Đinh Xuân Quân
Wednesday, January 26, 2011
Trong nhiều năm gần đây các giới phân tích quốc tế nói nhiều về “quyền lực mềm” và ảnh hưởng “ôn hòa” của Trung Quốc (TQ). Tuy nhiên, trong năm 2010, TQ đã thể hiện nhiều tính chất “đế quốc” sẵn sàng sử dụng các phương tiện quân sự lẫn kinh tế để gây áp lực với ASEAN lẫn Nhật Bản, kể cả các nước có tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông (BĐ).
Theo tờ Washington Post, thái độ “ỷ mạnh hiếp yếu” của TQ đã thúc đẩy các nước ASEAN xích lại gần nhau hơn và họ cũng đã cầu cứu sức mạnh vững chắc của Mỹ đến với khu vực của họ.
Trong cuộc họp với 27 quốc gia thuộc Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2010 bà Ngoại Trưởng Clinton đã nhấn mạnh rõ ràng về việc duy trì việc đi lại tự do trên Biển Đông vẫn là mối quan tâm của Mỹ. Sau đó Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (TBD) tuyên bố rằng Hoa Kỳ chống việc sử dụng vũ lực bởi các nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện tại vùng chiến lược này để bảo vệ an ninh và tự do lưu thông hàng hải của mọi nước.
TQ đã tăng trưởng mau và trở thành cường quốc thứ 2 trên thế giới và GDP của TQ có thể qua mặt Mỹ trong vài chục năm nữa. Chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (HCĐ) được tổ chức long trọng. Đằng sau việc tiếp đón thận trọng thì quan hệ Mỹ Trung có thề giải quyết những bất đồng gì? Còn nhiều khác biệt cần bàn - về kinh tế có việc TQ phá giá đồng Nhân dân tệ để cạnh tranh, ngăn cản hàng Mỹ, không bảo vệ bản quyền và sơ hữu trí tuệ, vv còn về chiến lược và hải quân có các tranh chấp tại ĐN Á, các bất đồng về các vấn đề toàn cầu như khí thải, ô nhiễm toàn cầu, vv. Mỹ và TQ có thể đi tới lien hệ tốt hơn? Chuyến viếng thăm của chủ tịch HCĐ sẽ mang gì mới không?
Thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với TQ
TT Obama khi nhậm chức đã nói về quan hệ của Mỹ trong tương lai là khu vực Á châu. Mới đây, sau nhiều thất bại trong quan hệ Mỹ-Trung NT Clinton đã phát biểu về / về chính sách Mỹ-TQ. NT Clinton đã nhắc là sự phá triển của TQ cũng nhờ vào sự hiện diện của Mỹ và nhờ đó mang an ninh cho khu vực Á châu. Theo NT thì chính sách của ngoại giao của Mỹ sẽ thận trọng, kiên trì, mềm dẻo trong việc lèo lái quan hệ Mỹ-Trung. Quan hệ Mỹ -Trung sẽ có ảnh hưởng tốt vì dựa trên tình thần hợp tác và nó sẽ toàn diện.” Theo NT thì chính sách của TT Obama sẽ dựa trên 3 yếu tố chính trong quan hệ với TQ và khu vực Á châu TBD là:
1) xây dựng quan hệ với ĐNÁ
2) xậy dựng niềm tin với TQ;
3) tăng gia hợp tác kinh tế, chính trị và quốc phòng về ngoại giao.
Theo NT Clinton thì những thay đổi trong chính sách Mỹ-Trung sẽ có lợi cho hai bên và sẽ củng cố kinh tế toàn cầu, tránh bất ngờ và sẽ mang lại phồn thịnh cho hai bên. BT Tài chính Geithner trong bài thuyết trình đã trao đổi với TQ về các chính sách hợp tác kinh tế kể cả $50 tỷ đầu tư của Mỹ tại TQ trong khi đó BT Quốc Phòng R. Gates đã thăm TQ.
Quan hệ Mỹ - Trung Phức Tạp và Khó khăn
Theo ông David Rothkopf, một chuyên gia an ninh thì chuyến viếng thăm của CT Hồ Cẩm Đào sẽ có một chính sách mới của TT Obama đối với TQ nhằm các vấn đề kinh tế, quốc phòng, thương mại, nhân quyền, vv.
Người ta cũng thấy chính sách mới của Mỹ tại Châu Á TBD đi từ Nga đến Nhật, Nam Hàn đi xuống Nam Dương, Singapore, Malaysia tới Ấn Độ. / Ví dụ, vào những tháng qua, hải quân Mỹ và hải quân các nước như Nhật và Nam Hàn đã có nhiều thao diễn và nay liên hệ quân sự chặt chẽ hơn để có thể cùng nhau đối phó với những tình hình bất ổn định có thể xảy ra. Mỹ đã nâng cao quan hệ với các nước TBD kể cả việc nâng cao quan hệ quốc phòng kể cả với VN.
Tại sao? Trong các năm qua Mỹ bận bịu về Iraq và Afghanistan. Từ 2008 Mỹ kẹt vì khủng hoảng tài chính do sự tham lam của các ngân hàng Mỹ. Hơn nữa TQ thấy là mình mạnh vì không bị khủng hoảng kinh tế (Hệ thống ngân hang TQ chưa toàn cầu hóa và đồng Nhân dân Tệ chưa tự do trao đổi - đây là may mắn của TQ) cho nên TQ cảm thấy càng ngày càng kiêu–thích thị oai với mọi người.
Theo NT Clinton những bất đồng ý kiến với TQ là kinh tế, về đồng nhân dân tệ giá quá thấp, về cán cân thương mại, Bắc Hàn, về nhân quyền, vv.
Về kinh tế (cán cân thương mại của Mỹ thâm thủng mạnh) và Mỹ cho là TQ dùng hối xuất để tăng xuất khẩu qua Mỹ [Theo các kinh tế gia thì việc dùng tiền dollar làm dự trữ khiến Mỹ thâm thủng - xài quá mức]. Hơn nữa, TQ là nước có tiếng “ăn cắp bản quyền” làm các công ty Mỹ thiệt thòi vì các vụ chép CD nhạc, phim,vv. . Theo Mỹ TQ gây nhiều hàng rào trở ngại - ngăn cảng tự do mậu dịch và nhiều ngành nghề chưa được mở cho cạnh tranh. (Ví dụ đầu thầu xây thì TQ sang Mỹ đấu thầu trong khi các công ty Mỹ bị ngăn chặn tại TQ).
Về quốc phòng Bắc Hàn là một nước đàn em của TQ là một đe dọa cho khu vực Bắc Á vì các khiêu khích hạt nhân và thử hòa tiễn trở nên đe dọa cho các nước láng giềng.
Sự phát triển của quân đội và hải quân TQ là một mối đe dọa cho nhiều nước Á châu – gây căng thẳng tại vùng Bắc Á và tại vùng Biển Đông. Mỹ đã thấy “vấn đề” TQ từ lâu và đã có “chiến lược tại Châu Á TBD” tái bố trí HQ/ dựa vào các căn cứ Mỹ tại Guam, tại Hawai và các quần đảo Marshall. Về các vấn đề thế giới có vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, khí thải, và trong các vấn đề này TQ đã không có thái độ tích cực. Vấn đề nhân quyền cũng là một trở ngại trong các quan hệ Mỹ-Trung.
Các chuyến viếng thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại Mỹ
Trong chuyến viếng thăm HCĐ năm 2006, TT Bush ở thế mạnh và chính sách của TT Bush đã không làm dễ dàng cho chuyến viếng thăm HCĐ. Mỹ có chiến dịch nhằm cô lập Bắc Hàn và ngân hàng Banco Delta Asia (BDA) ở Macao bị tố làm ăn với Bắc Hàn đã phá sản. Việc này có ngụ ý dằn mặt TQ và đã buộc nhiều ngân hàng TQ ngưng làm ăn với Bắc Hàn.
Chuyến viếng thăm này gặp khó khăn vì phạm nhiều lỗi về nghi lễ. Ban nhạc đã chơi bài quốc ca Đài Loan; sau đó PTT Cheney mang kiếng râm trong buổi tiếp đón và có vẻ ngủ gật. Cuộc tiếp không coi HCĐ là “quốc khách” mà chỉ một cuộc thăm viếng chính thức. Ông HCĐ chỉ được tiếp đãi qua bữa ăn trưa tại phòng East Room chứ không phải phòng khách “State Dinner Room” ở nhà Trắng. Đại diện của Pháp Luân Công (PLC) đã có dịp tố TQ bán các bộ phận của các thành PLC viên bị giết, và nhiều người chống TQ đã lẻn vào nhà Trắng và hô nhiều khẩu hiệu chống TQ.
Chuyến viếng thăm 2011: Ông HCĐ được tiếp đón như quốc khách và được chiêu đãi hai bữa ăn tối với Tổng thống, và các vụ biểu tình chống đối đã bị “cầm chân” từ xa.
Các lời chỉ trích TQ từ nhân quyền đến việc ủng hộ Iran hay Bắc Hàn được khéo léo trình bầy. Như vậy cuộc thăm 2011 mang lại một hình ảnh TQ là một “đối tác quan trọng” đối với Mỹ, ngang hàng với Ấn và Nam Hàn.
Mỹ muốn “reset” quan hệ hai bên. TQ cho là các chính sách của Mỹ muốn ngăn cản đà tiến của TQ và họ muốn được Mỹ coi ngang hàng – như là một cường quốc và họ muốn được chia sẻ ảnh hưởng.
Mỹ thì mong TQ trở thành một cường quốc có trách nhiệm và tham gia vào việc ổn định thế giới song song với sức mạnh và lợi tức của họ. Là một cường quốc số 1 trên thế giới, Mỹ luôn luôn muốn hợp tác – “đối thoại” với TQ để tránh các rủi ro “bất ngờ” gây hiểu lầm có thể mang đến tai họa. Mỹ hứa sẽ gặp người kế nhiệm của CT HCĐ vào những năm tới.
Phía TQ cố làm dịu - xuống nước - nhưng cụ thể có thể làm những gì? Theo tác giả thì chỉ làm hòa dịu phần nào – có thể “reset” quan hệ Mỹ-Trung. Cụ thể, những vấn đề lớn như kinh tế có thể được giải quyết dần dần như việc TQ đặt hàng lên đến 45 tỷ làm các nhà tư bản Mỹ hài lòng.
Về vấn đề quân sự - quốc phòng thì TQ khuyên bảo đồng minh Bắc Hàn để làm bớt căng thẳng – và nay TQ đã lên tiếng e ngại nhà máy hạt nhân và yêu cầu Nam-Bắc Hàn ngồi lại với nhau. Trong thông báo chung, hai bên đã “lần đầu tiên” nêu mối lo ngại về chương trình làm giàu uranium của Bắc Hàn.
Thông cáo chung nói về quan hệ quốc phòng Mỹ - Trung nhưng liệu quan hệ đó có vững bền hay không?
Các đồng minh của Mỹ như Nam Hàn và Đài Loan lo ngại. Các nước như VN, Nhật và Nam Hàn lo Mỹ-Trung sẽ dàn xếp trên đầu cổ họ. Vì vậy trước chuyến đi Mỹ của HCĐ, ngày 14 tháng 1 NT Clinton đã phải trấn an các đồng minh về lập trường của Mỹ.
Giữa các mối quan hệ trong thế kỷ 21, sẽ không có vụ ai thua lỗ mà chỉ có hai bên cùng lợi (win-win). Dù sao đi nữa khi Mỹ chấp nhận tiếp đón TQ đã gây lo ngại cho các nước ĐNÁ: ai có thể tin là Mỹ kiên trì cầm chân TQ?
Về vấn đề nhân quyền cũng là một trở ngại trong các quan hệ Mỹ-Trung, HCĐ tuyên bố là TQ là một nước đang phát triển, có dân số cao cho nên còn nhiều vấn đề về nhân quyền cần giải quyết. Chính HCĐ thừa nhận cần làm nhiều hơn để cải thiện nhân quyền ở TQ trong một cuộc họp báo chung với TT Obama và thừa nhận ''vẫn còn nhiều chuyện phải làm trong lĩnh vực nhân quyền''. Đây là lần đầu TQ công nhận việc này nhưng đây ta phải hiểu khi TQ nói về nhân quyền không phải là “dân chủ theo kiểu Tây phương” mà là phát triển đưa dân ra khỏi nghèo khó. Do đó về vấn đề này, có thể là giải quyết bề ngoài mà thôi. TT Obama thừa nhận khác biệt này đôi khi gây ra căng thẳng giữa Mỹ và TQ. "Tôi tin vào công lý và nhân quyền khi người dân đủ sống, có nhà ở, có điện dùng," ông nói.
Về các vấn đề lớn trên thế giới như khí thải, tầng Ozon, thương thuyết Cancun thì TQ có thể mềm dẻo hơn – có phần tích cực hơn.
Tạm kết
Trong chuyến viếng thăm của CT HCĐ, TQ đã thả một số “mồi” làm dịu Mỹ:
1) Các hợp đồng thương mại – lấy lòng các giới kinh doanh [giới ủng hộ TQ nhiều nhất – cho phép TT Obama nói là “nhờ chính sách của ông ta Mỹ có thể gây thêm khoảng ¼ triệu việc làm cho dân Mỹ (200 máy bay Boeing, máy điện GE, vv.];
2) Thả ra một số “món mồi” chính trị - Bắc Hàn (bị phần nào bỏ rơi vì chính sách các nước lớn) và hứa hợp tác quân sự song phương;
3) Những lời tuyên bố về nhân quyền để làm dịu công luận Mỹ.
Về ngoại giao và quân sự, sau khi chính sách “hung hăng của TQ” trong hai năm qua bị hớ, TQ có phần dịu hơn nhưng chưa chắc đã thay đổi thật tình. Dù sao TQ điều chỉnh chính sách ngoại giao và xuống giọng trong khi Mỹ cảnh giác về ngoại giao, kinh tế, quân sự nhiều hơn.
Thông điệp của TT Obama cho TQ là “quí vị tăng trưởng lên có nghĩa là quí vị phải gia tăng trách nhiệm và nếu quí vị phớt lờ thì quí vị sẽ phải trả giá.”
TQ chỉ làm dịu, xuống giọng nhưng về thực tế thì ra sao? Phải có thời gian mới biết. Thông điệp của ông HCĐ cho Mỹ là: hãy yên tâm – TQ tăng triển là tốt cho Mỹ và sẽ không tham gia vào bất cứ một cuộc chạy đua vũ trang hoặc đặt ra mối đe dọa quân sự nào, ngược với các giọng điệu hung hăng gay gắt trước đây. TQ là một nước CS cho nên quan hệ giữa hai bên chưa trong suốt còn nhiều nghi vấn và phải có nhiều thời gian mới biết có thay đổi hay không? Thái độ bên ngoài có phần mềm đi hiện nay chưa biết thực hư ra sao? Vì vậy, TT Obama nói dù hai quốc gia có quan điểm khác biệt liên quan đến nhân quyền và một số chủ đề, sự khác biệt này không ngăn cản Mỹ và TQ hợp tác trong các vấn đề mang tính "hệ trọng".
TQ nói sẵn sàng tiếp tục đối thoại về nhân quyền, trên cơ sở tôn trọng và không can thiệp vào công việc nội bộ của TQ. HCĐ được tiếp đón long trọng, TQ đã trở nên quan trọng hơn và thấy là họ được tiếp đón như một cường quốc.
Thành công duy nhất là “reset” quan hệ Mỹ-Trung nhưng còn nhiều khác biệt. Điều quan trọng là: hai bên tiếp tục nói chuyện với nhau một cách “lịch sự.”
TS ĐXQ
.
.
.
No comments:
Post a Comment