Diễn đàn nhân quyền
Trải qua một tiến trình bốn bước, đột xuất, hình thành, phát triển và thành tựu kéo dài hàng ngàn năm, nhân quyền ngày nay đã trở thành một dạng thức phổ biến của đời sống văn minh của nhân loại.
Do đó, nhân quyền hiện là một trong những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị thế giới và là những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt các chế độ chính trị trên hoàn cầu không thể không qui chiếu, nếu muốn được nhìn nhận như đã vượt qua trạng thái dã man.
Nhân quyền đã và đang bắt đầu đi vào di sản truyền thống văn hóa chính trị của nhân loại, bước đi không thể đảo ngược mở đường cho tương lai, tiến bộ.
Tuy vậy, xưa kia đã có và bây giờ cũng vẫn có, một thiểu số quốc gia trắng trợn coi rẻ, thậm chí còn khinh miệt quyền sống con người, quyền sống người dân, đến mức độ không ngần ngại chối bỏ và chà đạp lên nhân quyền, dân quyền. Trong số những quốc gia này, đứng đầu là Trung Quốc, nước đầu sỏ đã gây hàng loạt tội ác xâm phạm nhân quyền thường trực, có hệ thống, trên qui mô cả nước. Tai họa không thể coi thường, Trung Quốc còn có cơ cung cấp cho nhân loại một nguyên mẫu đầu tiên về siêu cường phi-nhân-quyền toàn cầu.
Nước Việt Nam kể từ nửa thế kỷ trước bị bất hạnh bị đặt dưới quyền thống trị của tập đoàn cầm quyền cộng sản bản địa, đã sớm thành một không gian phi-nhân-quyền. Ðược đảng Cộng Sản Trung Quốc, một trong những bà mụ cho ra chào đời, đảng Cộng Sản Việt Nam đã mang trong nó dòng máu phi-nhân-quyền từ khi còn ở giai đoạn trứng nước. Nó lại còn được đảng Cộng Sản Trung Quốc liên tục chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục từ đầu thập 1990 đến nay, nên nó đã đưa dẫn cả nước Việt Nam vào con đường vong thân tập thể, từ vật chất đến tinh thần. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ là đứa con hoang của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và là một bản sao mờ nhạt của bản chính phi-nhân-quyền Trung Quốc. Do liên hệ huyết thống và dinh dưỡng từ phía Trung Quốc thông qua tập đoàn cầm quyền Cộng Sản Hà Nội, dân tộc Việt Nam đang phải gánh tai họa phi-nhân-quyền với tất cả những hậu quả khốc liệt của nó.
Phải làm gì để tránh được tai họa ấy?
Một hội nghị do tổ chức UNESCO của Liên Hiệp Quốc triệu tập tại Montréal năm 1993, để bàn về giáo dục và nhân quyền, đã tiên liệu rằng việc tăng cường và củng cố tính phổ quát của nhân quyền và giúp nó hội nhập vào các truyền thống văn hóa là một thử thách gay go của thời đại. Vào thời điểm này thì Trung Quốc chưa lộ diện là một đe dọa cho nhân quyền trong nước cũng như trên thế giới. Nhưng nay thì mối nguy này càng ngày càng hiện rõ. Hai chỉ dấu mới nhất đã minh chứng điều này. Ðó là cách ứng xử của Trung Quốc, ra mặt độc tài phản tiến hóa trong một thế giới có thể nói trên đại thể đã trở thành dân chủ tự do, cùng với những tham vọng không che giấu về đất đai của Bắc Kinh trong vùng Biển Ðông.
Vì sao Trung Quốc đã là một đe dọa cho nhân quyền?
Sau Ðệ Nhị Thế Chiến người ta tưởng rằng với sự chiến thắng của Ðồng Minh, họa phát xít đã bị tuyệt diệt. Và cũng không mấy ai nghĩ rằng phát xít lại có cơ hội để tái sinh. Nhưng đó lại là những gì đang xảy ra với hạt nhân Trung Quốc. Và riêng trường hợp Việt Nam , với tập đoàn cầm quyền Cộng Sản Hà Nội.
Tất nhiên, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã không xử sự như đảng Phát xít Ý hay đảng Quốc Xã Ðức sống lại. Nhưng nó cũng không còn là một đảng cộng sản thuần túy vô sản thời Mao Trạch Ðông mà là một đảng Tân Phát xít, từ sau Ðặng Tiểu Bình và dưới thời Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Ðào...
Tân Phát xít vì trong thực chất nó mang đủ những đặc tính (có thể nói những “thuộc tính”) của một đảng phát xít nguyên thủy: Ðộc tài toàn trị, lãnh tụ chế, đảng giữ độc quyền cai trị về chính trị cũng như kinh tế, chỉ cho nhà nước đóng vai công cụ làm bình phong cho đảng, khai thác tinh thần quốc gia, lòng yêu nước quá khích công an trị tận diệt đối lập để gây chiến, trên bình diện ngoại giao bất chấp tục lệ cũng như luật pháp thực định quốc tế, không từ bỏ một thủ đoạn nào, kể cả vũ lực, để thỏa mãn tham vọng đất đai... Ðó là cách ứng xử phi pháp và ngang ngược của Trung Quốc trong vùng biển Ðông Nam Á.
Nước Việt Nam Cộng Sản không có được nguồn sức mạnh nhân xã, quân sự, kinh tế, tài chánh, ngoại giao của Trung Quốc nên không có điều kiện để tự cải biến thành một nước tân phát xít. Ðúng hơn, nó chỉ có khả năng của một nước phát xít tàn dư, nhờ có những cơ cấu tổ chức cộng sản, đồng dạng với phát xít và nhất là được tân phát xít Bắc Kinh hà hơi tiếp sức và Tư bản Mỹ đối xử đặc biệt kiếm chỗ dựa ngoại giao. Do đó nhà nước cộng sản hiện nay ở Việt Nam đã chỉ phô bày, về mặt lý thuyết, đặc tính của một chế độ ”Phát xít pha chế” dưới vỏ bọc đối ngoại “pháp trị” và “tự do dân chủ hạn chế”. Nhưng đối nội thì là một chế độ “phát xít thả nổi”, trung ương bao che cho địa phương toàn quyền cai trị không kỷ cương, không pháp luật, tự do cướp của giết người. Bên cạnh một thiểu số được thừa hưởng đủ thư đặc quyền đặc lợi nhờ bám víu vào đảng cầm quyền là một đại khối nhân dân, đói khổ lầm than, rên siết dưới gọng cùm của áp bức bản địa.
Ðó là sự thật phũ phàng của hiện trạng nhân quyền ở Việt Nam . Ðó là những thử thách gay go mà gần hai thập niên trước Liên Hiệp Quốc đã tiên liệu.
Người dân Việt Nam một cổ hai tròng, Tân phát xít Trung Quốc và Phát xít pha chế Việt Nam . Phải chăng lịch sử chỉ là một sự tái diễn với ít nhiều đổi khác của quá khứ?
Bất cứ một người Việt Nam nào trong cơn lốc của thời đại hiện nay cũng phải tự đặt cho mình nghi vấn này.
Người ta có cảm tưởng như đang sống lại những năm tháng của nửa phần sau của thế kỷ trước. Giữa thập niên 1940, bài hát Diệt Phát Xít của Nguyễn Ðình Thi đã vang lên như tiếng kèn ra quân đầy quyến rũ.
Việt Nam bao năm dòng rên siết lầm than
Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang
Diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn của chúng
Tiến lên nền dân chủ Cộng hòa
Ðồng bào tuốt gươm vùng lên...
Bài hát này đã vẫn còn giữ được tính thời sự. Nhưng tiếc thay họa phát xít lúc này không còn là họa do đế quốc mà là do chính người bản địa đã gây nên và còn đang đe dọa sự sống còn của mỗi người dân cũng như của cả dân tộc.
Hơn nửa thế kỷ trước, họa phát xít đã được diệt trừ bằng cả một cuộc đại chiến thế giới, trước sự bất lực của những người Việt Nam . Họa phát xít trước mắt hiện nay sẽ được giải trừ như thế nào?
Liệu lần này người Việt Nam có góp sức được gì cho sự chiến thắng của Tự do Dân chủ không? Hay rồi lại tụ mình rước lấy họa vào thân như đã ồ ạt tham gia diệt trừ phát xít năm 1945?
.
.
.
No comments:
Post a Comment