Saturday, January 1, 2011

HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO - THIÊN IV [3] (Hồ Tuấn Hùng, Đài Loan)

Hồ Tuấn Hùng

Thái Văn chuyển ngữ 
Đăng ngày 26/12/2010 lúc 00:34:21 EST


Hồ Chí Minh sinh bình khảo
(Khảo cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh)

Hồ Tuấn Hùng
Thái Văn chuyển ngữ


Thiên IV
Khúc ca buồn về chuyện hôn nhân tình ái
(Hôn nhân luyến tình đích bi ca)

1 2 3


Khói lửa chiến tranh chứng kiến tình yêu – Nữ sĩ Nguyễn Thị Minh Khai

Tự khúc bi ca ái tình

Tình yêu và hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc (NAQ) và Nguyễn Thị Minh Khai (NTMK) vào năm 1930-1931 trước sau cộng lại không đầy một năm vì hai người từ biệt nhau đến Hương Cảng thì bị cảnh sát bắt giam, kết thúc giai đoạn hôn nhân ngắn ngủi. Cuộc hôn nhân tuy không dài nhưng lịch sử đã ghi lại rất rõ ràng, trong khói lửa chiến tranh, tình cảm của đôi lứa thật chân thành. Năm 1932, NAQ bị bệnh qua đời là sự thực, còn NTMK, đến năm 1935 cải giá, kết hôn với Lê Hồng Phong (LHP), cùng là sự thật. Sự việc này vốn dĩ rất bình thường nếu như không có bàn tay Quốc Tế Cộng Sản (QTCS) thao túng, bí mật đạo diễn màn kịch “hồn Trương Ba - da hàng thịt”, cùng giới chóp bu Trung cộng và Việt cộng, tạo ra chung quanh Hồ Chí Minh (HCM) vòng hào quang, biến ông thành một vị thánh, phỉ báng mối tình đẹp đẽ của NAQ và NTMK.

Hồ sơ hôn nhân của Nguyễn Thị Minh Khai

1/ William J. Duiker viết về quan hệ hôn nhân, tình ái của Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai

William J. Duiker, trong “Truyện Hồ Chí Minh” viết: “Hồ sơ về tình yêu, hôn nhân của NAQ và NTMK gồm ba phần. Tư liệu của ba phần này đều dẫn từ “Trung tâm Quân viễn chinh Bảo hộ” thuộc “Hồ sơ Pháp quốc Hải ngoại”, hòm số 367 và “Hồ Chí Minh từ Đông Dương đến Việt Nam” của Đạt Ni Ai Nhĩ Hách Mai Lý, do NXB Galimard-Paris, ấn hành năm 1990.

Phần thứ nhất

Tại chương 6 “Màu đỏ Nghệ Tĩnh” (“Xích sắc Nghệ Tĩnh”), trang 85 viết: “Tháng 10 năm 1930, tại nhà trọ “Nhất Đống”, phố Khai Di, Cửu Long, Hương Cảng, khai mạc Hội nghị Trung ương , NAQ là đại biểu QTCS được cử làm Chủ tịch ĐCSVN. Cùng dự còn có một nữ đảng viên trẻ tuổi, mắt sáng, da ngăm ngăm, được ủy nhiệm làm trợ lý cho NAQ là NTMK”.

Phần thứ hai

Cũng tại chương 6, trang 198-199, tác giả viết: “NAQ tại Hương Cảng chờ tin tức. Từ khi NTMK làm trợ lý cho NAQ, hai người đã nảy sinh tình cảm. Minh Khai tuổi trẻ, ngoại hình hấp dẫn đã làm NAQ mê đắm. Tình yêu của NAQ và NTMK đến khá nhanh chóng. Vào mùa xuân năm 1932, hai người đã báo cáo với Cục Viễn Đông đề nghị được kết hôn. Đại biểu QTCS là Hải Lai Nhĩ Nặc Lâm đã gửi thư thông báo cho NAQ vào tháng tư. Tuy nhiên, không lâu sau, NTMK vì bị tình nghi có liên can đến hoạt động phiến loạn, bị cảnh sát Hương Cảng bắt chuyển về Quảng Châu tống giam vào nhà tù QDĐ.

Phần thứ ba

Tại chương 7 “Đứng trước những biến động”, trang 224- 225, viết: “Ngày 25 tháng 7 năm 1935, khai mạc Hội nghị QTCS lần thứ 7 tại Mạc Tư Khoa, ĐCSĐD cử ba đại biểu là LHP, NTMK và Hoàng Văn Nọn (Nông) tham gia hội nghị. Ban tổ chức Hội nghị yêu cầu cả ba đại biểu đều đọc tham luận. NAQ lúc ấy là thư ký Cục Viễn Đông, đến Hội nghị với tư cách quan sát viên, không được phép phát biểu, như một diễn viên phụ, đóng vai trò bàng quan.

Trước khi Hội nghi khai mạc mấy tháng, Ban lãnh đạo ĐCSĐD có gửi cho bí thư thứ nhất Đông Phương Cục một bức thư, kèm theo bản báo cáo mật, nội dung đề cập đến “Nguyễn Ái Quốc phu nhân”, một đại biểu tham gia Hội nghị. Lời văn ám chỉ NAQ và NTMK, năm 1932, tại Hương Cảng, trước khi bị cảnh sát bắt đã từng là vợ chồng. Có lẽ như Tô Duy Ai, tác giả “Quoc’s wife” (Vợ của Quốc), từng suy đoán, trên đường sang Mạc Tư khoa, NTMK ái mộ phong độ anh tuấn của LHP rồi nảy sinh tình yêu chăng? Có khả năng, vào mùa xuân năm 1931, sau khi khi chia tay với NAQ rồi bị bắt, đến lúc ấy đã qua 4 năm, tình cảm hai người không còn đằm thắm như trước. Cho dù sự thực thế nào, thì sau khi Hội nghị 7 bế mạc không lâu, LHP và NTMK đã kết hôn tại Mạc Tư Khoa.

Thời gian NAQ và NTMK sống với nhau, có thể nói, nhân thân của NAQ có nhiều vấn đề khó lý giải. Trở lại một số năm trước, ông chưa từng nói với các đồng chí về mối quan hệ này. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Hà Nội lại ra sức phủ nhận hai người đã từng có quan hệ vợ chồng. Cũng không loại trừ trường hợp, NAQ và NTMK chưa kịp cử hành hôn lễ chính thức mà chỉ có sự chứng kiến của một số ít đồng sự làm cơ sở pháp lý. NAQ cùng một lúc mất cả vợ lẫn quyền lãnh đạo (Liệu có đúng?!), phải chăng, như một nhà quan sát từng nói “hai lần tủi nhục”.

2/ Sophie Quinn Judge viết về quan hệ hôn nhân, tình ái của Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai

Trong tác phẩm “Những năm tháng Hồ Chí Minh mất tích”, tài liệu mà Sophie Quinn Judge dùng để thuật lại quan hệ hôn nhân của NAQ và NTMK gồm hai phần. Phần một, dẫn từ hồ sơ số 367 của “Trung tâm Quân viễn chinh Bảo hộ” thuộc “Hồ sơ Pháp quốc Hải ngoại”, ngày 12 tháng 2 năm 1931 do Victor viết gửi về. Phần hai, dẫn từ “Lịch sử hiện đại Liên Xô” của “Trung tâm Nghiên cứu và Lưu trữ” 495/154/688, trang 14, từ các ngày 14, 17 tháng 12 năm 1934 và ngày 31 tháng 3 năm 1935 của Cục Hải Ngoại gửi về Mạc Tư Khoa.

Phần một, chương 5 “Cao trào cách mạng”, trang 182, viết: “Mùa đông năm 1930, NAQ báo cáo với Cục Viễn Đông kế hoạch kết hôn. Ngày 12 tháng 1, Cục Viễn Đông gửi văn bản trả lời, nội dung là NAQ phải thông báo thời gian chính xác trước hai tháng. Vì thư hồi đáp không ghi danh tính người nhận chỉ nên chỉ có thể suy đoán là chuyện hôn sự của HCM. Sang tháng hai, HCM bàn với NTMK, đầu năm mới, chuẩn bị đón khách từ Tây Cống và Đông Kinh đến thăm.

Phần hai, chương 6, có tiêu đề “Chết ở Hương Cảng, mai táng ở Mạc Tư Khoa?” (trang 202- 203), viết: “Ngày 8 tháng 12 năm 1930, ba đại biểu của ĐCSĐD đến Mạc Tư Khoa. Những người này phân biệt rõ rệt với các thành viên của Cục Hải Ngoại, là LHP, NTMK và Hoàng Văn Nọn. Tổng Bí Thư ĐCSĐD Hà Huy Tập gửi thư cho QTCS nói, NTMK là vợ NAQ. NTMK sau khi đến Mạc Tư Khoa, điền vào tờ khai cá nhân, ở mục hôn nhân là đã có chồng tên là PC.Lin, chính là một trong những bí danh của HCM. Về điểm này có thể nói, thời gian quan hệ vợ chồng đằm thắm của hai người chỉ như hạt sương mai trên ngọn cỏ. Tuy nhiên HCM chưa bao giờ được những người cộng sản chính thức công nhận đã từng có vợ. NTMK ở Mạc Tư Khoa thường dùng bí danh Phan Lan.

3/ Tác phẩm “Chị Minh Khai” của nhà văn Nguyệt Tú, ngày kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ năm 2005, NXB Tổng hợp Tp HCM ấn hành có liên quan đến chuyện tình ái và hôn nhân, viết như sau:

- Vào một tháng của năm 1930, là thời kỳ NAQ tham gia giảng dạy tại khóa huấn luyện chính trị. Hôm ấy là một ngày mưa bão, khắp các đường phố, cây cổ thụ bị bão đánh bật tung gốc. MTMK trong nhóm học viên nhòm qua ra sổ, nói: “Hôm nay có khả năng đồng chí Lý Thụy không đến được”. Nhưng chỉ một lúc sau đã thấy đồng chí bước vào, tay cầm ô, áo quần ướt sũng nước. Đồng chí ấy đã lên lớp đứng giờ. MTMK nhìn thân thể gầy yếu của Lý Thụy, trong lòng vô cùng lo lắng.

- Ngày 29 tháng 4 năm 1932, NTMK bị bắt, ba năm liền giam trong ngục, không nhận được bất cứ tin tức nào. MTMK nhớ lại những ngày sau khi bị bắt ở Hương Cảng, từ nhà giam, cô định gửi cho các đồng chí mảnh giấy nhắn tin, nhưng rồi lại nghĩ, liệu có được chuyển đến tay người nhận hay không? Chắc là không thể được nên đã thu lại mảnh giấy mà chỉ gửi lời nhắn. Cách đấy không lâu, ngày 6 tháng 6 năm 1932, đồng chí NAQ bị mật thám Anh bắt tại Cửu Long. Cô nghĩ đến người lãnh đạo chủ chốt của cách mạng Việt Nam phải đối diện với hiểm nguy, lòng đau như cắt.

- NTMK và các đồng chí trong đoàn đại biểu tham gia Hội nghị 7 QTCS, từ đoàn trưởng LHP đến Hoàng Văn Nọn, đều không ai có đủ quần áo ấm. Minh Khai tranh thủ thời gian, cố gắng đan cho Hoàng Văn Nọn chiếc áo len cộc tay và LHP chiếc khăn quàng cổ. Hoàng Văn Nọn tham gia rất nhiệt tình vào lễ thành hôn giản dị những vô cùng vui vẻ, thắm tình đồng chí của LHP và NTMK. Sau này, trong hồi ký của mình, Hoàng Văn Nọn kể về hôn lễ của LHP và NTMK: “Lúc trở về nhà, nhìn thấy mâm cơm chiều có nhiều món ăn hơn so với ngày thường, tôi hỏi: “Hôm nay Minh Khai làm cô dâu nên chiêu đãi anh em phải không?”. Minh Khai đỏ mặt không nói gì, chỉ lắc đầu cười. Khi mọi người đã ngồi vào bàn, Hà Huy Tập đứng lên trịnh trọng tuyên bố: “Hôm nay, Đảng vì anh chị tố chức hôn lễ, chúng tôi chúc cho cô dâu chú rể sống đến đầu bạc răng long”.

Sự thật về quan hệ hôn nhân giữa Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai

1/ William J. Duker viết: “Năm 1931, NAQ và NTMK bắt đầu yêu nhau, sau đó đề nghị Cục Viễn Đông cho phép kết hôn.

2/ Sophie Quinn Judge viết: “Mùa đông năm 1930, NAQ báo cáo Cục Viễn Đông kế hoạch kết hôn. Cục Viễn Đông có thư trả lời nhưng vì thư hồi đáp không ghi danh tính người nhận chỉ nên chỉ có thể suy đoán là chuyện hôn sự của HCM. Trong vòng hai tháng, HCM bàn với vị hôn thê, sau năm mới chuẩn bị đón khách từ Tây Cống và Đông Kinh đến thăm.

3/ Nhà văn Nguyệt Tú, trong “Chị Minh Khai” viết: “Hoàng Văn Nọn kể lại: Tham dự lễ cưới đơn giản nhưng vô cùng vui vẻ, thắm tình đồng chí của LHP và NTMK, anh Hà Huy Tập trịnh trọng tuyên bố: ‘Hôm nay, Đảng vì anh chị tố chức hôn lễ, chúng tôi chúc cho cô dâu chú rể sống đến đầu bạc răng long’ ”.

Tổng hợp các ghi chép trên, có thể thấy, báo cáo của NAQ về việc kết hôn với NTMK vào mùa đông năm 1930 với Cục Viễn Đông và hôn lễ được cử hành tại Hương Cảng vào mùa xuân năm 1931 là có thực. Nguyệt Tú dẫn lại hồi ức của Hoàng Văn Nọn đã bất ngờ làm rõ việc ĐCSVN cố tình ẩn giấu sự thực hôn nhân giữa NAQ và NTMK. Bản ý của Hoàng Văn Nọn cho rằng, năm 1931, hôn lễ của NAQ và NTMK là sự thực, còn việc LHP kết hôn với NTMK tại Mạc Tư Khoa chỉ là lễ cưới giả. Những người chủ trương ẩn giấu sự kiện hôn nhân NAQ và NTMK không ngờ đến mấy dòng ghi chú phần cuối: “Vương huynh” chỉ LHP, “Duy tỉ” chỉ NTMK đã vô tình làm lộ tẩy chân tướng .

Khảo cứu kỹ lưỡng nhiều lần các từ “Vương huynh” và “Duy tỉ” có thể thấy, “Vương huynh” chỉ “lão Vương” hoặc “đồng chí Vương”, “Duy Tỉ” là “Chị Duy” hoặc “A Duy”, bí danh của NTMK. Danh xưng “Vương huynh “ và “Duy Tỉ” được dùng vào những năm 1924 đến 1931 lúc NAQ và NTMK công tác tại Quảng Châu, Hương Cảng.Trong khi ấy, LHP dùng biệt danh Litvinov, Tuệ An, Gia Chính, Hạ Dương v.v… nhưng chưa bao giờ dùng “Vương huynh” làm bí danh (gần đây, khi bí mật trên bại lộ, những người viết tiểu sử LHP đã thêm cho ông bí danh “Vương…” để phản bác những ý kiến đối lập, nhằm hợp lý hóa thân phận HCM và LHP. Xin tham khảo mục “Lê Hồng Phong” trên từ điển mở Wiki). Điều này làm cho người ta không khỏi nghi ngờ. Hà Huy Tập vào năm 1935, không có khả năng xuất hiện tại Mạc Tư Khoa trong hôn lễ LHP và NTMK. Tháng 6 năm 1934, Hà Huy Tập giữ chức Tổng Bí Thư, sau khi chủ trì Hội nghị Áo Môn, đến năm 1938 bị bắt, năm 1942 bị xử tử và chưa bao giờ đến Mạc Tư Khoa, làm sao có thể chủ trì hôn lễ của LHP và NTMK? Điều này chứng tỏ, Ban lãnh đạo cao cấp ĐCSVN cố tình che giấu sự thật hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai.

Hôn ước của Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai

1/ William J. Duiker viết: “Ngày 25 tháng 5 năm 1935, khai mạc Hội nghị lần thứ 7 QTCS tại Mạc Tư Khoa, LHP, NTMK và Hoàng Văn Nọn là đại biểu chính thức của ĐCSĐD. Hội nghị kết thúc, LHP và NTMK ở lại Mạc Tư Khoa, không lâu sau, hai người đến Phòng đăng ký giá thú làm thủ tục kết hôn.

2/ Nhà văn Nguyệt Tú viết:

- Sau khi Hội nghị 7 QTCS kết thúc, LHP từ biệt NTMK trở về Việt Nam công tác tại Xứ ủy Nam Kỳ, lấy bí danh là Lý, với tư cách đại biểu Trung ương. LHP và đồng chí Quang ở cùng một nơi. Hai người phụ trách phong trào vận động công nhân, cùng ở trong một gian phòng bình dân khu chợ Sắt Tây, ít lâu sau lại chuyển đến Ngã Sáu. Đồng chí Quang rất thông cảm với Minh Khai, ngẫu nhiên được gặp chồng mà chỉ bàn bạc công việc, rất khó để cùng ăn với nhau một bữa cơm. Phòng của LHP chỉ đủ kê chiếc giường bạt, ban ngày gấp lại, tối đến mới mở ra để ngủ.

- Tết Nguyên Đán năm 1940, Minh Khai ở chợ Tân Thành, gần đường Mạch Khắc mã Hồng (tác giả dự đoán đây là tỉnh Tân Tri, thuộc Nam Kỳ) trong nhà hộ sinh Hồng Phúc nổi tiếng. Tại đây NTMK sinh hạ bé gái. Đứa bé ra đời được 5 ngày thì NTMK đặt tên cho con là Nguyễn Thị Hồng Minh, chính là tên lót của LHP và NTMK ghép lại. Ngày 30 tháng 7 năm 1940, NTMK bị cảnh sát Pháp bắt giam tại nhà tù Phú Mỹ. NTMK bao giờ cũng mặc bộ đồ trắng đến phòng hỏi cung. Ngày 28 tháng 8 năm 1941, NTMK bị dẫn ra pháp trường Phúc Môn Bình Lăng Cương xử tử. LHP nhận được tin vợ thọ nạn, một năm sau, vào một ngày tháng 9 năm 1942, bị tra tấn dã man cũng chết ở nhà tù Côn Đảo.

Theo ghi chép ở trên, quan hệ hôn nhân của LHP và NTMK là chính xác. Năm 1935, sau Hội nghị 7 QTCS, hai người đã đăng ký kết hôn, Tết năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai sinh con gái Nguyễn Thị Hồng Minh, năm 1941 bị thực dân Pháp xử bắn. LHP chết ở nhà tù Côn Đảo năm 1942.

Bí danh P.C.Lin của Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc

Năm 1934, bí danh P.C.Lin (hoặc P.C.Lâm) của HCM chắc chắn không phải là NAQ. Tại chương 2 “Màn kịch trộm rồng đổi phượng”, ở mục 3 “Ve sầu thoát xác, thực giả nhân sinh”, tôi đã dẫn những chứng cứ về việc NAQ bị lao phổi đã chết vào mùa thu năm 1932, còn HCM, từ Hạ Môn qua Thượng Hải đi Mạc Tư Khoa là một người khác. Nói rõ hơn, khoảng thời gian từ mùa xuân đến mùa hè năm 1933, người đến Mạc Tư Khoa mang bí danh Linov hoặc P.C.Lin chính là Hồ Tập Chương, không phải NAQ. QTCS đã cử người thay thế NAQ dùng bí danh thay cho thân phận ông ta. Trong khi ấy, Ban lãnh đạo ĐCSVN cố tình đề cao mối tình Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai, giấu kín và ra sức phủ nhận quan hệ hôn nhân của Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thị Minh Khai, dẫn đến hệ quả là: Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và bí danh P.C.Lin của Hồ Chí Minh, ba người nhưng lại có bốn thân phận trong quan hệ hôn nhân, làm cho tình hình trở nên vô cùng phức tạp. Điều này khiến cho các tác giả viết truyện ký về Hồ Chí Minh, mỗi người đều tự tìm ra những nhầm lẫn trong sử liệu để giải thích về các mối quan hệ hôn nhân đầy nghi vấn của họ.


1/ Năm 1934, sau khi đến Mạc Tư Khoa, NTMK phải điền vào tờ khai nhân thân là đã có chồng tên P.C.Lin. Nếu NTMK biết bí danh của NAQ là P.C.Lin thì làm sao lại có thể công khai kết hôn với LHP để làm mất mặt NAQ? NAQ và HCM cùng mang bí danh P.C.Lin, vậy vì sao, năm 1935, khi cùng đến Mạc Tư Khoa dự Hội nghị 7 QTCS, NTMK lại coi NAQ gần như người xa lạ? Việc này nhất định không hợp tình hợp lý. Chỉ có một cách giải thích là QTCS đã chơi trò bỡn cợt “dời hoa tiếp cây” (di hoa tiếp mộc), giấu nhẹm mối tình cao đẹp, trong sáng của NAQ và NTMK mà đề cao cuộc hôn nhân giữa LHP với NTMK.

2/ NAQ với tư cách Bí thư Cục Viễn Đông, tham dự Hội nghị 7 QTCS với tư cách quan sát viên, không được quyền phát biểu, chỉ lẳng lặng ngồi một bên nhìn thế sự. Rõ ràng là, trong thời gian NAQ và NTMK có quan hệ thân mật, người ta đã dự liệu sẵn một kế hoạch nào đó. NAQ cùng một lúc bị tước quyền lãnh đạo Đảng và mất vợ. Chuyện đúng sai khoan hãy bàn, nhưng khi nghe một nhà phân tích nhận định ông “bị hai lần tủi nhục” thì bản thân người đọc cũng thấy bất bình.

Lời bàn:

NAQ , bí danh P.C.Lin, đến Hội nghị 7 QTCS với tư cách quan sát viên, không được phát biểu, từ đầu đến cuối chỉ lẳng lặng ngồi nghe các đồng chí của mình đăng đàn, trái ngược hẳn với Hội nghị lần thứ 5. Khi ấy, NAQ lấy danh nghĩa QTCS, vận động các nguyên thủ quốc gia, một mình thượng đài, ra sức tranh thủ diễn đàn phát biểu chính kiến, thật là có sự khác nhau giữa hai người. Như trên đã nói, hiện tượng rất không bình thường trên chỉ có thể giải thích hợp lý nhất là, người tham dự Hội nghị 7 QTCS năm 1935 không phải Nguyễn Ái Quốc mà là Hồ Tập Chương mang bí danh P.C.Lin.

3/ NAQ lấy bí danh P.C.Lin trong thời gian làm việc tại Viện Nghiên Cứu “Các vấn đề dân tộc và thuộc địa”. Thời gian ấy, NTMK và năm học viên đang học trong trường Đại học Phương Đông. Trong những ngày diễn ra Hội nghị 7 QTCS, NAQ đã tận tình giúp đỡ sửa chữa, biên tập văn bản tham luận Hội nghị, góp phần làm cho Đoàn đại biểu ĐCSĐD hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc làm cho LHP và NTMK thật sự cảm động.

Sau khi tổ chức hôn lễ, công việc của LHP vô cùng bận rộn, một trong số đó là lập kế hoạch trù bị cho Đại hội Thanh niên Cộng sản Quốc tế làn thứ 6, đồng thời đề cử NTMK tham gia với tư cách đại biểu của phụ nữ của ĐCSĐD. NAQ được mời làm đại biểu dự thính. Ngày bế mạc, Đại hội tuyên bố, ĐCSĐD chính thức trở thành một chi bộ của QTCS. LHP được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành QTCS. Trong buổi liên hoan giữa Đoàn đại biểu Đảng cộng sản Pháp (ĐCSP) và Đoàn đại biểu ĐCSĐD, NTMK và LHP cùng song ca một bài do LHP viết nhạc, NTMK đặt lời. (Nguyệt Tú, “Chị Minh Khai”, trang 76, 82,83, 89 và 90).

Lời bàn:

Cuốn sách “Chị Minh Khai” của Nguyệt Tú luôn luôn ẩn giấu mối quan hệ hôn nhân của NAQ và NTMK, đồng thời tô vẽ mối tình giữa LHP và NTMK. Tuy nhiên sự thực lịch sử không giống như lời kể trên. Chuyện rắc rối ở đây là, từ NAQ, LHP (P.C.Lin) đến NTMK, ba người lại có đến bốn thân phận công khai hoạt động. NTMK và LHP biểu hiện mối tình nồng thắm, với NAQ (P.C.Lin), hai người kính trọng như khách, xem ra rất hợp lý. Rốt cuộc, P.C.Lin này chính là Hồ Tập Chương cùng NTMK đến Mạc Tư Khoa xem như mới quen biết nhau nên tỏ thái độ kính trọng là hợp lẽ. Với NAQ, NTMK ngoài tình đồng chí còn là tình nghĩa vợ chồng cao đẹp, một người cộng sản như NTMK không thể cầm tay LHP cùng vui vẻ song ca ngay trước mặt ông chồng đáng kính, bởi hành vi ấy chính là làm nhục NAQ…
(Còn tiếp)

Hồ Tuấn Hùng
Thái Văn
chuyển ngữ
© Thông Luận 2010
.
.
.

No comments: