Sunday, January 16, 2011

OBAMA CHUẨN BỊ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN VỚI CHỦ TỊCH HỒ CẨM ĐÀO (The Washington Post)


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Mon, 01/17/2011 - 02:57

Tổng thống Obama đang có kế hoạch tái tập trung sự chú ý vào thành tích đàn áp chính trị và tự do ngôn luận của Trung Quốc trong những tuần lễ tới, bất chấp rủi ro về sự mất ổn định hơn trong mối quan hệ quan trọng sau một năm tranh chấp.

Sau khi nâng cao vấn đề nhân quyền như một nguyên tắc hướng dẫn cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào mùa thu năm ngoái, Obama đã tìm cách để hướng các nhà lãnh đạo Trung Quốc vào vấn đề này mà không phá hỏng những nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc đối phó với Iran và Bắc Hàn và công cuộc phục hồi kinh tế thế giới của Hoa Kỳ.

Các viên chức chính quyền cao cấp đã cho biết rằng ông đang tìm những phương cách hữu hiệu hơn để tiếp cận trực tiếp với các công dân Trung Quốc, có thể bằng cách sử dụng kỹ thuật công nghệ mà những người tiền nhiệm từng không có được.

Ông cũng đã tìm kiếm lời khuyên từ những nhà tranh đấu nhâ quyền và bất đồng chính kiến Trung Quốc trước chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuần tới. Hôm thứ năm, Obama đã hội kiến với năm nhân vật ủng hộ nhân quyền tại Trung Quốc trong hơn một giờ tại Tòa Bạch Ốc, đây là lần đầu tiên ông đã làm như vậy ở văn phòng này.
Trong khi các vấn đề kinh tế và an ninh có thể sẽ là trọng tâm trong chuyến viếng thăm của ông Hồ, việc Obama làm thế nào vận dụng được các chủ đề về nhân quyền sẽ giúp minh định cuộc hội nghị thượng đỉnh của ông với ông Hồ và mang lại những manh mối về việc tổng thống dự định sẽ bàn thảo với Trung Quốc về các vấn đề tù chính trị, quy tắc không tương thích của pháp luật và một xã hội đàn áp dân sự như thế nào trong những năm tới.

Hôm thứ Sáu, ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã bắt đầu hình thành sự phối hợp bằng một bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao.
"Hoa Kỳ sẽ tiếp tục lên tiếng và tạo áp lực với Trung Quốc khi đất nước này kiểm duyệt các blogger và bỏ tù các nhà hoạt động, khi các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là những người thuộc các hội nhóm không chính thức, bị từ chối hoàn toàn quyền tự do thờ phượng, khi luật sư và những người ủng hộ pháp lý bị bỏ tù đơn giản chỉ vì họ đại diện cho những khách hàng thách thức đến vai trò của chính phủ " bà Clinton đã phát biểu.
"Nhiều người ở Trung Quốc không bằng lòng hoặc từ chối sự bảo vệ của chúng ta về nhân quyền như một sự xâm phạm chủ quyền của họ" bà phát biểu trong một đề cương đề cập rộng rãi quan điểm của mình về tương lai quan hệ Mỹ-Trung. "Tuy nhiên, là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã từng cam kết tôn trọng các quyền của tất cả các công dân mình".

Trong diễn văn tại Liên Hợp Quốc của ông, Obama đã nhắc đến những gì từng được nhiều người hiểu như bị dấu diếm sự chỉ trích về Trung Quốc. Nhưng nhìn chung, tổng thống đã chỉ trích những gì giới bảo thủ đặc biệt phê bình là một cách tiếp cận quá thận trọng đến vấn đề nhân quyền. Thời gian tính và giọng điệu của ông thường hết sức tương phản với giọng điệu trước đây của chính quyền George W. Bush, vốn đã tạo thành trung tâm cho chính sách đối ngoại của mình, hình thành thúc đẩy cho nền dân chủ, ngay cả phải ở dưới sự đe dọa của họng súng.

Tom Malinowski, giám đốc Human Rights Watch tại Washington nói rằng thật quan trọng đối với Obama để "thiết lập một dấu ấn" trong các cuộc hội thoại của ông với ông Hồ, ngay cả thậm chí một hành động như vậy có "không giúp mình giành được chiến thắng trong tự bản thân những cuộc tỉ thí giữa các lý tưởng".
"Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập nien, chúng ta đã nhìn thấy được một quyền lực vĩ đại bênh vực và cổ vũ cho một tầm nhìn khác về cách thức các quốc gia nên quan hệ đến người dân của họ ra sao, vì sự việc này sẽ đặt ra một mối đe dọa không chỉ đến những nhà đối kháng chính trị bên trong Trung Quốc, mà còn đến toàn bộ các giá trị và quy tắc vốn là nền tảng cho hệ thống quốc tế mà Hoa Kỳ từng giúp xây dựng "Malinowski nói.

Qua việc tiếp đãi Hồ Cẩm Đào, nhân vật sẽ đến vào thứ Tư, Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên tiếp đãi một người đứng đầu nhà nước hiện đang cầm giữ người đoạt giải Nobel Hòa bình trong nhà tù. Nhà văn, người ủng hộ dân chủ Lưu Hiểu Ba, người Trung Quốc từng được trao giải thưởng vào tháng Mười, và đã được trình bày bằng một chiếc ghế trống của ông ở Oslo hai tháng sau đó.

Tại các cuộc hội kiến của họ vào tuần tới, Obama và Hồ Cẩm Đào có thể tuyên bố sự trở lại của cuộc "đối thoại về Nhân quyền" giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sau gần nửa năm gián đoạn. Diễn đàn này cho phép các quan chức Mỹ nêu lên các quan tâm với chính phủ Trung Quốc về các tù nhân chính trị cụ thể, trong số nhiều vấn đề khác.

Nhưng vấn đề nhân quyền cũng có tiềm năng mạnh nhất để có thể phá vỡ một chuyến thăm mà ông Hồ - người mong muốn sửa chữa hình ảnh của Trung Quốc tại đây sau một mùa chiến dịch, khi đất nước ông bị xem như một đối thủ về kinh tế - những quan điểm quan trọng đối với sự nghiệp của ông. Ông dự kiến sẽ rời khỏi chức vụ chủ tịch nước vào năm 2012.

Tổng thống Bush từng tiếp đãi ông Hồ trong chuyến thăm vào năm 2006. Nhưng thay vì khoản đãi dạ tiệc cấp nhà nước mà lẽ ra ông phải được hưởng, ông Bush đã chỉ khoản đãi một bữa ăn trưa. Cũng có một số điều xấu hổ làm ngứa mắt Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm của ông, trong đó có sự kiện một tín đồ Pháp Luân Công, một giáo phái ngoài vòng pháp luật ở Trung Quốc, đã căng một biểu ngữ phản đối bên trong cổng toà Bạch Ốc.

Dựa vào ý muốn của Hồ Cẩm Đào về một chuyến thăm viếng êm thắm, một số nhà phân tích về Trung Quốc nói rằng trước cuộc hội nghị thượng đỉnh, Obama đã có thể đã sử dụng những cạm bẩy của một chuyến thăm viếng đầy đủ nghi thức quốc gia như một đòn bẩy để bảo đảm được nhiều cam kết hơn về nhân quyền, bao gồm cả lời hứa khởi động lại các cuộc đối thoại nhân quyền hoặc thả tự do một số tù chính trị.

"Có lẽ tôi nên kiên trì một chút nữa về thủ tục", Michael Green, một cố vấn cấp cao tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế , người từng giúp hoạch định các chuyến thăm như vậy trong chính quyền trước cho biết. "Hy vọng của chính quyền, qua hội nghị thượng đỉnh này, là để có được một số cuộc đối thoại về nhân quyền khởi động lại, nhưng họ không chắc là mình đạt được, và dù trong trường hợp nào, rõ ràng Lưu Hiểu Ba và vô số những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng khác vẫn đang phải ở trong tù".

Các viên chức cao cấp tham gia vào việc hoạch định chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào nói rằng Obama không có ý định giữ im lặng về vấn đề này vào tuần tới. Họ nói rằng tổng thống dự định kêu gọi, cả bằng thảo luận riêng tư và công khai, về việc mở rộng quyền tự do dân sự, vì chúng có thể thúc đẩy sự đổi mới kinh tế hơn nữa. Các nhà lãnh đạo cũng sẽ trả lời các câu hỏi tại cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc , một điều mà các quan chức Mỹ đòi hỏi phải có như một chương trình trong chuyến thăm nhà nước của Hồ Cẩm Đào.

"Phong cách đề cập đến nhân quyền của tổng thống là khác hơn so với các phong cách mà các tổng thống khác đã sử dụng", một viên chức cao cấp cho biết với điều kiện ẩn danh để có thể nói chuyện thẳng thắn về chủ đề nhạy cảm. "Những lời kết án của ông dù mạnh mẽ, nhưng không quan tâm đến sự khoe khoang khoác loác, lên lớp hoặc làm xấu hổ họ. Ông quan tâm đến việc tạo ảnh hưởng lên cách mọi người suy nghĩ".

Trong phiên họp hôm thứ Năm của Obama tại tòa bạch Ốc, theo lời một trong những viên chức hiện diện, ông đã hỏi những người ủng hộ nhân quyền - ba trong số họ từng sinh trưởng ở Trung Quốc - rằng "sự việc quyền lực thực hiện tuỳ tiện được cảm thấy như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc". Obama nhớ lại thời thơ ấu của mình ở Indonesia, khi ấy bị cai trị bởi một chế độ độc tài.
"Một điều ông cứ hỏi lại là - sự hiện diện mọi nơi của nhà nước là như thế nào, nạn tham nhũng ảnh hưỏng đến cuộc sống của người dân thực sự ra sao ?" một viên chức cho biết. "Và ông ta hỏi chúng ta nên xử dụng đòn bẩy của chúng ta như thế nào. Chúng ta nên sử dụng đòn bẩy của chúng ta ở đâu ?"
"Có rất nhiều điều để thảo luận về việc làm thế nào để đạt được vào bên trong Trung Quốc để được nghe," viên chức tiếp tục cho biết. "Ông ta rất, rất quan tâm đến điều đó".

Những người bảo vệ nhân quyền đã tham dự cuộc họp với ông Obama là Andrew Nathan của Đại học Columbia; Zha Jianying, một nhà văn Trung Quốc và là một chuyên gia về văn hóa thanh niên của đất nước; Paul Gewirtz, người sáng lập Trung tâm về Pháp luật Trung Quốc tại Đại học Yale, Bette BaoLord, một nhà văn sinh trưởng tại Trung Quốc, người ủng hộ dân chủ và là phu nhân của Winston Lord, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc; và Li Xiarong, một người ủng hộ nhân quyền Trung Quốc hiện đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ.

Trong những tuần lễ trước cuộc họp thượng đỉnh, những người tranh đấu nhân quyền đã họp với các viên chức chính quyền để thảo luận về việc thành tích của Trung Quốc sẽ được xử lý ra sao trong chuyến thăm này và những tháng sắp tới.
Malinowski và những người khác đang khuyến nghị Obama tìm cách trực tiếp vận dụng công chúng Trung Quốc về tầm quan trọng của các quyền tự do dân sự, không chỉ về nhân quyền mà còn về những gì quan trọng đối với Trung Quốc khi đất nưóc này đang tiến đến việc xây dựng một nền kinh tế sáng tạo và một dân số có giáo dục để duy trì được kết quả ấy.

Trong diễn văn của ông tại Liên Hợp Quốc, Obama nhấn mạnh rằng các tiến bộ công nghệ cho phép các thông tin và hướng dẫn từ bên ngoài tuôn chảy vào các xã hội lẽ ra phải bị đóng cửa. Chủ đề này nổi lên một lần nữa tại cuộc họp hôm thứ năm của ông với những người ủng hộ nhân quyền tại tòa Bạch Ốc.
Trong năm tuần lễ sau khi ông Lưu Hiểu Ba đã được trao giải Nobel Hòa bình khiếm diện, cuộc đàn áp các nhà đối kháng và các luật sư tranh đấu cho nhân quyền của chính phủ Trung Quốc dường như đã dịu đi, với hầu hết mọi người đã nói rằng bây giờ họ có thể tự do rời khỏi nhà mình và đi du lịch ra nước ngoài.

Nhưng bà Lưu Hạ, vợ của Lưu Hiểu Ba rõ ràng tiếp tục bị quản chế tại gia và bị cấm không được giao tiếp với bất
kỳ ai bên ngoài.
"Sau lễ trao giải, hầu hết mọi người đã được tự do trở lại" luật sư tranh đấu Teng Biao, người đã trải qua nhiều ngày bị giam giữ tại một khách sạn cho biết. "Tình hình của chúng tôi dần dần trở lại giống như trước ngày 08 tháng 10" khi ủy ban Nobel đã công bố Lưu là người chiến thắng. Nhưng Teng cho biết sẽ khó đoán được chiều hướng lớn hơn "vốn một phần phụ thuộc vào phản ứng của cộng đồng quốc tế. Sự quan tâm và chú ý từ cộng đồng quốc tế nói chung đang giúp cho tình hình nhân quyền tại Trung Quốc".

Một số nhân vật đấu tranh cho nhân quyền đang theo dõi để xem Hồ có sẽ làm một cử chỉ thiện chí trước cuộc hội kiến của ông với Obama, hoặc ngay sau đó. Một động thái có thể bao gồm việc thả tự do cho một tù nhân nổi tiếng, và Xue Feng, một công dân Mỹ 45 tuổi, đang ở đầu danh sách.

Xue, một nhà địa chất, đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ vào năm 2007 vì bị cáo buộc để lộ bí mật nhà nước thông qua việc ấn hành các thông tin ông đã phát hiện về các mỏ dầu của Trung Quốc.
Hai năm sau khi Xue tiết lộ, Trung Quốc đã công bố các thông tin bí mật đó, nhưng năm ngoái một tòa án Trung Quốc đã truy tố ông và kết án ông tám năm tù.
"Ngau lúc này, chúng tôi không nhận được bất cứ dấu hiệu cho thấy là một cuộc phóng thích sẽ xảy ra trước khi Chủ tịch Hồ đến Washington", John Kamm, một người tranh đấu cho nhân quyền, giám đốc điều hành của Dui Hua Foundation, người đang tìm cách cho Xue được thả tự do cho biết. "Nhưng tôi nghĩ sẽ không có điều gì thuận lợi hơn để tạo bầu không khí thích hợp cho một hội nghị thượng đỉnh được thành công hơn là việc thả tự do cho Xue Feng".

-----------------------

Phóng viên Keith Richburg ở Bắc Kinh đóng góp vào báo cáo này.
.
.
.

No comments: