Trần Khải
Đăng ngày 20/01/2011 lúc 03:18:15 EST
Đăng ngày 20/01/2011 lúc 03:18:15 EST
Chết là chuyện tất yếu của đời người, là một phần tất nhiên của đời sống. Nhưng có rất nhiều cái chết chậm, chỉ vì bị ép bức vào những hoàn cảnh mà đời sống không thể trưởng dưỡng bình thường được. Đó là chuyện của đồng bào mình ở quê nhà, là các dân tộc nơi bị áp bức như Bắc Hàn, Trung Quốc.
Chết chậm không chỉ là chuyện của người bị giam trong các trại cải tạo, mà còn là nan đề của người dân bình thường ngoài phố. Như trường hợp ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN, khi về hưu cũng phải xây một vườn rau có hệ thống nước tưới phun tự động trên lầu 4, bởi vì không tin rằng rau ngoaì chợ an toàn. Nếu ông có cơ may như thế, làm sao những người dân nghèo có thể kham nổi, dù là một phẩn mười mức độ rau sạch như thế?
Nhưng không chỉ rau, mà cả nước cũng đã nhiễm độc.
Bản tin của thông tấn Bloomberg hôm Thứ Hai cho biết rằng chất thạch tín (arsenic) và các hóa chất độc hại đã lẫn vào nước uống ở Vùng Tam Giác Sông Hồng VN, kể cả thủ đô Hà Nội, gây tác hại sức khoẻ nghiêm trọng cho khoảng 7 triệu người.
Chết chậm không chỉ là chuyện của người bị giam trong các trại cải tạo, mà còn là nan đề của người dân bình thường ngoài phố. Như trường hợp ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN, khi về hưu cũng phải xây một vườn rau có hệ thống nước tưới phun tự động trên lầu 4, bởi vì không tin rằng rau ngoaì chợ an toàn. Nếu ông có cơ may như thế, làm sao những người dân nghèo có thể kham nổi, dù là một phẩn mười mức độ rau sạch như thế?
Nhưng không chỉ rau, mà cả nước cũng đã nhiễm độc.
Bản tin của thông tấn Bloomberg hôm Thứ Hai cho biết rằng chất thạch tín (arsenic) và các hóa chất độc hại đã lẫn vào nước uống ở Vùng Tam Giác Sông Hồng VN, kể cả thủ đô Hà Nội, gây tác hại sức khoẻ nghiêm trọng cho khoảng 7 triệu người.
Châu thổ sông Hồng là một vùng ô nhiễm thạch tín
Có khoảng 65% giếng trong khu vực, nguồn cung cấp nước uống chính yếu, chứa đựng các mức độ kém an toàn chất thạch tín, chất manganese, chất selenium, và chất barium, theo bản nghiên cứu in trên ấn bản hôm qua của tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Các nhà nghiên cứu hướng dẫn bởi Michael Berg tại viện khoa học Thụy Sĩ Swiss Federal Institute of Aquatic Science and Technology viết trên tạp chí này rằng nhà nước VN nên tìm kỹ thuật lọc nước tốt hơn để bảo đảm sức khoẻ cho dân.
Nguồn nuớc ô nhiễm nhiều phần là do dân chúng bơm nước từ hơn một thế kỷ, gây ra chất thạch tín tự nhiên ở mạch nước ngầm ngấm xuống. Kết quả mô tả là “báo động”. Berg trả lời phóng viên qua điện thoại, rằng thực rất khó tìm được giếng nước nào an toàn.
Theo các tác giả, vùng Sông Hồng là một trong các khu vực đông dân, với khoảng 1,160 người mỗi kilomét vuông (tức là 0.4 dặm vuông). Cũng theo bản phúc trình, trong khối dân số 16.6 triệu người trong vùng, có 11 triệu người không có được nguồn nước công cộng và phải dựa vào các giếng tư nhân.
Berg nói rằng chính phủ VN có biết chuyện nguồn nước nhiễm độc, và “đang tìm giải pháp”. Tuy nhiên, Bộ Ngoại Giao VN không chịu trả lời câu hỏi do phóng viên gửi qua fax. Bản tin nói, Berg và các nhà nghiên cứu trong nhóm khảo sát mẫu từ 512 giếng tư nhân từ tháng 5-2005 tới tháng 1-2007. Chất thạch tín có trong 27% giếng ở khu vực, và khoảng 1 triệu người đã dùng nước này với độ tập trung gấp 5 lần mức đô an toàn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO. Berg nói, độ nhiễm độc này tương đương với Bangladesh, nơi có mức độ nhiễm độc thạch tín tệ hại nhất thế giới.
Theo lời WHO, nhiễm độc thạch tín có thể gây ra ói mửa, đau bụng, tiêu chảy ra máu, có thể ung thư da, ung thư phổi, ung thư lá lách và thận. WHO nói rằng, nhiễm độc thạch tín tự nhiên là “nguyên nhân quan ngại” tại các nước, trong đó có Argentina, Bangladesh, Chile, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Thái Lan và Mỹ. Nhưng VN, như đã nói là đứng đầu cùng với Bangladesh.
Nhiễm độc chất Manganese là nỗi lo y tế lớn thứ nhì trong nước giếng tại VN, theo bản nghiên cứu. Có khoảng 44% giếng có mức độ kém an toàn chất manganese, và khoảng 5 triệu người sử dụng nước có độ nhiễm độc này.
Tuy là cơ thể cần độ nhỏ chất manganese để hoạt động, nhưng nhiễm độc lâu dài ở mức độ cao sẽ gây tác hại thần kinh, theo lời Graham Harrison, viên chức trưởng phòng WHO tại VN trả lời qua email. Người bị nhiễm độc sẽ rối loạn tâm thần và cảm xúc, và thân xác cử động sẽ chậm và vụng về.
Tất nhiên là nhóm khoa học gia Thụy Sĩ này không được phép lên đo độ sạch của nước tưới rau trên lầu 4 của ông Lê Khả Phiêu, mà có thể đoán là sẽ phù hợp tiêu chuẩn sạch và an toàn của WHO.
Đất nước mình nghèo quá, làm sao bây giờ? Dân chúng biết rằng nước nhiễm độc, rau nhiễm độc... nhưng làm sao dám mơ tới nước tưới rau của ông Lê Khả Phiêu.
Thử nhắc lại những chuyện đau lòng khác: bản tin trên báo Dân Trí ấn bản ngày 6-2-2009, kể chuyện gà nghi bị cúm gia cầm, phải đổ ra bãi tiêu huỷ, thì dân chúng tràn lên bao vây xe, cướp gà dịch về ăn.
Bản tin viết:
“Dân đổ xô cướp gà tiêu huỷKhi 1.500 con gà không giấy tờ kiểm dịch được chở đến bãi tiêu huỷ, hàng trăm người dân xã Hồng Vân (Thường Tín, Hà Nội) đổ xô ra cướp gà, thậm chí còn leo cả lên cabin, lái xe ra chỗ rộng cho… dễ cướp.
Dân bao vây xe, lực lượng chức năng đành bó tay.
Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, 4h sáng 5/2, chốt kiểm dịch liên ngành tại Ba La (Hà Đông) đã phát hiện và bắt giữ 1 xe ôtô BKS: 34L-7612 vận chuyển gia cầm không có giấy kiểm dịch. Lực lượng liên ngành tiến hành kiểm tra phát hiện, trên xe có 1.500 con gà thịt, trọng lượng khoảng 3 tấn, giấy kiểm dịch đã bị chữa ngày tháng. Lực lượng liên ngành đã quyết định tiêu huỷ số gà này.
Chiều cùng ngày, số gia cầm bị bắt giữ trên đã được chở đến bãi cát xã Hồng Vân (Thường Tín) để tổ chức tiêu huỷ. Tuy nhiên, tại đây, khi lực lượng chuyên ngành bắt đầu đưa gà xuống hố để chôn theo quy định thì người dân địa phương đã đổ xô vào cướp gà. Do lực lượng chức năng quá ít, trong khi người dân lại đông nên đành... bó tay.
Người dân nhảy cả xuống hố để lấy gà, ném lên cho người đứng trên bờ cho vào bao tải. Tiếp đến, người dân đổ xô vây lấy xe chở gà và trèo lên xe để cướp. Thậm chí, để tiện cho việc lấy gà, có người còn leo lên ca bin, lái chiếc xe chở gà ra giữa bãi cát.
Kết quả là chỉ khoảng 20% số gà nói trên được tiêu huỷ, còn lại đã bị cướp hết. Ngoài ra có những con gà chết bị vứt vương vãi khắp nơi”.
Dân bao vây xe, lực lượng chức năng đành bó tay.
Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, 4h sáng 5/2, chốt kiểm dịch liên ngành tại Ba La (Hà Đông) đã phát hiện và bắt giữ 1 xe ôtô BKS: 34L-7612 vận chuyển gia cầm không có giấy kiểm dịch. Lực lượng liên ngành tiến hành kiểm tra phát hiện, trên xe có 1.500 con gà thịt, trọng lượng khoảng 3 tấn, giấy kiểm dịch đã bị chữa ngày tháng. Lực lượng liên ngành đã quyết định tiêu huỷ số gà này.
Chiều cùng ngày, số gia cầm bị bắt giữ trên đã được chở đến bãi cát xã Hồng Vân (Thường Tín) để tổ chức tiêu huỷ. Tuy nhiên, tại đây, khi lực lượng chuyên ngành bắt đầu đưa gà xuống hố để chôn theo quy định thì người dân địa phương đã đổ xô vào cướp gà. Do lực lượng chức năng quá ít, trong khi người dân lại đông nên đành... bó tay.
Người dân nhảy cả xuống hố để lấy gà, ném lên cho người đứng trên bờ cho vào bao tải. Tiếp đến, người dân đổ xô vây lấy xe chở gà và trèo lên xe để cướp. Thậm chí, để tiện cho việc lấy gà, có người còn leo lên ca bin, lái chiếc xe chở gà ra giữa bãi cát.
Kết quả là chỉ khoảng 20% số gà nói trên được tiêu huỷ, còn lại đã bị cướp hết. Ngoài ra có những con gà chết bị vứt vương vãi khắp nơi”.
Đó là chuyện xảy ra ngay ở thủ đô Hà Nội, chứ không phải vùng sâu, vùng xa.
Dân mình nghèo quá, làm sao bây giờ? Biết là chết chậm, nhưng không còn cách nào khác. Phải chi, dân cả nước có được nước sạch như vườn rau của ông Lê Khả Phiêu.
Dân mình nghèo quá, làm sao bây giờ? Biết là chết chậm, nhưng không còn cách nào khác. Phải chi, dân cả nước có được nước sạch như vườn rau của ông Lê Khả Phiêu.
Trần Khải
© Thông Luận 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment