Đức Tâm - RFI
Thứ bảy 08 Tháng Giêng 2011
Ed Royce, một dân biểu có thế lực trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tố cáo hành động « côn đồ » trong vụ nhà ngoại giao Mỹ, Christian Marchant, bị hành hung ở Huế ngày 05/01/11. Theo ông, công an Việt Nam vi phạm các quy định của công ước quốc tế trong việc bảo vệ an ninh cho các nhân viên ngoại giao.
Dân biểu thuộc đảng Cộng Hòa, Ed Royce, một nhân vật có thế lực trong Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tố cáo hành động mà ông gọi là « côn đồ » trong vụ nhà ngoại giao Mỹ Christian Marchant bị hành hung ở Huế, ngày 05/01/2011, khi viên chức ngoại giao này tìm cách đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý.
Dân biểu Royce tố cáo công an Việt Nam đã « dẫm đạp » lên chân của nhà ngoại giao Mỹ, vi phạm các quy định của công ước quốc tế trong việc bảo vệ an ninh cho các nhân viên ngoại giao. Do vậy, ông Royce cho rằng vụ tấn công một nhà ngoại giao Mỹ còn vượt quá mức cần phải trừng phạt.
Xô xát giữa công an Việt Nam và ông Christian Marchant đã xẩy ra khi quan chức chính trị thuộc sứ quán Mỹ tại Việt Nam muốn vào thăm linh mục Nguyễn Văn Lý, hiện đang được tại ngoại để chữa bệnh ở Nhà Chung, Huế.
Dân biểu Royce cho biết là các cộng sự của ông đã liên lạc với nhà ngoại giao Marchant và có thể khẳng định là nhân viên ngoại giao này không phải là một mối đe dọa đối với Việt Nam. Thế nhưng, điều này cũng không ngăn cản được các quan chức Việt Nam dẫm đạp lên chân nhà ngoại giao Mỹ.
Theo ông Royce : « trong quá khứ, chính phủ Việt Nam đã sử dụng các thủ thuật côn đồ nhắm vào các nhà ly khai đấu tranh ôn hòa và đối với những người được coi là mối đe dọa đối với chính quyền. Giờ đây, rõ ràng là không ai có thể tránh khỏi những hành động lạm dụng này ».
Dân biểu Royce là người thường xuyên chỉ trích tình trạng vi phạm nhân quyền, không có tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Một quan chức Mỹ, xin giấu tên, tại Hà Nội cho AFP biết là ông Marchant chỉ bị thương nhẹ. Hôm thứ năm, ông Michael Michalak, đại sứ Mỹ sắp mãn nhiệm kỳ đã tránh cung cấp chi tiết về sự cố này, và chỉ nói là Washington chính thức phản đối mạnh mẽ chính phủ Việt Nam trong việc đối xử với một nhà ngoại giao Hoa Kỳ.
Trong khi đó, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam thì khẳng định là Việt Nam luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ngoại giao làm việc nhưng họ cũng phải tôn trọng luật pháp của Việt Nam.
.
.
.
VOA
Thứ Sáu, 07 tháng 1 2011
Tin liên hệ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Washington tới để phản đối việc công an Việt Nam hành hung một nhân viên ngoại giao Mỹ tại thành phố Huế.
Quyền phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ông Mark Toner, hôm thứ Năm cho biết Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng đã được ông Joseph Yun, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái bình dương, triệu tới để phản đối việc ông Christian Marchant, Tùy viên chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, bị nhân viên công lực Việt Nam đối xử thô bạo trong lúc tìm cách tới thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế hôm thứ tư.
Ông Toner xác nhận rằng Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Michael Michalak cũng đã đưa ra một kháng nghị mạnh mẽ về vụ việc được mô tả là “nghiêm trọng” và “một vụ vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.” Ông Toner cũng cho biết ông Marchant bị thương và phải đi cà nhắc sau vụ việc này.
Cũng trong ngày thứ 5, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết Việt Nam đang xem xét vụ này, nhưng bà nói thêm rằng các nhà ngoại giao nước ngoài cần phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại.
Trong khi đó, các hãng thông tấn quốc tế trích thuật tin tức báo chí do nhà nước ViệtNam kiểm soát nói rằng ông Marchant đã gây rối trật tự.
Báo Thanh Niên hôm thứ Sáu trích lời những người chứng kiến nói rằng ông Marchant đã dùng những lời lẽ tục tĩu quát tháo ầm ĩ, xô ngã một nhân viên của Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế, và đấm vào mặt một người dân đứng gần đó.
Bài báo nói thêm rằng công an đã mời ông Marchant về Sở Ngoại vụ và các cán bộ ở đây đã giải thích các qui định pháp luật Việt Nam, nhưng ông Marchant vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, và sau đó tự ý bỏ về.
Theo ghi nhận của hãng thông tấn Bloomberg, vụ xích mích ngoại giao này xảy ra trong lúc quốc tế đang gia tăng sự chú ý tới ViệtNam vì Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ diễn ra vào tuần tới để chọn các nhà lãnh đạo mới.
Năm ngoái, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam chấm dứt tình trạng mà họ gọi là cuộc đàn áp đang tiếp diễn nhắm vào các luật sư và những người tranh đấu cho nhân quyền.
Các số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy từ tháng 10 năm 2009 tới nay, Việt Nam đã bắt bớ hoặc cầm tù 39 người bất đồng chính kiến.
Quyền phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, ông Mark Toner, hôm thứ Năm cho biết Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng đã được ông Joseph Yun, Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái bình dương, triệu tới để phản đối việc ông Christian Marchant, Tùy viên chính trị Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, bị nhân viên công lực Việt Nam đối xử thô bạo trong lúc tìm cách tới thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế hôm thứ tư.
Ông Toner xác nhận rằng Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Michael Michalak cũng đã đưa ra một kháng nghị mạnh mẽ về vụ việc được mô tả là “nghiêm trọng” và “một vụ vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.” Ông Toner cũng cho biết ông Marchant bị thương và phải đi cà nhắc sau vụ việc này.
Cũng trong ngày thứ 5, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, cho biết Việt Nam đang xem xét vụ này, nhưng bà nói thêm rằng các nhà ngoại giao nước ngoài cần phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại.
Trong khi đó, các hãng thông tấn quốc tế trích thuật tin tức báo chí do nhà nước Việt
Báo Thanh Niên hôm thứ Sáu trích lời những người chứng kiến nói rằng ông Marchant đã dùng những lời lẽ tục tĩu quát tháo ầm ĩ, xô ngã một nhân viên của Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên-Huế, và đấm vào mặt một người dân đứng gần đó.
Bài báo nói thêm rằng công an đã mời ông Marchant về Sở Ngoại vụ và các cán bộ ở đây đã giải thích các qui định pháp luật Việt Nam, nhưng ông Marchant vẫn tỏ thái độ bất hợp tác, và sau đó tự ý bỏ về.
Theo ghi nhận của hãng thông tấn Bloomberg, vụ xích mích ngoại giao này xảy ra trong lúc quốc tế đang gia tăng sự chú ý tới Việt
Năm ngoái, tổ chức nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam chấm dứt tình trạng mà họ gọi là cuộc đàn áp đang tiếp diễn nhắm vào các luật sư và những người tranh đấu cho nhân quyền.
Các số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy từ tháng 10 năm 2009 tới nay, Việt Nam đã bắt bớ hoặc cầm tù 39 người bất đồng chính kiến.
Trong phúc trình năm 2010 về Chỉ Số Tự do Báo chí, Hội Nhà báo không biên giới xếp Việt Nam vào hạng 165 trong tổng số 178 nước trên thế giới và ghi tên Việt Nam vào danh sách “15 nước kẻ thù internet” vì bỏ tù những người viết blog và hạn chế quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị.
Nguồn: AP, Bloomberg, Thanh Nien/State Department Briefing
Nguồn: AP, Bloomberg, Thanh Nien/State Department Briefing
.
.
.
No comments:
Post a Comment