Kiêm Hương
Đăng ngày 19/01/2011 lúc 01:01:41 EST
Đăng ngày 19/01/2011 lúc 01:01:41 EST
Sự phát triển Mã Lai có lẽ là hiện tượng đáng chú ý nhất trong khối ASEAN trong vòng 25 năm nay. Từ một quốc gia kém phát triển trong những thập niên 1970-1980, Mã Lai đã như Thánh Gióng vươn người đứng dậy với tất cả sức mạnh tiềm tàng của một mãnh hổ. Sự thành công này không phải tình cờ, đó là một cố gắng không ngừng của các cấp lãnh đạo quốc gia từ ngày thành lập đến nay.
Tuy là một quốc gia còn rất trẻ, chỉ hơn 53 tuổi đời, Mã Lai có sức sống rất năng động. Từ một quốc gia kém phát triển năm 1970, Mã Lai ngày nay được thế giới nhìn nhận là quốc gia tân kỹ nghệ (NIC-Newly Industrialized Countries), được xếp ngang hàng với các quốc gia phát triển nhất Châu Á như Đài Loan, Nam Hàn, Hongkong và Singapore. Với một dân số hơn 20 triệu dân, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Mã Lai năm 2010 khoảng 171 tỷ USD và lợi tức đầu người trên 8500 USD/năm (hơn Việt Nam gấp 8 lần). Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2010 khoảng 9,6%.
Nguyên do của phát triển
Được thành lập ngày 31/05/1957, Mã Lai là một liên bang gồm 13 tiểu bang trải dài trên một vùng đất rộng lớn vừa bán đảo vừa hải đảo gần 330.000 km2. Mã Lai là một trong 5 quốc gia thành viên sáng lập ASEAN năm 1967.
Từ sau cuộc nổi dậy của người bản xứ gốc Mã Lai chống lại người nhập cư gốc Hoa năm 1969, chính quyền Mã Lai thi hành chính sách bumiputra, nghĩa là ưu đãi người bản xứ gốc Mã Lai. Cũng nên biết dân số của Liên bang Mã Lai gồm 62% người bản xứ (Malais, còn gọi là bumiputra), 25% người gốc Hoa, 10% người gốc Ấn Độ và 3% còn lại là các sắc tộc nhỏ khác.
Để phát triển quốc gia và duy trì sự đoàn kết dân tộc, các chính quyền Mã Lai thi hành chính sách khuyến khích đầu tư (Investment Incentives Act), theo đó các công ty nước ngoài được tự do đầu tư vào Mã Lai theo những thứ tự ưu tiên mà các cấp lãnh đạo chính trị đương quyền đề ra. Nhờ chính sách này, người bản xứ trước kia bị thua thiệt trước tài kinh doanh của người gốc Hoa đã dần dần nắm giữ nhiều vai trò lãnh đạo kinh tế và kinh doanh quan trọng. Con cháu những cấp lãnh đạo bản xứ được gởi sang các quốc gia phát triển khác học tập và sau khi tốt nghiệp về làm việc trong những công ty kỹ nghệ và dịch vụ lớn trong nước.
Tuy là một quốc gia còn rất trẻ, chỉ hơn 53 tuổi đời, Mã Lai có sức sống rất năng động. Từ một quốc gia kém phát triển năm 1970, Mã Lai ngày nay được thế giới nhìn nhận là quốc gia tân kỹ nghệ (NIC-Newly Industrialized Countries), được xếp ngang hàng với các quốc gia phát triển nhất Châu Á như Đài Loan, Nam Hàn, Hongkong và Singapore. Với một dân số hơn 20 triệu dân, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Mã Lai năm 2010 khoảng 171 tỷ USD và lợi tức đầu người trên 8500 USD/năm (hơn Việt Nam gấp 8 lần). Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế năm 2010 khoảng 9,6%.
Nguyên do của phát triển
Được thành lập ngày 31/05/1957, Mã Lai là một liên bang gồm 13 tiểu bang trải dài trên một vùng đất rộng lớn vừa bán đảo vừa hải đảo gần 330.000 km2. Mã Lai là một trong 5 quốc gia thành viên sáng lập ASEAN năm 1967.
Từ sau cuộc nổi dậy của người bản xứ gốc Mã Lai chống lại người nhập cư gốc Hoa năm 1969, chính quyền Mã Lai thi hành chính sách bumiputra, nghĩa là ưu đãi người bản xứ gốc Mã Lai. Cũng nên biết dân số của Liên bang Mã Lai gồm 62% người bản xứ (Malais, còn gọi là bumiputra), 25% người gốc Hoa, 10% người gốc Ấn Độ và 3% còn lại là các sắc tộc nhỏ khác.
Để phát triển quốc gia và duy trì sự đoàn kết dân tộc, các chính quyền Mã Lai thi hành chính sách khuyến khích đầu tư (Investment Incentives Act), theo đó các công ty nước ngoài được tự do đầu tư vào Mã Lai theo những thứ tự ưu tiên mà các cấp lãnh đạo chính trị đương quyền đề ra. Nhờ chính sách này, người bản xứ trước kia bị thua thiệt trước tài kinh doanh của người gốc Hoa đã dần dần nắm giữ nhiều vai trò lãnh đạo kinh tế và kinh doanh quan trọng. Con cháu những cấp lãnh đạo bản xứ được gởi sang các quốc gia phát triển khác học tập và sau khi tốt nghiệp về làm việc trong những công ty kỹ nghệ và dịch vụ lớn trong nước.
Cái may mắn của Mã Lai là có những cấp lãnh đạo chính trị sáng suốt, có viễn kiến biết dồn sinh lực quốc gia vào những ngành đầy triển vọng như sản xuất xe hơi, cơ khí và dịch vụ tài chính. Trong thập niên 1990, Mã Lai là quốc gia ASEAN đầu tiên sản xuất xe hơi dưới nhãn hiệu của chính mình: hiệu xe Proton hiện nay xuất hiện khắp nơi tại Nam Á. Kỹ nghệ chế biến xuất khẩu của Mã Lai tượng trương 30% GDP và 60% lợi tức quốc gia. Dịch vụ tài chính và du lịch cũng góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó, nhờ các mỏ dầu và hơi đốt ngoài khơi từ thập niên 1970, Mã Lai đã thu về một lượng ngoại tệ đáng kể để tái đầu tư vào những lãnh vực tiên tiến khác. Hai tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới Petronas đã được xây dựng trong thới kỳ này.
Từ 1990 đến nay, cho dù thế giới có bị trì trệ hay khủng hoảng kinh tế, tốc độ phát triển của Mã Lai vẫn lên đều đặn, từ 5 đến 10%/năm. Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mã Lai vẫn tăng đều. Mã Lai là thị trường đầu tư chính của giới kinh doanh lớn quốc tế tại Đông Nam Á. GDP trên đầu người năm 2000 là 4080 USD, đến năm 2008 tăng lên gấp đôi đạt 8143 USD.
Khó khăn chỉ đến với Mã Lai vào năm 2009 khi cuộc khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Hoa Kỳ tràn sang Mã Lai khiến sinh hoạt kinh tế bị trì trệ (tăng trưởng âm) và chỉ hồi phục lại trong năm 2010 với chỉ số tăng trưởng từ 2 đến 3%/năm.
Sau cuộc khủng hoảng này, tốc độ phát triển kinh tế của Mã Lai không còn như trước, những khó khăn đang bắt đầu lộ diện.
Khó khăn về kinh tế
Về vốn, chỉ trong ba tháng hè 2010 tỷ lệ đầu tư nước ngoài giảm 30% so với cùng thời kỳ năm 2009. Nhật là quốc gia đầu tư lớn thứ hai tại Mã Lai cũng chỉ có các xí nghiệp đã có mặt từ trước tài tái đầu tư chứ không có nguồn đầu tư mới.
Theo cơ quan hỗ trợ ngoại thương Nhật Bản - JETRO, văn phòng đặt tại Kuala Lumpur, nguyên nhân các công ty Nhật Bản không đầu tư nhiều vào Mã Lai vì tiền lương trả cho một nhân công Mã Lai cao hơn nhiều lần so với Việt Nam, Indonesia. Vì là những xí nghiệp sản xuất hàng hóa thông dụng, ban giám đốc xí nghiệp chỉ tìm những quốc gia có đồng lương rẻ như Việt Nam, Indonesia để đầu tư, Mã Lai bị coi là quốc gia có đồng lương cao. Trong khi đó các xí nghiệp sản xuất hay dịch vụ cao cấp lại cần những nước có trình độ tri thức cao như Singapore để đầu tư. Vì trình độ dân trí Mã Lai chưa đáp ứng đúng với nhu cầu, các xí nghiệp Nhật cả trung tiểu lẫn đại xí nghiệp. Nhiều xí nghiệp Nhật Bản đủ cỡ lớn nhỏ khi rời Trung Quốc đã tìm sang các quốc gia Châu Á khác để đầu tư. Nguy cơ này cần được giải quyết gấp.
Trong tháng 06/2010 vừa qua, Thủ tướng Nagip Razak ban hành kế hoạch 5 năm lần thứ 10, từ 2001 đến 2015, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 5,5%. Kế hoạch này tập trung vào 15 ngành trọng điểm gồm dầu mỏ, khí đốt, thông tin, nghiên cứu khoa học, điện khí, điện tử, y dược, phục vụ, tiền tệ… nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung lao động sang tập trung tri thức. Kết quả cho thấy trong quý 3 (từ tháng 7 đến tháng 9) các chỉ số đều tăng: các ngành chế tạo tăng 7,5% so với cùng thời kỳ năm 2009, đặc biệt trong các ngành điện khí, điện tử (0,7%) máy móc vận chuyển ô tô (9,3%); chỉ số các ngành dịch vụ cũng tăng lên 5,4% so với cùng thời kỳ năm trước như internet và điện thoại di động 3G (phổ cập tăng 9,7%), bảo hiểm tăng 6,4%. Điều này cho thấy đầu tư có trọng điểm mang lại hiệu quả cao. Theo dự trù GDP đầu người của Mã Lai trong 15 năm tới, tức đến năm 2025 sẽ lên 12.140 USD.
Trong khi đó, việc thành lập 5 vùng phát triển kinh tế và kế hoạch biến cải thủ đô Kuala Lumpur thành trung tâm tiền tệ khu vực ASEAN hồi tháng 07/2010 vừa qua cũng tạo ra nhiều cơ hội để phát triển toàn quốc. Riêng tại thủ đô Kuala Lumpur, chính quyền địa phương còn đầu tư xây dựng một đoạn đường sắt cao tốc đô thị để chở người và hàng hóa đi nhanh hơn. Việc xây dựng thêm một tòa nhà 100 tầng cũng nằm trong kế hoạch phát triển dịch vụ thông tin. Các ngân hàng đầu tư lớn của Nhật Misubishi Tokyo (UFJ), Mitsuisumitomo, Tokyo Maritime Inc... vừa được lập thêm trên lãnh thổ Mã Lai để hỗ trợ các xí nghiệp Nhật Bản.
Về năng lượng, với sự hợp tác giữa các xí nghiệp Nhật Bản và Mã Lai, một trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời đã được thành lập ngày 21/12/2010 tại thủ đô hành chánh mới Puthaya, ngoại ô Kyuala Lumpur. Trung tâm này sẽ mở ra nhiều hội nghị trao đổi ý kiến để thành lập các cộng đồng trí tuệ (smart community).
Điều này cho thấy chính quyền Mã Lai rất tự tin về chính sách phát triển kinh tế mới của mình. Ưu tư của họ là làm sao hấp dẫn và thu hút đầu tư mới từ nước ngoài vào Mã Lai, nối với trục Singapore và Việt Nam đang thu hút vốn từ các công ty đầu tư quốc tế.
Khó khăn về chính trị
Việc dành ưu tiên cho người bản xứ (bumiputra) đã gây ra nhiều làn sóng chống đối. Trong tháng 06/2010, Thủ tướng Nagip Razak đề nghị thay đổi các điều lệ ưu tiên về đầu tư và công việc dành cho người gốc Mã Lai bản xứ để cải thiện mức sống và môi trường đầu tư. Liền tức thì một làn sóng phản đối mạnh mẽ đã diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur buộc Thủ tướng Nagip Razak phải nhượng bộ.
Trước kia nguyên Thủ tướng Mahathir Mohamed vốn còn ảnh hưởng lớn trên chính trường Mã Lai, như Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với Singapore, cũng yêu cầu nên thận trọng trong việc thay đổi chính sách. Cũng chính Thủ tướng Mahathir Mohamed đã tỏ ra dè dặt trước khi cho phép xây dựng tòa nhà kỹ thuật cao 100 tầng vừa kể trên.
Vì ảnh hưởng lớn của ông Mahathir Mohamed trên số người Mã Lai, hai chương trình dành ưu tiên về đầu tư và công ăn việc làm cho người bumiputra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Thủ tướng Nagip Razak sẽ bị chậm lại trong tốc độ thi hành, mặc dù trước sau gì chính quyền Mã Lai cũng phải thực hiện hết.
Vấn đề của người Mã Lai hiện nay là tinh thần kỳ thị chủng tộc đang lên cao. Chính đương kim Thủ tướng Nagip Razak đang là nạn nhân của tinh thần bài ngoại này. Người ta tố cáo ông có tình nhân người mẫu gốc Mông Cổ. Cô này bị sát hại ngay sau khi Thủ tướng Nagip Razak vừa nhậm chức. Nhờ sự kiên trì và tài kinh bang tế thế nên Thủ tướng Nagip Razak có nhiều hy vọng vượt qua khó khăn để duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2011.
Tuy vậy, không ai dám tiên đoán một cách quả quyết rằng Thủ tướng Nagip Razak sẽ thành công trong việc bãi bỏ một số đặc quyền đặc lợi dành cho người bumiputra để Mã Lai tìm sự đồng thuận trong việc chia sẻ một tương lai chung với hai cộng đồng sắc tộc lớn khác trong liên bang là người gốc Hoa và người gốc Ấn Độ. Hai cộng đồng này đã góp phần đáng kể trong sự phát triển của Mã Lai trong suốt thời gian qua.
Nếu Thủ tướng Nagip Razak thành công với chính sách của ông, Mã Lai sẽ tiếp tục là một quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á đồng thời cũng là quốc gia mẫu mực để các quốc gia độc tài trong khối ASEAN như Myanmar, Việt Nam và Lào noi theo.
Từ 1990 đến nay, cho dù thế giới có bị trì trệ hay khủng hoảng kinh tế, tốc độ phát triển của Mã Lai vẫn lên đều đặn, từ 5 đến 10%/năm. Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mã Lai vẫn tăng đều. Mã Lai là thị trường đầu tư chính của giới kinh doanh lớn quốc tế tại Đông Nam Á. GDP trên đầu người năm 2000 là 4080 USD, đến năm 2008 tăng lên gấp đôi đạt 8143 USD.
Khó khăn chỉ đến với Mã Lai vào năm 2009 khi cuộc khủng hoảng tiền tệ xuất phát từ Hoa Kỳ tràn sang Mã Lai khiến sinh hoạt kinh tế bị trì trệ (tăng trưởng âm) và chỉ hồi phục lại trong năm 2010 với chỉ số tăng trưởng từ 2 đến 3%/năm.
Sau cuộc khủng hoảng này, tốc độ phát triển kinh tế của Mã Lai không còn như trước, những khó khăn đang bắt đầu lộ diện.
Khó khăn về kinh tế
Về vốn, chỉ trong ba tháng hè 2010 tỷ lệ đầu tư nước ngoài giảm 30% so với cùng thời kỳ năm 2009. Nhật là quốc gia đầu tư lớn thứ hai tại Mã Lai cũng chỉ có các xí nghiệp đã có mặt từ trước tài tái đầu tư chứ không có nguồn đầu tư mới.
Theo cơ quan hỗ trợ ngoại thương Nhật Bản - JETRO, văn phòng đặt tại Kuala Lumpur, nguyên nhân các công ty Nhật Bản không đầu tư nhiều vào Mã Lai vì tiền lương trả cho một nhân công Mã Lai cao hơn nhiều lần so với Việt Nam, Indonesia. Vì là những xí nghiệp sản xuất hàng hóa thông dụng, ban giám đốc xí nghiệp chỉ tìm những quốc gia có đồng lương rẻ như Việt Nam, Indonesia để đầu tư, Mã Lai bị coi là quốc gia có đồng lương cao. Trong khi đó các xí nghiệp sản xuất hay dịch vụ cao cấp lại cần những nước có trình độ tri thức cao như Singapore để đầu tư. Vì trình độ dân trí Mã Lai chưa đáp ứng đúng với nhu cầu, các xí nghiệp Nhật cả trung tiểu lẫn đại xí nghiệp. Nhiều xí nghiệp Nhật Bản đủ cỡ lớn nhỏ khi rời Trung Quốc đã tìm sang các quốc gia Châu Á khác để đầu tư. Nguy cơ này cần được giải quyết gấp.
Trong tháng 06/2010 vừa qua, Thủ tướng Nagip Razak ban hành kế hoạch 5 năm lần thứ 10, từ 2001 đến 2015, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 5,5%. Kế hoạch này tập trung vào 15 ngành trọng điểm gồm dầu mỏ, khí đốt, thông tin, nghiên cứu khoa học, điện khí, điện tử, y dược, phục vụ, tiền tệ… nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung lao động sang tập trung tri thức. Kết quả cho thấy trong quý 3 (từ tháng 7 đến tháng 9) các chỉ số đều tăng: các ngành chế tạo tăng 7,5% so với cùng thời kỳ năm 2009, đặc biệt trong các ngành điện khí, điện tử (0,7%) máy móc vận chuyển ô tô (9,3%); chỉ số các ngành dịch vụ cũng tăng lên 5,4% so với cùng thời kỳ năm trước như internet và điện thoại di động 3G (phổ cập tăng 9,7%), bảo hiểm tăng 6,4%. Điều này cho thấy đầu tư có trọng điểm mang lại hiệu quả cao. Theo dự trù GDP đầu người của Mã Lai trong 15 năm tới, tức đến năm 2025 sẽ lên 12.140 USD.
Trong khi đó, việc thành lập 5 vùng phát triển kinh tế và kế hoạch biến cải thủ đô Kuala Lumpur thành trung tâm tiền tệ khu vực ASEAN hồi tháng 07/2010 vừa qua cũng tạo ra nhiều cơ hội để phát triển toàn quốc. Riêng tại thủ đô Kuala Lumpur, chính quyền địa phương còn đầu tư xây dựng một đoạn đường sắt cao tốc đô thị để chở người và hàng hóa đi nhanh hơn. Việc xây dựng thêm một tòa nhà 100 tầng cũng nằm trong kế hoạch phát triển dịch vụ thông tin. Các ngân hàng đầu tư lớn của Nhật Misubishi Tokyo (UFJ), Mitsuisumitomo, Tokyo Maritime Inc... vừa được lập thêm trên lãnh thổ Mã Lai để hỗ trợ các xí nghiệp Nhật Bản.
Về năng lượng, với sự hợp tác giữa các xí nghiệp Nhật Bản và Mã Lai, một trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời đã được thành lập ngày 21/12/2010 tại thủ đô hành chánh mới Puthaya, ngoại ô Kyuala Lumpur. Trung tâm này sẽ mở ra nhiều hội nghị trao đổi ý kiến để thành lập các cộng đồng trí tuệ (smart community).
Điều này cho thấy chính quyền Mã Lai rất tự tin về chính sách phát triển kinh tế mới của mình. Ưu tư của họ là làm sao hấp dẫn và thu hút đầu tư mới từ nước ngoài vào Mã Lai, nối với trục Singapore và Việt Nam đang thu hút vốn từ các công ty đầu tư quốc tế.
Khó khăn về chính trị
Việc dành ưu tiên cho người bản xứ (bumiputra) đã gây ra nhiều làn sóng chống đối. Trong tháng 06/2010, Thủ tướng Nagip Razak đề nghị thay đổi các điều lệ ưu tiên về đầu tư và công việc dành cho người gốc Mã Lai bản xứ để cải thiện mức sống và môi trường đầu tư. Liền tức thì một làn sóng phản đối mạnh mẽ đã diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur buộc Thủ tướng Nagip Razak phải nhượng bộ.
Trước kia nguyên Thủ tướng Mahathir Mohamed vốn còn ảnh hưởng lớn trên chính trường Mã Lai, như Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với Singapore, cũng yêu cầu nên thận trọng trong việc thay đổi chính sách. Cũng chính Thủ tướng Mahathir Mohamed đã tỏ ra dè dặt trước khi cho phép xây dựng tòa nhà kỹ thuật cao 100 tầng vừa kể trên.
Vì ảnh hưởng lớn của ông Mahathir Mohamed trên số người Mã Lai, hai chương trình dành ưu tiên về đầu tư và công ăn việc làm cho người bumiputra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 của Thủ tướng Nagip Razak sẽ bị chậm lại trong tốc độ thi hành, mặc dù trước sau gì chính quyền Mã Lai cũng phải thực hiện hết.
Vấn đề của người Mã Lai hiện nay là tinh thần kỳ thị chủng tộc đang lên cao. Chính đương kim Thủ tướng Nagip Razak đang là nạn nhân của tinh thần bài ngoại này. Người ta tố cáo ông có tình nhân người mẫu gốc Mông Cổ. Cô này bị sát hại ngay sau khi Thủ tướng Nagip Razak vừa nhậm chức. Nhờ sự kiên trì và tài kinh bang tế thế nên Thủ tướng Nagip Razak có nhiều hy vọng vượt qua khó khăn để duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2011.
Tuy vậy, không ai dám tiên đoán một cách quả quyết rằng Thủ tướng Nagip Razak sẽ thành công trong việc bãi bỏ một số đặc quyền đặc lợi dành cho người bumiputra để Mã Lai tìm sự đồng thuận trong việc chia sẻ một tương lai chung với hai cộng đồng sắc tộc lớn khác trong liên bang là người gốc Hoa và người gốc Ấn Độ. Hai cộng đồng này đã góp phần đáng kể trong sự phát triển của Mã Lai trong suốt thời gian qua.
Nếu Thủ tướng Nagip Razak thành công với chính sách của ông, Mã Lai sẽ tiếp tục là một quốc gia phát triển trong khu vực Đông Nam Á đồng thời cũng là quốc gia mẫu mực để các quốc gia độc tài trong khối ASEAN như Myanmar, Việt Nam và Lào noi theo.
Kiêm Hương
(Kanagawa)
Thông Luận số 254, tháng 01/2011
(Kanagawa)
Thông Luận số 254, tháng 01/2011
© Thông Luận 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment