Monday, January 24, 2011

"CHÀO MỪNG" ĐẠI HỘI ĐẢNG XI : CƠN ỚN LẠNH CHẠY DỌC SỐNG LƯNG LÀNG BÁO (Phần 3)

Bài 3: Ảo vọng đàn bà
Trnh A Sáng

Bài số 3 của tác giả Trềnh A Sáng kể về những trò khá lăng xăng của nhân vật Hồ Thu Hồng, tức blogger Beo nhằm trèo lên một cái ghế béo bở nào đấy trong làng báo lề phải Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục là những thông tin chấn động trong làng báo VN -  kẻ ở lại, người ra đi. Đứng sau những sự thật trần trụi này có bàn tay của phe cánh Nguyễn Tấn  Dũng.

danlambao – Bài thứ 3 trong loạt bài “Chào mừng đại hội XI : Cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng làng báo” vừa được BBT DCVOnline công bố vài tiếng thì lập tức trang mạng này tiếp tục có những dấu hiệu “bất thường”. Đỉnh điểm là lúc 2 giờ chiều hôm nay, DCVOnline có hiện tượng không thể truy cập được.
Được sự đồng ý của BBT DCVOnline, danlambao tiếp tục đăng lại k thứ 3 của loạt bài chấn động này, nhằm phục vụ nhu cầu được tiếp cận thông tin không bị ngăn chặn của bạn đọc .

------------------------------------

Bài 3: Ảo vọng đàn bà

Tháng 12/2007, những làn sống chống Trung Quốc liên quan tới vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa nổ ra. Sau đợt biểu tình ở Sài Gòn, người ta thấy nhiều hình ảnh được tung lên mạng, trong đó có một tấm hình khá đặc biệt: bà Hồ Thu Hồng – một lãnh đạo của báo Thể Thao & Văn Hóa thuộc TTXVN – đứng trong đám biểu tình cùng một số văn nghệ sĩ và blogger.
Với hình ảnh đó, bà Hồng trở thành “ngôi sao” của những người chống Trung Quốc và chống chính quyền Việt Nam.
Các sự kiện tiếp diễn sau đó càng làm cho vị thế “anh thư” của bà được củng cố: việc bà rời khỏi tờ Thể Thao & Văn Hóa mà nhiều “nhà đối lập” khăng khăng rằng đó là một đòn trừng phạt của chính quyền đối với bà về tội chống Trung Quốc, tiếp đó là việc bà hụt chân trong nỗ lực trở thành phó tổng biên tập ở báo Thanh Niên mà nhiều người cũng cố gắng giải thích rằng đó là do bà chống Trung Quốc.
Cuối cùng, bà kiếm được một chỗ khả dĩ: nắm báo Thể Thao TP.HCM – một tờ báo đang ngoắc ngoải bên bờ vực.

Là một người đàn bà giàu tham vọng tới mức ảo tưởng, Thu Hồng coi đây chỉ là chỗ ghé chân tạm thời như những cuộc tình qua đêm mà bà từng trải qua trong cuộc đời nửa thế kỷ của mình.
Thế rồi hình ảnh bà Hồ Thu Hồng dần dần thay đổi trong con mắt của những nhà dân chủ, nhà chống Trung Quốc, nhà chống chính quyền Việt Nam, vân vân, khi blogger Beo – tức hiện thân của bà Hồng trên mạng – xuất hiện. Từ ủng hộ bà, những “nhà” nói trên quay ra ghê tởm bà.
Câu chuyện của bà Hồng thực ra phức tạp hơn nhiều và được kể ra ở đây bởi nó có sự liên quan biện chứng tới cơn ớn lạnh trong làng báo Việt Nam, hoàn toàn không phải để dìm hàng bà Hồng.

***

Như bài trước chúng tôi đã đề cập, trong khi các tờ báo Việt Nam đang bị phe của ông Ba Dũng ruồng bố thì blogger Beo – tức bà Hồ Thu Hồng – lại vô cùng hoan hỉ.
Bà hoan hỉ trước cú quay ngoặt của Tuổi Trẻ, hoan hỉ trước việc các nhà báo bị an ninh mời lên mà bản chất của những cuộc mời này bà Hồng chỉ bóng gió được một góc nhỏ – đó là góc tiêu cực thực sự của các nhà báo, còn góc lớn hơn – đó là đòn đánh nhau đầy nhơ bẩn của các lãnh đạo cấp cao – thì bà tuyệt nhiên lờ đi. Bà lờ đi bởi một lẽ, cuộc ruồng bố báo chí này nếu thành công thì đó là một chiến thắng lớn cho phe của bà và chính bản thân bà.
Sau đợt thanh trừng báo chí hồi năm 2008 liên quan tới vụ PMU 18, nỗ lực cài cắm bà Hồng vào một tờ báo chính trị đã thất bại, vì lúc đó phe của bà chưa mạnh lắm.
Phe của bà, hay chủ của bà, hay là tình nhân của bà ở đây là tướng công an Nguyễn Văn Hưởng – một đàn em trung thành của Ba Dũng và được coi là “Beria của Việt Nam”.
Nhưng sau một thời gian, cơ hội đã đến và đã chín muồi. Người ta nói cơ hội không đến với ai hai lần, nhưng với bà Hồng, thì cơ hội có thể đến hai lần, ít nhất là trong suy nghĩ của bà.
Cơ hội đó chính là cuộc thanh trừng báo chí mà ông Ba Dũng đang chủ trương, dưới bàn tay đạo diễn của tướng Hưởng. Một khi cuộc thanh trừng này kết thúc, nhiều tổng biên tập sẽ lên tàu tốc hành về quê vui thú điền viên. Và những chiếc ghế trống do họ bỏ lại là cơ hội thực sự cho bà Hồng.

***
Những ai sẽ về vườn?

Câu hỏi này thực ra rất dễ trả lời.
Cứ xem qua mặt báo trong thời gian một năm qua (người cẩn thận hơn thì cứ xem trong vòng 5 năm qua) sẽ biết. Ai chống Thủ tướng Dũng sẽ phải ra đi.
Sau cú faute Vinashin và bauxite mới rồi, ông Ba Dũng đã hiểu rõ cái sự lợi hại của công cụ báo chí. Khi đối thủ của ông nắm được công cụ báo chí và sử dụng nó để chống lại ông, ông bị dồn tới chân tường. Nhưng nhờ có căn cơ thế lực vững chắc, ông đã phản đòn thành công.

Giờ đây, sau khi đã đánh bại đối thủ và khiến cho cả làng báo phải quy phục, chủ trương của Thủ tướng Dũng sắp tới sẽ là xây dựng một đội ngũ báo chí ngoan ngoãn, phục tùng, một mô hình mà ông Nguyễn Bá Thanh đã xây dựng thành công ở Đà Nẵng. Tức là nền báo chí ấy không chỉ là và không phải là công cụ của Đảng mà nó là công cụ của một hoặc một nhóm lãnh đạo để duy trì quyền lực của mình.

Nếu xét theo những điều trên cũng như diễn tiến của câu chuyện làng báo trong thời gian qua, có thể đoan chắc rằng Đoàn Công Huynh sẽ phải ra đi. Những sai phạm có thật của ông ta, cộng với việc làm công cụ cho ông Tư Sang đánh Thủ tướng Dũng là quá đủ để anh Chánh Văn thông minh, dí dỏm ngày nào thuyên chuyển công tác.
Tâm Chánh của báo Sài Gòn Tiếp Thị cũng sẽ về vườn sau một quá trình tích lũy tội danh từ thời “Chị Ba Thủ tướng” đến nay.
Người ta cũng có thể kết luận điều tương tự với Nguyễn Anh Tuấn của Vietnamnet.
Đó là những con người nằm trong nhóm nguy cơ đỏ.

Đứng đầu trong nhóm nguy cơ loại hai là ông Phạm Đức Hải của Tuổi Trẻ. Ông này không được hạ cấp kính trọng cộng với việc tờ báo của ông tiếp tay cho Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang tấn công Thủ tướng Dũng không kịp vuốt mặt trong thời gian qua là những nguyên nhân khiến ông phải sớm giã từ vũ khí.
Ông Nguyễn Quang Thông ở Thanh Niên được coi là an toàn hơn nhờ chủ trương dĩ hòa vi quý. Tuy nhiên, sự quá cẩn trọng của ông ta lâu nay có thể là con dao hai lưỡi.

Thủ tướng Dũng muốn có những chủ bút thực sự là người của mình chứ không phải là kẻ nửa phía bên này nửa phía bên kia. Cổ nhân đã dạy rằng: hoặc anh thuộc về ta, hoặc thuộc về kẻ thù của ta. Đó là chân lý giản đơn và đó là nguy cơ đối với vị lãnh đạo Thanh Niên. Có thể ông Thông không mất chức, nhưng mà tiền đồ của ông thì không có gì sáng sủa.

Thang Đức Thắng của VNExpress vừa rồi là một người ủng hộ Thủ tướng ra mặt tới mức trơ trẽn. Có điều sự ủng hộ ngu dốt này đã dẫn tới tai ương, cuộc bình chọn của “Tàu nhanh” sau đó đã biến Thủ tướng Dũng thành trò cười cho thiên hạ. Quả này quá đắng cho ông Dũng.

Nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại là điều mà Bác Hồ kính yêu đã dạy. Trong thời buổi diễn ra Cuộc vận động học tập và làm theo, Thang Đức Thắng lại bộc lộ cả hai phẩm chất nhiệt tình + ngu dốt đó ra thì quả thật là tệ hại, đặc biệt trong hoàn cảnh Thủ tướng Dũng là người rất thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, điều mà ông Vũ Khiêu mới đây “tin tưởng”. Cho nên có thể Thang Đức Thắng sẽ bị trừng, nếu Thủ tướng muốn cải thiện công tác PR của mình.
Những tờ báo nhỏ lẻ khác có lẽ không đáng bận tâm nên không bàn ở đây.

***
Một số con người ra đi để lại một số chiếc ghế trống. Đó là cơ hội của blogger Beo – Hồ Thu Hồng. Đó cũng chính là sự giải thích cho những tràng cười khiến người nghe rợn tóc gáy vừa qua.
Nhưng có một điều bà Hồng không ý thức rõ, đó là vị thế của bà trong mắt tình nhân Nguyễn Văn Hưởng. Bà cũng chỉ là một công cụ của vị tướng công an mà thôi.
Cuộc cờ chính trị rất bạc. Trong cuộc cờ đó, không hề có sự tưởng thưởng cho những con tốt như bà.

Đọc lại:


© DCVOnline

-----------------------------------


.
.
.

No comments: