Friday, January 21, 2011

BAN LÃNH ĐẠO MỚI CỦA VIỆT NAM SẼ KHÔNG CHỮA TRỊ ĐƯỢC NỀN KINH TẾ ĐANG KHÓ KHĂN


Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
Fri, 01/21/2011 - 07:06

Các nhà quan sát mỉa mai nói đùa rằng bản thân quang cảnh Đại Hội đảng lần thứ Mười Một - một sự kiện đơn điệu, tầm thường, được tổ chức mỗi năm năm của Việt Nam - đã tổng kết được tình trạng lỗi thời của đảng cộng sản. Trong một tuần lễ bắt đầu từ thứ Tư vừa qua, 1.400 đại biểu đã tập trung tại Thủ đô Hà Nội để thiết lập chiến lược của Đảng và bầu chọn một số thành viên già nua hơn trong hàng ngũ lãnh đạo tóc màu muối tiêu của mình. Kết quả? Đa phần là như cũ, nhưng với một vài gương mặt trẻ - một thành phần ngày càng hiếm hoi trong một đất nước có nhiều thanh niên đi theo định hướng kinh doanh mà không còn cần phải tham gia vào đảng. Một phần ba ủy viên bộ chính trị 15 người của đảng, ủy ban quyền lực nhất trong cả nước, đã ra đi, một số được viện dẫn vì lý do tuổi tác và vấn đề sức khỏe của họ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 61 tuổi, đã được tái bổ nhiệm vào Ủy ban Trung ương Đảng, một bộ phận bao gồm 175 uỷ viên hàng đầu của đảng, bầu lên Bộ Chính trị, hàng ngũ cao cấp nhất của tất cả các tổ chức Đảng. Điều đó có nghĩa Dũng, người được coi như một nhà cải cách thị trường, có khả năng sẽ giành chiến thắng trong chức vụ thủ tướng nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai trong một cuộc bỏ phiếu sẽ được quyết định tại kỳ họp Quốc hội vào tháng Năm. Nhưng một nhà lý luận 66 tuổi, được cho là thân cận với đảng cộng sản Trung Quốc, nhân vật điềm đạm khôn ngoan Nguyễn Phú Trọng, đã được chọn làm Tổng bí thư mới của Đảng vào ngày Thứ ba, trên lý thuyết là chức vụ quyền lực nhất trong cả nước. Tuy nhiên, trong thực tế thì Thủ tướng nắm ảnh hưởng nhiều hơn, vì thế các nhà phân tích nói, chiến thắng của Trọng sẽ không dẫn đến việc thay đổi chính sách.

Những thay đổi về lãnh đạo được công bố một tuần sau một đợt họp chỉ định tự phê khi Quốc hội bắt đầu, trong đó, bất chấp tăng trưởng kéo dài được một thập kỷ trong nền "kinh tế con hổ", các nhà lãnh đạo đã công kích chính đảng của mình trong việc xử lý các tai ương kinh tế của đất nước. Mặc dù năm ngoái đất nước đã đạt được mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2007 ở 6,8% - một sự phục hồi có ý nghĩa sau cuộc khủng hoảng kinh tế - nạn lạm phát đã bù trừ mất các lợi ích của tăng trưởng đối với nhiều người của đất nước Việt Nam 90 triệu dân, đặc biệt là những người phải sống trong nghèo đói. Trong nhiều tháng qua, các quan chức đã lừa gạt tung hứng với nạn lạm phát hai con số, tiền tệ suy yếu, và, sự sụp đổ của một công ty đóng tàu quốc doanh vững chắc Vinashin, một sự việc được đặc biệt quan tâm trong các lâu đài quyền lực. Vì các đơn đặt hàng bị hủy bỏ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và việc quản lý sai lầm, tập đoàn đã chồng chất một khỏan nợ giá trị đến 4,4 tỉ, tương đương với 5% của nền kinh tế 102 tỉ. Để giải quyết cơn đau, các nhà hoạnh định chính sách đã hành động chậm chạp, một thái độ không có khả năng thay đổi với việc các lãnh đạo chủ chốt tiếp tục giữ các chức vụ của mình.

Tại Vinashin, của loại mô hình nhà nước điều hành được xem là trọng tâm của kinh tế Việt Nam, tình hình không hề được cải thiện. Trong tháng Tám, một số giám đốc điều hành đã bị bắt và bị giam giữ về tội quản lý kém. Tháng trước, công ty này đã không trả được khoản thanh toán 60 triệu USD cho các chủ nợ quốc tế, là một phần nguyên nhân khiến tổ chức Moody's đánh tụt hạng tín dụng của Việt Nam. Người Việt Nam từng gọi diễu công ty này là công ty đóng tàu "Vinasink".

Ba tuần trước, Dũng đã ban hành một số hỗ trợ cho công ty bị vây bủa này, cung cấp cho một chế độ vay không phải trả lãi của chính phủ để họ có thể tiếp tục trả lương công nhân của mình. Nhưng trong những tháng trước Đại hội, các nhà phân tích nói rằng sự sụp đổ đã đưa những chính sách hoạch định vào tình trạng khó khăn. "Đây là một hoàn cảnh dù cho có làm gì hay chăng nữa cũng đều đáng nguyền rủa", ông Eddy Malesky, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California tại San Diego nhận xét. Ông nói việc không trả được nợ có thể làm gia tăng chi phí vay vốn quốc tế cho các công ty Việt Nam, có khả năng giới hạn đến việc tiếp cận đến nguồn vốn cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. Mặt khác, sự cứu chuộc có thể gửi ra một thông điệp rằng các tập đoàn được nhà nước ủng hộ có thể không phải đối mặt với hậu quả của những hành vi rủi ro.

Đối với thủ tướng và người ủng hộ ông, các khó khăn đã mang lại những rắc rối riêng của chúng. Gánh hát cải cách của ông đã chào đón Vinashin như một mô hình phát triển giống như loại chaebol, kiểu các tập đoàn như Samsung, Hyundai của Hàn Quốc, một lập trường đã làm suy yếu nền tảng chính trị của họ khi công ty này gần tan rã. Trong tháng Mười một, Dũng đã thừa nhận trên hệ thống truyền hình quốc gia rằng ông chịu một phần trách nhiệm về sự gần sụp đổ của Vinashin và rằng ông và các bộ trưởng khác đã tiến hành "tự kiểm điểm". Những đối thủ cũng đã tấn công Dũng về việc ông hỗ trợ cho một dự án với một công ty Trung Quốc nhằm khai thác bauxite ở Tây Nguyên, một dự định mà họ cho là không lành mạnh về môi trường.

Bất chấp những công kích, Dũng vẫn bám chặt được cơ sở quyền lực của mình. "Điểm mấu chốt là những kẻ dèm pha ông ta đã không thể tập hợp được đủ lực lượng để lật đổ ông", ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học New South Wales ở Úc cho biết. "Mặc dù có những thiếu sót, Dũng vẫn đã đạt được những thành công đáng kể ở trong thời gian tại chức". Thayer nhắc đến việc khắc phục được nạn lạm phát trong năm 2007 và 2008, và một gói kích thích kinh tế đã giúp lôi Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Hiện nay, một lần nữa các nhà hoạch định chính sách lại đang chịu áp lực phải giảm lạm phát, thậm chí nếu có phải làm chậm sức tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước.

Thayer cũng cho rằng, căn cứ vào các chiến lược được đề ra qua các văn kiện đảng trước khi đại hội khai mạc, mặc dù với thất bại của Vinashin, việc ưu đãi của Đảng đối với các doanh nghiệp quốc doanh lớn sẽ vẫn tiếp tục. Bất chấp guồng máy quan liêu cồng kềnh của họ, những lối làm ăn kinh doanh đáng nghi ngờ và xu hướng chèn ép các đối thủ quốc tế và giới kinh doanh nhỏ hơn, những người ủng hộ lập luận rằng các công ty nặng ký khỏe mạnh vẫn ổn định được - và vẫn còn dung hòa được với 40% GDP. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo đảng tán thành các thị trường cởi mở hơn để cân đối với một hệ thống xã hội chủ nghĩa. Thí dụ như, hôm thứ Tư, các đại biểu đã chấp thuận một biện pháp cho phép các chủ doanh nghiệp tư nhân tham gia vào đảng cộng sản, đúng chín năm sau khi Trung Quốc từng ban hành một chính sách tương tự.

Dù nói về hiện đại hóa nền kinh tế, các nhà lãnh đạo đã sớm báo hiệu trong Đại hội rằng họ sẽ không thoả hiệp với việc thảo luận về dân chủ tự do. Hôm thứ Tư vừa qua, vị Tổng Bí Thư sắp ra đi Nông Đức Mạnh tuyên bố "những thế lực thù địch" đang sử dụng nhân quyền để cố gắng lật đổ của chủ nghĩa xã hội. Những lời tuyên bố của ông theo sau một cuộc đàn áp kiểm duyệt trước khi đại hội bắt đầu, khi nhiều người sử dụng Internet cho biết đã gặp khó khăn truy cập vào Facebook. "Thách thức lớn nhất tôi phải đối đầu hàng ngày là tình trạng kiểm duyệt," một biên tập viên tại TP Hồ Chí Minh, người không muốn nêu tên vì sợ bị trả thù đã than thở. "Trong suốt một thời gian dài, tờ báo đã không mang lại được bất kỳ bài điều tra quan trọng nào". Theo bộ Ngoại giao Mỹ, kể từ tháng 10 năm 2009, chính quyền đã kết án hoặc bắt giữ 39 nhà đối kháng chính trị. Một tuần trước khi đại hội bắt đầu, trước sự bất bình của Washington, công an đã vật ngã và chở đi một nhà ngoại giao Mỹ từng cố gắng tiếp xúc với một linh mục Công giáo bất đồng chính kiến ở miền trung Việt Nam.

Nhưng đối với nhiều tầng lớp trung lưu đang gia tăng của Việt Nam, chính trị là điều lo lắng quá trừu tượng so với các khó khăn kinh tế cụ thể của họ. Nguyễn Phương, một blogger ở thành phố Hồ Chí Minh thường viết blog chống chính phủ, đã ngừng xuất bản trực tuyến các ý tưởng của ông từ hai năm trước đây. "Không phải là chúng tôi sợ," ông nói. "Nhưng hiện nay, hầu hết chúng tôi phải tập trung kiếm tiền cho thực phẩm và tiền thuê nhà hơn là suy nghĩ về bầu cử và tự do ngôn luận". Đây là một thái độ ngược lại với các chiến lược và cuộc tự phê bình được đặt ra trong Đại hội đảng, nơi lời nói đùa về các thị trường cởi mở - chứ không phải chính trị mở cửa - đã khiến cuộc hội nghị đa phần được đoán trước là cũng giống như các đại hội khác mà thôi.
.
.
.

No comments: