàng Sang
Cập nhật lúc 09:17, Thứ Năm, 18/11/2010 (GMT+7)
Kỳ 4 :
Trường Giang – Duy Tuấn - Hoàng Sang
Cập nhật lúc 07:19, Thứ Sáu, 19/11/2010 (GMT+7)
Kỳ 5: 
Trường Giang - Duy Tuấn - Hoàng Sang
Cập nhật lúc 09:42, Thứ Bảy, 20/11/2010 (GMT+7)
Kỳ 6:
Duy Tuấn - Hoàng Sang - Trường Giang
 Cập nhật lúc 22/11/2010 09:45:42 AM (GMT+7)
Kỳ 7:
Duy Tuấn - Hoàng Sang - Trường Giang
Cập nhật lúc 22/11/2010 10:57:15 AM (GMT+7)
Kỳ 8 :
Hoàng Sang – Duy Tuấn – Trường Giang
Cập nhật lúc 23/11/2010 08:56:29 AM (GMT+7)

-----------------------------

VIDEO :
Phần 1
Duy Tuấn - Xuân Quý - Hoàng Sang - Anh Đức
Cập nhật lúc 24/11/2010 03:42:03 PM (GMT+7)
Phần 2
Duy Tuấn - Xuân Quý - Hoàng Sang - Anh Đức
Cập nhật lúc 25/11/2010 01:31:17 AM (GMT+7)
Phần 3
Xuân Quý - Hoàng Sang - Duy Tuấn - Anh Đức
Cập nhật lúc 25/11/2010 01:41:39 AM (GMT+7)


----------------------

Nguyễn Hữu Quý  -  Đăng bởi bvnpost on 20/11/2010

Nguyễn Hữu Quý  -  Đăng bởi bvnpost on 19/11/2010
.
.
.

No comments: