Sunday, January 16, 2011

BAN LÃNH ĐẠO của ĐẢNG CSVN SẼ KHÔNG CÓ BẤT NGỜ (RFI)


Thanh Phương  -  RFI
Chủ nhật 16 Tháng Giêng 2011

Ngày mai, theo d kiến các đi biu d Đi hi Đng Cng sn Vit Nam ln th 11 s bu Ban Chp hành Trung ương khóa mi, gm 175 y viên chính thc và 25 y viên d khuyết. T Ban chp hành mi này s bu Tng bí thư. Tuy nhiên, các nhà quan sát ngoi quc cũng như Vit Nam đu không trông ch mt bt ng nào t Đi hi, vì mi quyết đnh đã được thông qua t trước.
 
Hãng tin AFP trích li mt nhà ngoi giao ngoi quc nhn mnh : « Kch bn đã sn sàng ». Nhà ngoi giao này không ch đi có thay đi gì v mt nhân s lãnh đo, cũng như v mt ý thc h t mt đng cho ti nay vn quen ci t theo kiu nh git.

Dường như Đi hi ln này s không bu trc tiếp Tng bí thư. Nhân vt được coi là rt bo th, va thân Trung Quc, va không có mâu thun gì ln vi bt c phe phái nào trong đng, ông Nguyn Phú Trng, 66 tui, trên nguyên tc s lên làm tng bí thư thay thế ông Nông Đc Mnh. Còn ông Nguyn Tn Dũng, 61 tui, sng sót sau khi b các đi th tn công kch lit, dường như s nm quyn th tướng thêm mt nhim k, nh có quan h cht ch vi gii báo chí trong nước, gii doanh nghip và các nước phương Tây. Cũng trên nguyên tc, b ba lãnh đo s bao gm ông Trương Tn Sang, 61 tui, Thường trc Ban bí thư, s là ch tch Nước, mt chc v không có thc quyn.

Tuy vy, theo nhn đnh ca AFP, Đng Cng sn ln này cho các đi biu mt khuôn kh hành đng rng rãi hơn bình thường. C th là ba ng c viên vào B Chính tr đã b Ban Chp hành gt b không thương tiếc, kết qu ca cái gi là « dân ch ni b ». Mt ngun tin thân cn vi đng, xin được min nêu tên, nói vi AFP rng  « Chính vì vy mà các y viên trung ương rt phn khi. H nói đây đúng là mt k hp dân ch. Tôi nghĩ rng xu hướng này s tiếp din».

Theo li ông Carlyle Thayer, chuyên gia v Vit Nam thuc Hc vin Quc phòng Úc, qua vic này, Đng Cng Sn Vit Nam chng t kh năng « t điu chnh và t thích ng », mt cách nh nhàng và nht là dưới s kim soát. V chuyên gia này nhn đnh : « Điu đó không làm thay đi bn cht đc đoán ca chế đ, nhưng có nhng người trong đng mun thúc đy thay đi ».

Ban lãnh đo mi ca đng cũng s không khoan nhượng đi vi các nhà đi lp. Năm ngoái, khi các phe nhóm trong đng đu đá tranh giành quyn lc vi nhau, nhiu nhà hot đng dân ch và blogger đã b bt. Các t chc bo v nhân quyn và mt s nước phương Tây đã phn đi.

Trong mt xã hi mà nh hưởng ca Internet ngày càng ln, Đng Cng Sn Vit Nam vn kiên quyết chng li cái mà h gi là « nhng thế lc thù đch » vn có âm mưu « gây din biến hòa bình ».
.
.
.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-01-14

Những ngày họp đầu tiên ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 cho thấy sự bất đồng ý kiến khá sâu sắc. Báo chí đưa lên mạng một số thông tin đầy lo ngại liên quan tới bản dự thảo cương lĩnh bổ sung 2011.

Công hữu tư liệu sản xuất
Theo SGGP Online, thảo luận tại Đại hội Đảng một số đại biểu bày tỏ sự băn khoăn, vì một trong những nội dung đề cập của dự thảo Cương lĩnh 2011 là sẽ “công hữu tư liệu sản xuất.” Đại biểu Cao Viết Sinh, Bộ Kế hoạch Đầu tư nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay gồm nhiều thành phần trong đó có doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã xác định khu vực kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển đất nước. Vì vậy việc nêu rõ “công hữu tư liệu sản xuất” có thể gây lo ngại cho các loại hình  doanh nghiệp vừa nêu.

Vẫn theo SGGP Online, đại biểu Nguyễn Văn Thuận Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đầy băn khoăn về điều Đảng đang tự mâu thuẫn với chính mình khi xác định thời kỳ quá độ có mô hình nền kinh tế thị trường. Nếu xác định “công hữu về tư liệu sản xuất” thì lại đi ngược với kinh tế đa sở hữu. Ông Thuận cho rằng, không thể trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân, nếu vẫn giữ những nội dung đó. Ông Nguyễn Văn Thuận và ông Cao Viết Sinh kêu gọi nghiên cứu kỹ vấn đề này trước khi Đại hội 11 chính thức thông qua cương lĩnh và ban hành thành nghị quyết cụ thể của Đảng.

Trao đổi với Nam Nguyên, LS Trần Lâm nguyên thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phát biểu:
“Nhất định là phải cởi mở chứ không lẽ nào mức độ công hữu hóa quốc hữu hóa lại nặng hơn trước được. Tôi tin là nhất định phải ‘mở’ bởi vì cái đòi hỏi của xã hội như thế, ngay người nông dân bây giờ người ta cũng đòi được tự do về kinh tế, không chịu bị ràng buộc về đất đai.
Thế rồi các nhà tư bản người ta đòi hỏi về thuế má về tự do kinh doanh. Một số anh em chúng tôi ở trong nước trao đổi với nhau cho rằng, nói gì thì nói rồi cũng phải mở ra. Bởi vì như bên Trung Quốc người ta chặt chẽ thế mà ông Ôn Gia Bảo cũng kêu gọi phải mở ra, bởi vì một nhà kinh tế học nhà lý luận của họ nói rằng việc mở rộng dân chủ, mở rộng về mặt kinh tế là việc bó buộc phải làm. Bởi vì mở rộng như thế không phải là đi theo con đường phương tây mà mở rộng như thế là để tồn tại.”      

Theo VietnamNet, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể chiều 13/1,  mong muốn Đại hội bầu ra một Ban chấp hành Trung ương Đảng đoàn kết. 
Ông Võ Hồng Phúc vạch ra sự mâu thuẫn về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội nêu trong văn kiện đại hội mang tên “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” bổ sung phát triển năm 2011. 
Theo đó dự thảo cương lĩnh 2011 có nội dung về nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.  Ông Võ Hồng Phúc phân tích, trong cương lĩnh 1991 có yếu tố “công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu”. Đại hội 6 đã quyết định thay chế độ công hữu bằng chế độ đa sở hữu. Tới Đại hội 10, tổng kết 20 năm đổi mới, thay đổi thành “quan hệ sản xuất phù hợp”. Bây giờ lại đòi bỏ đi  quay trở lại cương lĩnh 1991 dựa trên lý luận Mác-Lê.

Vỗ béo rồi thịt
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc nhấn mạnh: “Đảng vẫn xác định quan hệ đa sở hữu, có công có tư. Vậy bây giờ nói “công hữu tư liệu sản xuất” thì ai còn yên tâm đầu tư cho Việt Nam.” Nếu vẫn công hữu, ai dám đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà nước động viên họ đầu tư để làm gì. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc tự đưa ra câu trả lời: “Để rồi sau thời kỳ quá độ “nuôi vỗ béo rồi thịt”, thì ai dám làm ai dám đầu tư. Ông Bộ trưởng nhấn mạnh, nhiều người nói cái gốc của chủ nghĩa xã hội là sở hữu. Nhưng cá nhân ông cho rằng cái gốc của chủ nghĩa xã hội là công bằng xã hội, điều tiết thu nhập. Nếu cứ vẫn giữ quan niệm cũ thì sẽ vấp vào những sai lầm những năm trước đây. Ông Võ Hồng Phúc kêu gọi sự thống nhất trong Đảng.

Do có nhiều ý kiến khác biệt về dự thảo Cương lĩnh 2011, theo VietnamNet Hội nghị Trung ương 14 đã phải biểu quyết hai phương án. Phương án thứ nhất, giữ nguyên như dự thảo Cương lĩnh với nội dung một nền kinh tế cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Phương án thứ hai, kế thừa quan điểm của văn kiện Đại hội 10 với nội dung có nền kinh tế phát triển cao…và quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp.
Thế nhưng khi biểu quyết, 55,06% tức quá bán số đại biểu Hội nghị Trung ương 14 đã chọn phương án 1 tức trở về với lý thuyết Mác-Lê,  Chủ nghĩa xã hội thì phải áp dụng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Kết quả biểu quyết dự thảo cương lĩnh được PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương xác nhận trong cuộc họp báo trước khi Đại hội Đảng diễn ra.

Đáp câu hỏi của chúng tôi phải chăng đang có sự chia rẽ trong Đảng một bên cấp tiến một bên bảo thủ, LS Trần Lâm nhận định:
“Tôi có ý kiến hơi khác, trước đây tình hình nó giản đơn các tầng lớp nhân dân người ta chưa đứng lên, thế cho nên mạnh ai người nấy làm. Nay tình hình khác bị săm soi nhiều rồi cho nên cũng phải cẩn thận, còn chuyện nói là lùi lại, tôi tin là không thể lùi lại được.
Những câu mà họ cứ nói đi nói lại, người nói bên phải người nói bên trái, như thế chứng minh rằng ở trong tư tưởng, trong quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề của những người trong Đảng kể cả những người cầm đầu đã có sự chao đảo, đã có sự nhìn nhận lại mặt này mặt kia, đã có sự phản biện lại là phải thay đổi. Theo ý tôi những dấu hiệu đó kết hợp với phong trào nhân dân hiện nay thì hai động lực đó là một.
Phong trào nhân dân sẽ tác động trong Đảng, rồi trong Đảng có sự chuyển biến tự nó tác động lại trong Đảng và như thế trở lại kích động nhân dân. Đó là một sự phản ứng dây chuyền theo mắt xích như thế này thì nhất định phải có thay đổi.”             

Theo VietnamNet, Trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc khẳng định, đất nước xây dựng một quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bộ trưởng Võ Hồng Phúc giải thích đó là quan hệ sản xuất đan xen đa sở hữu, có công hữu, có tư hữu, có tư nhân, có tất cả thành phần kinh tế. Ông hy vọng Cương lĩnh 2011 xác định lại điều này. Đây chính là thành tựu 20 năm đổi mới được tổng kết và rút ra.
Ông Võ Hồng Phúc 66 tuổi, Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội 2 khóa 11-12 khẳng định rằng nền kinh tế nhà nước, bao gồm đất đai, ngân sách, tài sản nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chứ không phải doanh nghiệp nhà nước, không phải vấn đề “công hữu là chủ đạo”

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
.
.
.

No comments: