Wednesday, January 12, 2011

ĐẠI HỘI ĐẢNG CSVN BỊ ĐÁM MÂY TAI ƯƠNG KINH TẾ CHE MỜ (AP)

12-01-2011

Hà Nội - Một khách hàng cô đơn bước tới hai cái khay tre lấp lánh với tim, gan và sườn heo nằm ở quầy hàng của bà Nguyễn Thủy Ngọc ở cái chợ đông đúc nhất Hà Nội.
Bà bỏ túi 1 đồng rưỡi đô-la khiêm tốn nhưng chừng đó cũng đủ mua thực phẩm cho gia đình bà nhưng giá cả đắt đỏ đang làm khách hàng không tới. Ngay cả khi bà bán được một món hàng, số tiền kia không mua được gì nhiều như trước đây.

Tuần này, nhà nước Cộng sản Việt Nam bắt đầu Đại hội Đảng Toàn quốc, một sự kiện năm năm xảy ra một lần để chọn những người lãnh đạo cao nhất và vạch ra mục đích cho tương lai của đất nước. Nhưng đã có nhiều điều thay đổi kể từ Đại hội Đảng lần cuối năm 2006.

Dạo đó, tính lạc quan lên ngôi, và Việt Nam được mời chào như là câu chuyện thành công kinh tế mới nhất của châu Á, gạt qua một bên cái lịch sử bị cô lập và hợp tác xã thất bại bằng sự trổi dậy của chủ nghĩa tư bản, và đây là động cơ làm gia tăng sự phát triển kinh tế hằng năm lên tới trung bình 7 phần trăm ở cái đất nước có 86 triệu người dân này.

Ngày nay, người dân Việt Nam đang vật lộn với sự lạm phát hai số và giá cả tăng vọt, khi nền kinh tế Việt Nam bước vào một giai đoạn trưởng thành nhưng vụng về bị bám theo đuôi là sự tham nhũng tràn lan, kế hoạch lóng ngóng, lổn nhổn cùng với sự cải cách nữa vời.

Bà Ngọc, như những người Việt Nam nghèo khổ khác, cảm thấy vô cảm và hững hờ với những tấm băng-rôn đỏ phủ cả thủ đô với những câu khẩu hiệu xướng hàng chữ: “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm.”
“Tôi nghĩ Đảng và nhà nước nên làm cái gì đó để làm giảm giá vì điều này ảnh hưởng hết thảy mọi người,” bà nói. “Người nghèo chỉ vừa đủ khả năng mua những gì đáp ứng được cho những nhu cầu căn bản hằng ngày.”

Nguyễn Tấn Dũng đang phát biểu ở đại hội, bên cạnh là Nông Đức Mạnh, đằng sau là Phạm Gia Khiêm và Phạm Quang Nghị. Nguồn: AP/Nason Nguyen

Năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng, một nhà cải cách từ miền nam vốn rành rẽ chuyện làm ăn, nhậm chức thủ tướng - và cái đất nước mà nhiều kẻ ngoài cuộc vẫn liên tưởng đến chiến tranh và nghèo đói – đã làm nổi lên sự phát triển nhanh của mình qua việc đứng ra tổ chức thượng định Hợp tác Kinh tế Á châu – Thái Bình Dương (APEC), với sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush. Ngay sau đó, Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO).

Việt Nam cũng bắt đầu mối quan hệ mậu dịch phát triển tốt đẹp với Hoa Kỳ, mà Việt Nam đã từng có một cuộc chiến đẫm máu trước đây, chấm dứt năm 1975 khi bắc quân nắm lấy sự kiểm soát Nam Việt Nam vốn được Hoa Kỳ hậu thuẩn. Kẻ thù xưa giờ đây là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam với những công ty tiếng tăm từ Intel cho đến Ford đổ vào đầu tư.

Nhưng sự ao ước mãnh liệt của giới đảng viên cao cấp là duy trì một tốc độ phát triển nhanh đã không phải là không có giá của nó. Nhiều người chỉ trích Việt Nam vẫn là một nơi khó làm ăn vì tính quan liêu chồng chất và tính nhập nhằng, thiếu sự minh bạch. Một số công ty lớn nhất nước vẫn là công ty nhà nước, cho dẫu đã có những lời hứa hẹn rằng sự tư nhân hoá và cải cách kinh tế được tiến hành nhanh hơn.

Nhiều người Việt Nam cũng đã mất niềm tin vào giá trị đồng tiền nội địa, là tiền đồng, vốn đã bị mất giá ba lần kể từ tháng Mười Một năm 2009, hậu quả là đã có nhiều người đổ tiền vào thị trường chợ đen để mua đô-la và vàng.

Nhưng có lẽ cái tàn phá ghê gớm nhất trong năm Đại hội đảng này đến từ việc quản trị tồi và hành động phi pháp, bất lương ở một trong những tập đoàn do nhà nước làm chủ. Công ty đóng tàu Vinashin của nhà nước đang vật vã để tránh bị vỡ nợ, làm cho cả nước quay cuồng theo vì chuyện giảm tín nhiệm gần đây bởi các công ty lượng giá tín dụng quốc tế.

Chuyện tai tiếng này đã là câu chuyện đầu môi chót lưỡi ở các quán cà phê và các nơi trao đổi trên mạng, đặc biệt là sau khi công ty chạy nợ hôm tháng Mười Hai, là lần trả nợ đầu tiên của món nợ 600 triệu tiền nợ quốc tế mà công ty này phải trả. Vinashin nợ 4 tỉ 5 tính đến tháng Sáu - bằng 4.5 phần trăm tổng sản lượng nội địa của Việt Nam trong năm 2009.

Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Phú Trọng ở đại hội. Nguồn: AP/Nason Nguyen

Thủ tướng Dũng, người đứng ra chịu trách nhiệm cho chuyện thất bại Vinashin, được nhiều người tin là sẽ giữ chức thủ tướng của mình.

Ba vị trí nhà nước hàng đầu khác cũng sẽ được xác định trong những buổi họp kín bao gồm bí thư đảng, chủ tịch nước và lãnh đạo quốc hội. Tuy nhiên, người ta không hy vọng sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách nhà nước, bất kể ai sẽ được chọn trong lần này.

Tương lai kinh tế Việt Nam sẽ được tranh luận suốt đại hội đảng, nhưng những người trong ban tổ chức đại hội nói với nhà báo là đã không có kế hoạch cụ thể nào nhằm thảo luận sự khủng hoảng Vinashin.

Trước hết, sự thiếu minh bạch và thiếu tính trách nhiệm đã đưa Việt Nam vào tình trạng kinh tế hỗn độn, một kinh tế gia thâm niên đã về hưu, ông Lê Đăng Doanh nói, ông đã từng là chủ tịch ủy ban cố vấn về kinh tế cho chính phủ.
“Vấn đề là với sự mở rộng, Việt Nam đã không tiếp tục sự cải cách ở một mức độ cần thiết nên nền kinh tế Việt Nam giờ ngày càng bị yếu kém,” ông nói. “Vinashin chỉ là một ví dụ. Ai biết được có những Vinashin khác hay không.”

Ông nói một sự thâm thủng mậu dịch ngày càng tăng, đặc biệt với Trung Quốc, đi kèm với lạm phát và sự dao động tỉ suất hối đoái cũng đang làm hại Việt Nam khi khoảng cách giàu nghèo đang xa cách. Bệnh viện, trường học và các dịch vụ công cộng khác chậm chạp đi sau, trong lúc đám người mới giàu lên đã làm đầy đường phố với xe hơi Rolls Royces và Bentleys.

Nhưng đối với những người như bà Ngọc, tiền khó làm hơn nhiều và khó tiêu cho giàn trải. Như là người lao động chính và duy nhất để nuôi gia đình, bà đã bắt đầu bỏ hạt hồ trăn vào bao bì, một việc mới mà bà đang cố gắng trước ngày nghỉ lễ Tết của Việt Nam. Bà đã ngưng bán rau cải vì chẳng được mấy tiền. Giờ bà tự hỏi không biết bà sẽ bán thịt heo cho đến lúc nào đây.
“Tất cả những gì tôi quan tâm là làm thế nào để kiếm tiền trong ngày hôm nay,” bà nói. “Tôi không nghĩ đến chyện ngày mai. Cái tôi quan tâm đến là chuyện sống từng ngày.”


© DCVOnline

Nguồn:(1) Vietnam's Party Congress blighted by economic woes. The Associated Press, by Margie Mason, 11 January 2011
.
.
.

No comments: