PGS.TS Nguyễn Minh Hoà – ThS Minh Quang – ThS Hải Nguyên
Ngày 24.01.2011, 08:26 (GMT+7)
SGTT.VN - Cách đây vài ngày, tôi và hai vị giáo sư người Ý đi từ sở Khoa học và công nghệ trên đường Điên Biên Phủ băng qua Trương Định. Hai vị rất thích thú nhìn ngắm những chiếc bình, lọ, tượng sứ, gốm bán trên vỉa hè và định mua một vài món thì bất ngờ hai chiếc xe chở đầy cảnh sát khu vực và quản lý thị trường chừng hơn chục người đỗ xịch lại và một quang cảnh hỗn độn diễn ra.
Các anh bê tất cả đồ sứ chất lên xe, cho dù rất thận trọng nhưng có vài món bị vỡ, trong khi đó, hai vợ chồng người bán hết lời năn nỉ, cô vợ trẻ khóc ròng. Hai vị giáo sư hỏi tôi chuyện này là như thế nào và kinh ngạc khi tôi bảo họ bán hàng lấn chiếm vỉa hè vi phạm quy định hành chính. Họ ngạc nhiên là phải, bởi vì ở xứ họ việc bán hàng lưu niệm như thế này là bình thường và được khuyến khích. Vả lại những người bán hàng đã để hàng hoá sát vào chân tường rào. Hơn thế nữa con đường này không có người đi bộ qua lại.
Vào những ngày gần tết, số lượng người bán hàng rong di động và cố định một chỗ khá nhiều, vì tết là một dịp để họ bán được hàng bù vào những ngày thường ế ẩm. Nhưng thật không hay chút nào khi mà ngày nào cũng có những cuộc rượt đuổi, đổ vỡ, nước mắt và có cả những câu khó nghe đã diễn ra.
Ở đây có ba câu hỏi chúng ta phải đặt ra và nhận thức lại cho thoả đáng.
1. Thứ nhất, việc bán hàng rong như vậy có mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội không, và ở các thành phố khác trên thế giới có không? Câu trả lời là có nếu nó không làm bẩn môi trường, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng xấu đến giao thông, ồn ào mất trật tự. Thực sự thì người mua những loại hàng hoá này khá nhiều bởi nó rẻ (do hàng bị lỗi, lạc mốt, sản xuất gia đình, không phải trả tiền mặt bằng và thuế,...). Có người mua chứng tỏ là xã hội có nhu cầu.
Thành phố có những hoạt động mua bán như vậy trở nên sinh động, bớt tẻ nhạt, hấp dẫn khách du lịch, nhất là khách nước ngoài. Các thành phố châu Á như Bangkok, Quảng Châu, Manila hay nước Singapore đều cho phép bán hàng lưu động trên đường phố. Thành phố mà chỉ có các cao ốc chọc trời, các khối nhà hình hộp thô cứng, những đại lộ thẳng tắp lạnh lùng, những con người di chuyển nhanh như robot thì thật buồn tẻ. Vẻ đẹp, sự sinh động và sức sống của thành phố chính là con người và hoạt động của họ.
2. Thứ hai, tại sao các cơ quan hữu trách cố gắng dẹp hàng rong nhưng không kết quả? Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu đánh giá kết quả ba năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị do cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của khoa đô thị học và quản lý đô thị, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn thực hiện theo đặt hàng của lãnh đạo thành phố, trong tháng 12 này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại các không gian công cộng như công viên (26.3, 30.4, Gia Định, Tao Đàn) và các ô phố, các trục đường lớn như: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Điện Biên Phủ, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn.
Kết quả thống kê được trong khu vực trung tâm quận 1, 3 có đến hơn 7.000 người bán hàng rong gánh, xe đẩy từ miền Trung, miền Bắc, và từ ngoại thành vào kiếm sống, và hơn 69 hành vi kiếm sống trên vỉa hè và lòng đường (xem bảng). Việc xử phạt mạnh tay nhằm thanh toán dứt điểm tình trạng này ở một số ô phố và trên 15 tuyến đường điểm dường như không thành công. Người bán hàng chỉ dạt đi đâu đó rồi lại tìm cơ hội quay trở lại như cũ, bởi vì đó là mưu sinh và nguồn sống của họ.
Có một dạng “kinh tế vỉa hè”. Những người bán thường là người nghèo. Họ không phải chịu thuế, tiền thuê mặt bằng, lấy công làm lời là chính nhưng rủi ro đối với họ khá cao như bị tịch thu hàng hoá, bị lưu manh cướp, mưa gió bị ế, bị đổ vỡ khi vận chuyển,…
3. Thứ ba, thái độ ứng xử và chính sách của cơ quan công quyền nên như thế nào? Cơ quan công quyền phải chấp nhận giải pháp “nhị nguyên”, tức là hai bên đều có lợi. Về phía Nhà nước, cần chấp nhận kinh tế vỉa hè tồn tại tất yếu trong giai đoạn quá độ từ một thành phố phát triển thấp lên một thành phố phát triển hiện đại hơn để từ đó đưa ra các chính sách hợp lý. Sau khi cân nhắc, nên cho phép bán một số mặt hàng (những mặt hàng nặng mùi, quá cồng kềnh sẽ bị cấm).
Người bán hàng rong được hành nghề ở một số khu vực, tuyến đường nào đó, không ảnh hưởng tới giao thông, trật tự, mỹ quan đô thị nhưng cũng thuận cho buôn bán. Nếu chỉ để thu gom lại một chỗ cho dễ quản lý thì sẽ thất bại, vì họ sẽ bỏ đi đến chỗ bán khác có người mua. Phần vỉa hè họ sử dụng phải được phân định rõ bằng một ranh giới (như phần các hộ kinh doanh được phép sử dụng vỉa hè để xe máy). Họ phải đóng phí hành nghề (thuế hoa chi, phí sử dụng vỉa hè), phải làm cam kết với chính quyền phường trong việc giữ gìn sạch sẽ phần vỉa hè mình sử dụng, không được tiêu tiểu bậy, không được xả rác và nước thải. Những xe bán thực phẩm phải có giấy chứng nhận vệ sinh.
Việc bày hàng hoá, biển hiệu cũng phải được hướng dẫn sao cho đẹp. Người bán phải tuân theo những quy định “văn minh thương nghiệp” để có thái độ hành vi đúng với khách, không nói thách, thậm chí phải ăn mặc tươm tất, biết tiếng Anh đủ để giao tiếp khi bán hàng cho người nước ngoài.
Một khi chúng ta chấp nhận kinh tế vỉa hè, coi là phần tất yếu của đô thị và hướng nó theo các quy chuẩn đô thị thì chắc chắn những cảnh rượt đuổi nhếch nhác không còn nữa. Khi đó, bộ mặt thành phố và hình ảnh người bán hàng rong sẽ tử tế hơn giống như ở Thái Lan, Singapore…
• Bạn có ý kiến gì xung quanh đề tài này, vui lòng gửi về SGTT, 25 Ngô Thời Nhiệm hoặc gửi phản hồi trên trang www.sgtt.vn.
PGS.TS Nguyễn Minh Hoà – ThS Minh Quang – ThS Hải Nguyên
(khoa đô thị học và quản lý đô thị,
đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP.HCM)
(khoa đô thị học và quản lý đô thị,
đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP.HCM)
1. Bánh mì
2. Bắp rang
3. 5. Mì, phở nước
6. Cơm, cháo, bánh ướt
7. Bắp luộc/nướng
8. Trứng nướng, luộc
9. Khoai, sắn luộc/nướng
10. Bánh bao
11. Bánh chưng, bánh ít
12. Bánh chưng chiên
13. Khoai lang, chuối chiên/nướng
14. Cá viên chiên
15. Gỏi bò, nộm
16. Nón vải
17. Áo, quần mới (hàng tồn kho)
18. Quần áo cũ
19. Giày, dép
20. Vé số
21. Báo
22. Sách, truyện
23. Áo mưa, găng tay, khẩu trang
24. Túi xách
25. Bao da điện thoại, dây nịt
26. Đồ sành sứ
27. Đồ gỗ
28. Cây kiểng
29. Đĩa CD, VCD
30. Đồ chơi nhựa rẻ tiền
31. Đồ chơi làm từ lá cây, cỏ
32. Thú nhồi bông
33. Đồ mây tre, lá
34. Thu mua, lượm ve chai
35. Đồ điện cũ
36. Bán giấy in kết quả xổ số
37. Bán tranh ảnh in sẵn
38. Sách tử vi
39. Hoa khô
40. Hoa tươi, hoa rừng
41. Thú sống chơi (chuột, rùa, chó)
42. Rau, cá
43. Cá cảnh
44. Bong bóng
45. Móc chìa khoá, móc tai, kẹp tóc
46. Thuốc lá
47. SIM điện thoại, điện thoại cũ
48. Bán khoá và sửa khoá
49. Sửa chữa nón bảo hiểm xe máy
50. Phong bì, thiệp
51. Nhãn dán (sticker)
52. Chụp ảnh dạo
53. Bản đồ, sách hướng dẫn du lịch
54. Dán ép dẻo giấy tờ
55. Dán vỏ điện thoại, laptop
56. Sửa chữa giày, dép
57. Đánh giày
58. Mành mành nhựa, chổi, chiếu
59. Kẹo bông, kẹo kéo, bóng bay
60. Rải tờ rơi
61. In, dán, treo quảng cáo
62. Keo diệt chuột
63. Mật ong, rượu rắn
64. Rắn sống
65. Thịt cóc
66. Đấm bóp, tẩm quất
67. Sửa chữa vặt (đồ gỗ, đồ điện,…)
68. Ăn mày
69. Mại dâm
2. Bắp rang
3. 5. Mì, phở nước
6. Cơm, cháo, bánh ướt
7. Bắp luộc/nướng
8. Trứng nướng, luộc
9. Khoai, sắn luộc/nướng
10. Bánh bao
11. Bánh chưng, bánh ít
12. Bánh chưng chiên
13. Khoai lang, chuối chiên/nướng
14. Cá viên chiên
15. Gỏi bò, nộm
16. Nón vải
17. Áo, quần mới (hàng tồn kho)
18. Quần áo cũ
19. Giày, dép
20. Vé số
21. Báo
22. Sách, truyện
23. Áo mưa, găng tay, khẩu trang
24. Túi xách
25. Bao da điện thoại, dây nịt
26. Đồ sành sứ
27. Đồ gỗ
28. Cây kiểng
29. Đĩa CD, VCD
30. Đồ chơi nhựa rẻ tiền
31. Đồ chơi làm từ lá cây, cỏ
32. Thú nhồi bông
33. Đồ mây tre, lá
34. Thu mua, lượm ve chai
35. Đồ điện cũ
36. Bán giấy in kết quả xổ số
37. Bán tranh ảnh in sẵn
38. Sách tử vi
39. Hoa khô
40. Hoa tươi, hoa rừng
41. Thú sống chơi (chuột, rùa, chó)
42. Rau, cá
43. Cá cảnh
44. Bong bóng
45. Móc chìa khoá, móc tai, kẹp tóc
46. Thuốc lá
47. SIM điện thoại, điện thoại cũ
48. Bán khoá và sửa khoá
49. Sửa chữa nón bảo hiểm xe máy
50. Phong bì, thiệp
51. Nhãn dán (sticker)
52. Chụp ảnh dạo
53. Bản đồ, sách hướng dẫn du lịch
54. Dán ép dẻo giấy tờ
55. Dán vỏ điện thoại, laptop
56. Sửa chữa giày, dép
57. Đánh giày
58. Mành mành nhựa, chổi, chiếu
59. Kẹo bông, kẹo kéo, bóng bay
60. Rải tờ rơi
61. In, dán, treo quảng cáo
62. Keo diệt chuột
63. Mật ong, rượu rắn
64. Rắn sống
65. Thịt cóc
66. Đấm bóp, tẩm quất
67. Sửa chữa vặt (đồ gỗ, đồ điện,…)
68. Ăn mày
69. Mại dâm
.
.
.
No comments:
Post a Comment